Chuyên mục


Cổ đông quan tâm gì tại đại hội Vietcombank?

20/04/2023 17:24 (GMT +7)

Vietcombank được đánh giá số 1 về cả chất lượng dịch vụ, uy tín và ban lãnh đạo năng lực - nghiệp vụ cao. Thực tế, bức tranh đẹp lại không thực sự hoàn hảo với câu chuyện liên quan đến tiền ảo, làm đẹp báo cáo, hay lương nhân sự được đánh giá là quá hấp dẫn,...

Lợi nhuận tăng, lương thuyền trưởng ấn tượng

Ngày mai (21/4/2023), Ngân hàng Vietcombank sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2023. Nhiều khả năng, cổ đông sẽ tiếp tục phấn khởi vì kế hoạch lợi nhuận của VCB luôn đi lên ổn định. Chỉ có một số thông tin liên quan đến nhân sự, hoạt động kinh doanh chệch luật được dư luận để ý thời gian qua,...có thể cổ đông sẽ muốn ban lãnh đạo giải đáp.

Theo tài liệu ĐHĐCĐ năm 2023, Chủ tịch HĐQT Phạm Quang Dũng (sinh năm 1973) hưởng mức lương 75 triệu đồng/tháng kể từ tháng 6/2018. Mức lương năm 2022 (sau thuế) của ông Dũng lên đến 3,1 tỷ đồng. Trong khi đó, phần thu nhập thực nhận năm 2022 của Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng (sinh năm 1974) là 2,999 tỷ đồng. 

Cũng về nhân sự, Vietcombank dự kiến bầu Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2023-2028. Số lượng thành viên HĐQT dự kiến là 8 người, trong đó có một thành viên HĐQT độc lập. Trong sơ yếu lý lịch các ứng viên được đề cử bầu vào HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028, có 6 thành viên đương nhiệm gồm: ông Phạm Quang Dũng (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Thanh Tùng (Tổng Giám đốc); ông Đỗ Việt Hùng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông Nguyễn Mỹ Hào và ông Hồng Quang đều là thành viên HĐQT.

Danh sách trên thiếu hai thành viên đương nhiệm là ông Shojiro Mizoguchi (Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc, người đại diện phần vốn của Mizhuo Bank tại Vietcombank) và ông Trương Gia Bình (thành viên HĐQT độc lập, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT).

Ông Trương Gia Bình được bầu vào HĐQT Vietcombank tại ĐHĐCĐ năm 2018. Trong khi, ông Shojiro Mizoguchi được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc, kiêm thành viên HĐQT thay cho ông Eiji Sasaki từ tháng 4/2021. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên HĐQT độc lập tại một doanh nghiệp không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Tuy nhiên, ông Trương Gia Bình mới chỉ làm được một nhiệm kỳ. Người được đề cử làm thành viên HĐQT Vietcombank phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng.

Trong năm 2022, lượng bất động sản thế chấp tại Vietcombank đã tăng thêm gần 397.000 tỷ, lên hơn 1,56 triệu tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính quý IV/2022, lượng tài sản thế chấp tại Vietcombank trong năm 2022 đã tăng thêm hơn 477.000 tỷ đồng (tăng 29,2%), lên trên 2,11 triệu tỷ đồng. Trong đó, bất động sản là cấu phần lớn nhất, chiếm gần 74% tổng lượng tài sản thế chấp tại Vietcombank với hơn 1,56 triệu tỷ. So với cuối năm 2022, lượng bất động sản thế chấp tại Vietcombank đã tăng thêm gần 397.000 tỷ và là bộ phận có tốc độ tăng nhanh nhất.

Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận hợp nhất trước thuế cả năm 2022 của Vietcombank đạt gần 37.359 tỷ đồng, tăng 35,9% so với năm 2021 và vượt kế hoạch đề ra hồi đầu năm. Động lực chính thúc đẩy lợi nhuận ngân hàng trong năm 2022 đến từ thu nhập lãi thuần tăng gần 11.000 tỷ và giảm chi phí dự phòng rủi ro. Khoản xử lý lợi nhuận theo mục đích sẽ được PV Banduong.vn đề cập sâu hơn ở phần dưới.

