Chuyên mục


Vietcombank "miệt mài" bán nợ Công ty Ô tô Xuân Kiên

06/09/2022 11:02 (GMT +7)

Công ty Cổ phần Ô ô Xuân Kiên (Vinaxuki) được thành lập vào năm 2004, cùng với Trường Hải, đây là một trong hai doanh nghiệp ôtô tư nhân đầu tiên được Chính phủ cấp giấy phép sản xuất ôtô các loại và phụ tùng.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh Thăng Long vừa thông báo đấu giá hệ thống máy móc, thiết bị tại Nhà máy sản xuất ô tô số 1 thuộc chi nhánh Công ty Cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) tại huyện Mê Linh, Hà Nội.

Được biết, giá khởi điểm cho khối tài sản đảm bảo này là hơn 33,128 tỷ đồng. Đây là tài sản đã được toà án tuyên thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Phiên đấu giá sẽ diễn ra tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mê Linh.

Nhà máy Vinaxuki ở Mê Linh

Nhà máy Vinaxuki ở Mê Linh

Đầu tháng 11/2020, Vietcombank Chi nhánh Thăng Long cũng rao bán hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị của Công ty TNHH MTV Ô tô Vinaxuki tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Nhà máy Vinaxuki Thanh Hóa gồm tài sản gắn liền với đất và máy móc thiết bị, được hình thành thuộc dự án xây dựng cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng với diện tích sử dụng đất là 456.344 m2 và diện tích nhà xưởng xây dựng khoảng 36.000 m2.

Trước đó, tháng 4/2020, ngân hàng đã rao bán tài sản của Vinaxuki Thanh Hóa lần đầu tiên với giá khởi điểm 44,3 tỷ đồng nhưng không có người mua. Những lần rao bán sau đó, giá liên tục giảm, lần lượt xuống còn 42,9 tỷ đồng, 39,3 tỷ đồng, 36,3 tỷ đồng và lần thứ 5 chỉ còn 28,3 tỷ đồng, mức giá này đã giảm 16 tỷ đồng tương ứng 36% so với mức giá ban đầu.

Năm 2019, Vietcombank đã khởi kiện Vinaxuki Thanh Hóa. Ngân hàng yêu cầu Vinaxuki thực hiện nghĩa vụ trả nợ với số tiền gần 188 tỷ đồng (tính đến 10/4/2019). Trong đó, nợ gốc gần 98 tỷ đồng, nợ lãi trong hạn hơn 78 tỷ đồng, nợ lãi quá hạn gần 11,7 tỷ đồng.

Đồng thời, buộc Vinaxuki Thanh Hóa tiếp tục thanh toán lãi phát sinh cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ; xử lý các tài sản bảo đảm theo các hợp đồng thế chấp đã ký kết. Vinaxuki Thanh Hóa đã đồng ý cho Vietcombank xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ và xóa nợ như đã thỏa thuận vào năm 2015.

Theo tìm hiểu, Vinaxuki được thành lập vào năm 2004, cùng với Trường Hải, đây là một trong hai doanh nghiệp ôtô tư nhân đầu tiên được Chính phủ cấp giấy phép sản xuất ô tô các loại và phụ tùng.

Năm 2004, Vinaxuki tiến hành xây dựng nhà máy tại huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) với công suất 30.000 xe/năm. Từ 2006-2008, nhà máy này đã sản xuất trên 20 dòng xe tải, với tỷ lệ nội địa hóa 27%. Từ khi hoạt động, nhà máy đều có lãi, sau 3 năm đã thu hồi vốn, trả nợ cho các ngân hàng. Từ năm 2009, Vinaxuki bắt đầu chuyển hướng và đầu tư vào làm dòng xe con. Tuy nhiên, năm 2012  Vinaxuki lỗ 45 tỷ đồng và nợ quá hạn các ngân hàng. Từ đó, Vinaxuki không thể vay được vốn ở ngân hàng nào, dù chỉ là vốn lưu động.

Được biết, năm 2020, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng thông báo đấu giá tài sản là khoản nợ của Vinaxuki và Công ty TNHH MTV Ô tô Xuân Kiên Thái Nguyên với giá khởi điểm chào bán là 1.351 tỷ đồng. Đây là khoản nợ đã được ngân hàng giải ngân cho Vinaxuki và Nhà máy tại Thái Nguyên từ những năm trước đó. Tính đến giữa tháng 9/2019, tổng dư nợ gốc và lãi của khoản vay này là 1.265 tỷ đồng.

Tài sản bảo đảm gồm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội, tổng diện tích đất là hơn 138.814 m2. Cùng với đó là máy móc thiết bị tại nhà máy Vinaxuki Mê Linh; quyền khai thác mỏ quặng Antimon và dây chuyền tuyển quặng tại xã Đắk Drông, huyện Cư Jút (Đắk Nông); tài sản gắn liền với đất của Nhà máy Vinaxuki Thái Nguyên.

Kim Khánh
Đầu tư 65.000 tỷ đồng làm thêm đường sắt đô thị
Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi khổ 1.435mm, dài 38,43 km với 21 nhà ga.

Xây dựng cầu Bến Thủy 3 nối hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh
Dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Thủy 3 là một trong những dự án được ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trong thời gian tới theo Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt.

Đầu tư thêm cho cầu Rạch Miễu 2
Theo điều chỉnh, cầu Rạch Miễu 2 có tổng chiều dài tuyến khoảng 17,6 km, thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 - 2026; tổng mức đầu tư dự án là 6.810,11 tỷ đồng, tăng 1.600 tỷ đồng so với hồi cuối năm 2020.

37.000 tỷ đồng làm 5 dự án BOT
Trong đó, có 4 dự án sẽ được triển khai theo hợp đồng BOT với phương án doanh nghiệp tham gia 46-50% vốn, phần còn lại ngân sách đầu tư. Riêng dự án xây cầu đường Bình Tiên sẽ được bố trí ngân sách với tỷ lệ 54%, phần còn lại là vốn doanh nghiệp.

SHB giảm lãi suất cho vay tới 2,5%/năm 
Thấu hiểu nhu cầu sử dụng vốn vào mùa cao điểm cuối năm, từ nay đến 31/12/2023, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai chương trình “30 năm đồng hành  – Tiếp bước tri ân” ưu đãi lãi suất vay hấp dẫn dành cho các khách hàng cá nhân (KHCN). Tổng hạn mức ưu đãi lên đến 5.000 tỷ đồng.

Quyết định mới về giá đất tại Hà Nội
Bắt đầu từ ngày 18/9/2023, Hà Nội triển khai thực hiện Quyết định số 20/2023/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định và bảng giá các loại đất áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024.

Xem xét khả năng giải ngân mới đề xuất dự án đầu tư
Đối với các dự án đầu tư công trong tương lai, các bộ, cơ quan phải xem xét thấu đáo những điều kiện, khả năng giải ngân để tránh tình trạng đưa vào kế hoạch nhưng nhiều năm không giải ngân được và phải trả lại vốn.