Công bố mới về danh mục cảng cạn
Vừa qua, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 584/QĐ-BGTVT công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam.
Trong đó, TP. Hải Phòng có 3 cảng cạn, gồm: Cảng cạn Tân Cảng Hải Phòng, Cảng cạn Đình Vũ - Quảng Bình và Cảng cạn Hoàng Thành.
7 cảng cạn còn lại nằm ở 7 địa phương khác nhau gồm Hà Nội (Cảng cạn Long Biên), Phú Thọ (Cảng cạn ICD Hải Linh), Quảng Ninh (Cảng cạn Km3+4 Móng Cái), Hà Nam (Cảng cạn Tân Cảng Hà Nam), Ninh Bình (Cảng cạn Phúc Lộc - Ninh Bình); Đồng Nai (Cảng cạn Tân Cảng Nhơn Trạch); Bắc Ninh (Cảng cạn Tân cảng Quế Võ).
Theo đó, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Nghị định số 38/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn và các quy/định của pháp luật có liên quan.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1041/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam.
Cung cấp các cảng cạn có thể tạo ra một chu kỳ tương tác đối với khu vực nội địa xa cảng biển; Xây dựng cảng cạn (cùng với các phương tiện bao gồm cả đường bộ và đường sắt) dẫn đến giảm chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển, dẫn đến thu hút đầu tư nhiều hơn đối với các khu vực xung quanh cảng cạn, và đầu tư như vậy sẽ khuyến khích đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng bao gồm các cảng cạn và tiếp tục giảm chi phí vận chuyển và thời gian trung chuyển.
Cảng cạn có thể góp phần trực tiếp đẩy mạnh sự phát triển vận tải đa phương thức và do đó giúp thay đổi phương thức vận tải từ đường bộ sang đường sắt, đường sông. Về khía cạnh này, thành lập cảng cạn có thể đóng góp trực tiếp cho vận tải bền vững tại Việt Nam.
Tuy nhiên được đánh giá là “cánh tay nối dài”, san sẻ áp lực, giúp cảng biển gia tăng tốc độ giải phóng hàng hóa nhưng các cảng cạn vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng do quy mô khai thác còn nhỏ, mạng lưới kết nối đến cảng cạn hiện nay vẫn yếu, đa phần kết nối bằng đường bộ.