Vì sao phải chọn lạc đường?

Theo Quyết định 942 mới ban hành của Thủ tướng về chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021-2025, việc "nghiên cứu, xây dựng và thí điểm tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain" là một trong các nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ lõi.

Theo Quyết định này, việc nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ lõi có 8 nội dung chính được Chính phủ giao cho các Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ và một số bộ, ngành, địa phương khác. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) giai đoạn 2021 - 2023. Hiện nay, Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo và tài sản ảo. Các quy định hiện nay chỉ mới đề cập khái niệm tiền điện tử neo theo tiền pháp định, tồn tại dưới dạng thẻ trả trước ngân hàng, ví điện tử hay Mobile Money.

Ngân hàng Nhà nước từng nhiều lần khẳng định, Bitcoin và các loại tiền ảo khác hoàn toàn không phải là tiền điện tử, không được thực hiện chức năng của đồng tiền pháp lệnh ở Việt Nam. Ngoài tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước cũng từng nhắc lại quan điểm về các sàn đầu tư Forex (thị trường phi tập trung giao dịch các loại ngoại tệ). Theo đó, việc cung ứng dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ phái sinh ngoại tệ trong nước và quốc tế đều phải do các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Đến nay, cơ quan này chưa cấp phép cho sàn giao dịch Forex nào cả. Vì vậy, những tổ chức hoạt động trên sàn Forex hiện nay là trái pháp luật, cần được xử lý theo quy định.

Đơn cử, các ngân hàng không được giao dịch liên quan đến tiền ảo, là một phần nội dung Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành. 

305862426_3299090150365087_2729061672038841093_n
2 trong số 3 công ty ông Vũ Đức Hoàng đại diện thì có 2 công ty cùng ra đời một thời điểm, công ty còn lại thành lập năm 2021

2 trong số 3 công ty ông Vũ Đức Hoàng đại diện thì có 2 công ty cùng ra đời một thời điểm, công ty còn lại thành lập năm 2021

Chủ tài khoản nhận tiền mua tiền ảo của khách hàng được Vietcombank liên tục hỗ trợ có sự trùng hợp về địa chỉ, thời gian thành lập một cách bất thường. Những thông tin này các nhân sự chuyên nghiệp của Vietcombank không thể không biết

Chủ tài khoản nhận tiền mua tiền ảo của khách hàng được Vietcombank liên tục hỗ trợ có sự trùng hợp về địa chỉ, thời gian thành lập một cách bất thường. Những thông tin này các nhân sự chuyên nghiệp của Vietcombank không thể không biết

Tuy nhiên, hiện nay, một số ngân hàng vẫn hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia tiền điện tử, thay còn gọi là tiền ảo như Vietcombank. Chẳng hạn như, Vietcombnk hỗ trợ linh hoạt cho nhà đầu tư chuyển tiền qua sàn giao dịch điện tử trực tuyến Remitano để mua bán tiền ảo. Đây là một sàn giao dịch trực tuyến lớn tại TPHCM nhờ một số cánh tay dài ngân hàng hỗ trợ. Lời giới thiệu trên Remitano. Khi bạn đã đăng ký tài khoản trên Remitano, bạn có thể thực hiện giao dịch mua và bán ngay khi bạn muốn.

Ảnh chụp Màn hình 2022-09-13 lúc 13.43.40

Như vậy, Vietcombank hỗ trợ tối thiểu 2 giải pháp cho giao dịch tiền ảo:

* Vietcombank hỗ trợ linh hoạt cho nhà đầu tư chuyển tiền qua sàn giao dịch điện tử trực tuyến Remitano để mua bán tiền ảo. 

