Chuyên mục


Vietcombank báo lãi tăng 30%

02/11/2022 08:46 (GMT +7)

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vietcombank giảm 3% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ còn trích gần 7.786 tỷ đồng. Ngân hàng lãi trước thuế gần 24.940 tỷ đồng, tăng 29%.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 cho thấy Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) ghi nhận tổng nợ xấu tại Vietcombank tính đến 30/09/2022 đã tăng đến 47% so với đầu năm, chiếm khoảng 9.004 tỷ đồng trong tổng dư nợ. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng lên mức hơn 2.313 tỷ đồng, cao gấp 3 lần đầu năm và nợ có khả năng mất vốn tăng 30% lên gần 5.731 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu chỉ tăng lên 0,8%, từ mức 0,64% và vẫn giúp đơn vị này có tỷ lệ nợ xấu thuộc nhóm thấp toàn ngành.

Nhóm nợ xấu tại Vietcombank (nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2022).

Nhóm nợ xấu tại Vietcombank (nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2022).

Tính đến 30/9/2022, tổng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn ghi nhận tăng 30% so với đầu năm, từ 119.369 tỷ đồng lên 157.031 tỷ đồng, tương đương tăng thêm 37.662 tỷ đồng sau 9 tháng. Trong đó, bảo lãnh vay vốn ghi nhận gần 2.071 tỷ đồng; cam kết trong nghiệp vụ thư tín tăng đến 59% lên mức 103.850 tỷ đồng và bảo lãnh khác tới hơn 51.110 tỷ đồng.

sao-ke-tai-khoan-ngan-hang-vietcombank-3

Vietcombank ghi nhận lãi trước thuế quý III/2022 hơn 7.566 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vietcombank giảm 3% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ còn trích gần 7.786 tỷ đồng, kết quả, ngân hàng lãi trước thuế gần 24.940 tỷ đồng, tăng 29%.

Năm 2022, ngân hàng Vietcombank đặt mục tiêu lãi trước thuế tối thiểu tăng 12% so với kết quả năm 2021, tương đương 30.675 tỷ đồng. Có thể thấy, Vietcombank đã thực hiện được hơn 81% mục tiêu chỉ sau 9 tháng. Tiền gửi khách hàng tại ngân hàng Vietcombank tăng 5% so với đầu năm, đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng tới 18%, đạt hơn 1,13 triệu tỷ đồng.

Vietcombank tiếp tục nhận nguồn vốn giá rẻ với quy mô lớn trong quý III. Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại đây lên tới 86.244 tỷ đồng vào cuối tháng 9, gấp 11 lần con số 7.694 tỷ đồng cuối năm 2021.

Mỹ Diệu
Đầu tư 65.000 tỷ đồng làm thêm đường sắt đô thị
Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi khổ 1.435mm, dài 38,43 km với 21 nhà ga.

Xây dựng cầu Bến Thủy 3 nối hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh
Dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Thủy 3 là một trong những dự án được ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trong thời gian tới theo Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt.

Đầu tư thêm cho cầu Rạch Miễu 2
Theo điều chỉnh, cầu Rạch Miễu 2 có tổng chiều dài tuyến khoảng 17,6 km, thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 - 2026; tổng mức đầu tư dự án là 6.810,11 tỷ đồng, tăng 1.600 tỷ đồng so với hồi cuối năm 2020.

37.000 tỷ đồng làm 5 dự án BOT
Trong đó, có 4 dự án sẽ được triển khai theo hợp đồng BOT với phương án doanh nghiệp tham gia 46-50% vốn, phần còn lại ngân sách đầu tư. Riêng dự án xây cầu đường Bình Tiên sẽ được bố trí ngân sách với tỷ lệ 54%, phần còn lại là vốn doanh nghiệp.

SHB giảm lãi suất cho vay tới 2,5%/năm 
Thấu hiểu nhu cầu sử dụng vốn vào mùa cao điểm cuối năm, từ nay đến 31/12/2023, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai chương trình “30 năm đồng hành  – Tiếp bước tri ân” ưu đãi lãi suất vay hấp dẫn dành cho các khách hàng cá nhân (KHCN). Tổng hạn mức ưu đãi lên đến 5.000 tỷ đồng.

Quyết định mới về giá đất tại Hà Nội
Bắt đầu từ ngày 18/9/2023, Hà Nội triển khai thực hiện Quyết định số 20/2023/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định và bảng giá các loại đất áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024.

Xem xét khả năng giải ngân mới đề xuất dự án đầu tư
Đối với các dự án đầu tư công trong tương lai, các bộ, cơ quan phải xem xét thấu đáo những điều kiện, khả năng giải ngân để tránh tình trạng đưa vào kế hoạch nhưng nhiều năm không giải ngân được và phải trả lại vốn.