* Vietcombank hỗ trợ khách hàng quản lý tài sản, giao dịch mua bán tiền ảo qua cá nhân 

 

Dưới khía cạnh pháp luật, luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC cho biết:

Các hoạt động ngoại hối liên quan đến đầu tư, thanh toán xuất nhập khẩu; việc sử dụng ngoại hối và các giao dịch Forex diễn ra ở trong nước đã có những quy định cụ thể, chặt chẽ tại Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 và các quy định hướng dẫn chi tiết. Các hoạt động đánh bạc (kinh doanh casino và đặt cược) ở trong nước cũng đã được quy định cụ thể tại Nghị định 03/2017/NĐ-CP và 06/2017/NĐ-CP. Giao dịch Forex và đánh bạc ngoài các quy định của pháp luật là bất hợp pháp. Khi thấy có dấu hiệu tội phạm lừa đảo, người bị hại cần thiết phải thu thập các tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ việc, làm đơn tố giác gửi cơ quan công an, đề nghị điều tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại.

"Sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán một loại tiền mã hóa là lợi nhuận mà bạn có được nếu bạn thực hiện các giao dịch. Bạn có thể mua một loại tiền tiềm năng tăng giá mạnh trong tương lai, ví dụ như Bitcoin đang chiều hướng tăng từ 11000 USDT vào giữa năm 2020.

Bạn có thể chờ đến khi nó đạt giá như bạn nghiên cứu rồi bán ra thì số tiền lợi nhuận thu được cũng khá cao. Vì Bitcoin hiện tại đang tăng gần chạm mức 19000 USDT cho 1 BTC. Tương tự, bạn có thể mua nhiều loại tiền khác nhau để kiếm được lợi nhuận từ chúng. Các loai tiền mã hóa mà bạn có thể mua trên Remitano hiện tại là Bitcoin, Ethereum, Tether USDT, Bitcoin Cash, Litecoin, Ripple", lời quảng cáo trên trang web sàn giao dịch.

 “Sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định pháp luật hiện hành” – đại diện Ngân hàng Nhà nước lưu ý.

Cách đây không lâu, công an TP. Đà Nẵng đã phát đi cảnh báo về một chiêu thức lừa đảo mới của các đối tượng tội phạm công nghệ cao. Trong đó, một trong các thủ đoạn của các đối tượng là hướng dẫn người dân truy cập vào App Store và CH Play để tải về các phần mềm của các sàn chứng khoán trên điện thoại do chính công ty chứng khoán phát hành để đầu tư.

Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng cho biết: “Thời gian qua, có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân tự nhận là công ty chứng khoán quốc tế hoặc đại diện sàn giao dịch chứng khoán quốc tế hoặc tự tổ chức sàn giao dịch chứng khoán quốc tế (BE Exchange, DK-Trade, FTXtrade.com, LCM, Multibankfx…) kêu gọi, mời chào nhà đầu tư mở tài khoản, gửi tiền vào các ví điện tử, đầu tư vào các loại chỉ số chứng khoán, hợp đồng phái sinh chứng khoán quốc tế trên các sàn giao dịch chứng khoán không phải do Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Việt Nam và công ty con tổ chức, vận hành”. 

Hình thức kêu gọi đầu tư phổ biến là thông qua mạng xã hội và trực tiếp điện thoại, nhắn tin, các đối tượng này hướng dẫn nhà đầu tư mở tài khoản, nạp tiền và thực hiện giao dịch thông qua các website, ứng dụng do các đối tượng này tổ chức, vận hành (MT4, MT5, Tradingview...).

Vậy với công ty có dấu hiệu liên quan đến Vietcombank và sự tương hỗ của ngân hàng với các giao dịch quốc tế xét vào trường hợp tôi phạm không?

Báo cáo tài chính rất "hay"

Vietcombank có nhóm khách hàng lớn hoặc khách hàng chiến lược không còn đẹp hồ sơ. Chẳng hạn, hiện đóng vai trò quan trọng trong cấp vốn và bảo lãnh phát hành trái phiếu để Trung Nam Group thực hiện nhiều dự án. Lãnh đạo doanh nghiệp này từng tự tin công bố khoản nợ khủng để làm dự án và cũng theo tính toán của PV, lãi chi nợ ngân hàng của Trung Nam Group lên tới 1.000 tỷ đồng/năm. Chẳng hạn, Vietcombank hỗ trợ Trung Nam Group phát hành trái phiếu là vào đầu tháng 6/2021. Vietcombank là đơn vị quản lý tài sản đảm bảo và quản lý các tài khoản cho khoản phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 5.106 ngày của Công ty CP Điện gió Trung Nam Đăk Lăk 1 (thành viên của Trung Nam Group).

Ngoài ra, theo thông báo từ Vietcombank, ngân hàng còn thu xếp vốn cho các dự án Nhà máy Điện mặt trời Thuận Nam công suất 450MW tại Ninh Thuận, Nhà máy Điện gió Đông Hải 1 công suất 100MW tại Trà Vinh của Trung Nam Group.

Trong khi, ghi nhận của nhóm phân tích Banduong, Trung Nam Group đang thuộc top đầu doanh nghiệp phát hành lượng trái phiếu lớn bậc nhất thị trường, trong khi đó, doanh thu và lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp thành viên và công ty mẹ đều không hề khả quan, các khoản nợ ngân hàng cũng rất lớn. Hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực cốt lõi đang được tập đoàn dồn lực như điện gió - năng lượng mặt trời và bất động sản đều đang phức tạp. 

Chứng khoán Vietcombank hỗ trợ CEO Group phát hành trái phiếu. Trái phiếu cũng như cổ phiếu CEO thuộc nhóm bất động sản nhiều rủi ro

Chứng khoán Vietcombank hỗ trợ CEO Group phát hành trái phiếu. Trái phiếu cũng như cổ phiếu CEO thuộc nhóm bất động sản nhiều rủi ro

Về nợ xấu, Vietcombank được đánh giá là ngân hàng kiểm soát nợ xấu hiệu quả nhất. Dưới góc nhìn của giới tài chính, nợ xấu chính là "cây đũa thần" điều chỉnh lợi nhuận "như ý" của ngân hàng này. 

Ảnh chụp Màn hình 2022-09-13 lúc 14.01.54

Bảng so sánh trên trong giai đoạn 6 tháng, dư nợ cho vay VCB tăng, nợ cần chú ý tăng, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh mẽ, chỉ nợ có khả năng mất vốn tăng ít nhất 6%. Chỉ duy nhất, nợ nghi ngờ giảm 32%. Theo giải trình của ngân hàng, lợi nhuận nửa đầu năm 2022 tăng 28% là do giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 3,63% (tương đương 493 tỷ đồng), tương đương 1/6 mức lợi nhuận tăng trưởng. Tuy nhiên, nhìn chung 4 nhóm nợ không đủ tiêu chuẩn của Vietcombank tăng rất mạnh, chỉ duy nhất nhóm nợ nghi ngờ được điều chỉnh lên để giảm dự phòng. Đây cũng là phương án thường xuyên được sử dụng của Vietcombank. 

Ảnh chụp Màn hình 2022-09-13 lúc 14.09.28

Có thời điểm, Vietcombank được cho rằng giấu lãi. Chẳng hạn, thu nhập lãi thuần quý IV/2020 của Vietcombank tăng 1.750 tỷ đồng, tương ứng 20,3% so với quý 4/2019; luỹ kế cả năm đạt 36.225 tỷ đồng, tăng 1.648 tỷ đồng, tương đương 4,8% so với cả năm 2019. Chỉ tiêu này giúp lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro tín dụng năm 2020 của Vietcombank là 32.961 tỷ đồng, tăng 3.048 tỷ đồng, tương đương 10,2% so với năm 2019.

Vietcombank chỉ tăng trưởng lãi ròng âm khi Vietcombank mạnh tay cắt giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2020 của Vietcombank bỗng nhiên tăng vọt, tăng 3.127 tỷ đồng, tương đương 46%. Điều đáng nói là Vietcombank tăng vọt dự phòng trong bối cảnh nợ xấu giảm. Tại thời điểm 31/12/2020, nợ xấu tại Vietcombank là 5.230 tỷ đồng, giảm 574 tỷ đồng, tương đương 9,9%, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 0,77% xuống 0,62%. 

vcb

Quay lại báo cáo gần nhất, theo báo cáo tài chính riêng lẻ năm 2022, lợi nhuận Vietcombank đạt khoảng 36.775 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2021 và vượt 19% kế hoạch năm. Trong năm 2022, biên lãi ròng (NIM) của Vietcombank đạt 3,51%, tăng 0,24% so với năm trước. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu doanh số thẻ, bảo hiểm, phát triển khách hàng bán buôn-bán lẻ của Vietcombank đều đạt kết quả tăng trưởng 37- 100%.

Nhìn kỹ giá trị dư nợ cho vay, tiền gửi các TCTD khác của Vietcombank vẫn tăng độ rủi ro. So với một năm trước, nợ có khả năng mất vốn tăng từ 4.000 tỷ đồng lên 11.000 tỷ đồng, tức tăng 7.000 tỷ đồng. Trích lập dự phòng tăng từ 2.952 tỷ đồng lên 6.887 tỷ đồng, tức tăng 4.000 tỷ đồng. Tất nhiên so số dư đầu kỳ đã có sẵn gần 3.000 tỷ đồng. Đây cũng chính là khoản dự phòng của Vietcombank khi cần điều chỉnh lợi nhuận và đã được sử dụng trong năm 2022.

Thảo Vy
Tập đoàn Dabaco bị tố thu phí nhà ở xã hội bất thường
Tại Bắc Ninh, cư dân sinh sống ở Khu nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm mới đây liên tục căng băng rôn khẩu hiệu trên đường trước trụ sở chủ đầu tư CTCP Tập đoàn Dabaco đề nghị cấp lại nước, đối thoại về mức phí dịch vụ 8.500 đồng/m2...

Bài 2: 'Xe đạp điện trá hình' và hiểm hoạ tai nạn giao thông ở học sinh
Tai nạn giao thông gia tăng liên quan đến học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện thời gian gần đây đã ít nhiều tạo cái nhìn không tốt trong dư luận. Tuy nhiên, thực trạng này lại mâu thuẫn với những giá trị tiện ích đem lại cho người tiêu dùng và xã hội mà nhiều nhà sản xuất xe mong muốn.

Bài 1: Xe đạp điện 'trá hình trước mặt' cơ quan chức năng!
Xe đạp điện là một trong những mặt hàng đang bị bát nháo nhiều nhất về chất lượng và nguồn gốc. Đáng ngại lên mức cảnh báo đỏ bởi những chiếc xe "râu ông nọ cắm cằm bà kia", hàng nhái hoặc là có tên lạ hoắc lạ hơ... đang được học sinh, con em điều khiển với tốc độ xe máy đến trường.

Tập đoàn Anh Vinh đẩy BIDV vào vụ kiện thế nào?
BIDV phát hành thư bảo lãnh khoản tạm ứng cho CTCP Tập đoàn Thành Vinh tại 2 dự án thầu giao thông và đảm bảo hoàn trả vô điều kiện cho chủ đầu tư Ban Giao thông TPHCM. Nhưng các cam kết đang bị phá vỡ.

Thông báo về 02 tổ chức khủng bố “Nhóm Hỗ trợ người Thượng - MSGI” và “Người Thượng vì công lý - MSFJ”
Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an thông báo 02 tổ chức dưới đây đã và đang tiến hành hoạt động khủng bố.

CSGT kịp thời đưa bệnh nhân tai biến đi cấp cứu
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên quốc lộ 91, CSGT tỉnh An Giang đã nhanh chóng dùng xe đặc chủng, kịp thời đưa người phụ nữ có biểu hiện tai biến đi cấp cứu.

Tài xế xe khách chạy quá tốc độ, nhiều lần tông vào xe CSGT
CSGT phát hiện Nguyễn Văn Giang điều khiển xe khách chạy quá tốc độ nên ra hiệu lệnh dừng xe, tuy nhiên Giang không chấp hành mà bỏ chạy, tông nhiều lần vào đuôi xe chuyên dụng.