Chuyên mục


Bất bình đẳng về quy chuẩn kỹ thuật trong kinh doanh vận tải ô tô

25/09/2024 12:18 (GMT +7)

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa có công văn gửi đến Liên đoàn Thương mại Công nghiệp Việt Nam về việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh vận tải ô tô.

Vừa qua Hiệp hội đã tiếp nhận các ý kiến phản ánh từ các đơn vị hội viên, nhà quản lý trong lĩnh vực vận tải ô tô.

Sử dụng dữ liệu ghi nhận từ thiết bị giám sát hành trình làm căn cứ để xử lý vi phạm hành chính.

Sử dụng dữ liệu ghi nhận từ thiết bị giám sát hành trình làm căn cứ để xử lý vi phạm hành chính.

Trong thời gian qua, một số Sở giao thông vận tải có sử dụng dữ liệu ghi nhận từ thiết bị giám sát hành trình làm căn cứ để xử lý vi phạm hành chính; có những cá nhân, đơn vị vận tải đã thực hiện theo quyết định xử lý; nhưng cũng có đơn vị, Hiệp hội vận tải các tỉnh, thành phố có văn bản phản ánh thắc mắc gửi về Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam. Nghiên cứu quy định liên quan đến nội dung này, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhận thấy:

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính. Theo đó, nghiêm cấm các hành vi: “Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định, hoặc chưa được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật”.

Theo danh Mục I: phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ban hành theo Nghị định 135 thì thiết bị giám sát hành trình không có trong danh mục được ban hành. Thiết bị giám sát hành trình đang sử dụng trên các phương tiện kinh doanh vận tải hiện nay thuộc quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, được cung ứng ra thị trường đảm bảo theo quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được kiểm tra định kỳ, do đơn vị kinh doanh vận tải đầu tư, quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu để phục vụ việc quản lý của đơn vị kinh doanh vận tải là chính; cơ quan quản lý vận tải sử dụng dữ liệu để giám sát, nhắc nhở, chấn chỉnh.... mà chưa có đủ cơ sở để xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.

Mặt khác, nếu sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để xử lý vi phạm hành chính sẽ gây ra sự bất bình đẳng trước pháp luật vì chỉ có xe kinh doanh vận tải phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình chiếm gần 20% trong tổng số ô tô lưu thông trên đường; việc quản lý, xử lý vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ phải sử dụng dữ liệu từ hệ thống camera lắp trên đường mới quản lý được, đảm bảo độ chính xác và bao quát đối với tất cả các đối tượng tham gia giao thông và mới đạt được mục tiêu đề ra.

Về thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ

Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số 41:2019/BGTVT; các cơ quan đơn vị quản lý đường bộ đặt biển báo số R.420 "bắt đầu khu đông dân cư" và biển R.421 “hết khu đông dân cư” theo địa giới hành chính thành phố, thị xã, thị trấn..., trên thực tế có nhiều đoạn đường thuộc địa giới hành chính thuộc thành phố, thị xã, thị trấn nhưng trên thực tế dân cư còn thưa thớt; mặt khác tại các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn nhất là qua khu công nghiệp, mật độ giao thông chỉ cao trong khung giờ nhất định, nên việc quy định hạn chế tốc độ phương tiện lưu thông qua khu vực này 24/24 giờ trong ngày là không cần thiết và gây lãng phí lớn; nhất là đối với xe kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách.

Để nâng cao năng lực thông qua của các tuyến đường, nâng cao hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động vận tải, giảm tiêu thụ nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị việc xác định phạm vi khu đông dân cư cần căn cứ thực tế mật độ dân cư hai bên đường chứ không căn cứ theo địa giới hành chính và việc hạn chế tốc độ lưu thông của phương tiện khi đi qua khu vực này xác định theo khung giờ có mật độ phương tiện, người tham gia giao thông tăng cao; vào khung giờ mật độ người và phương tiện lưu thông ít (khoảng 22h đến 6h hôm sau) thì cho phép phương tiện lưu thông với tốc độ như quy định trên đoạn đường ngoài đô thi.

Hoa Linh
Siêu tàu du lịch mang theo hàng nghìn du khách đến vịnh Hạ Long
Siêu tàu Costa Serena (Italy) chở 3.000 du khách quốc tế cùng hơn 1.000 thủy thủ đoàn vừa cập Cảng tàu du lịch quốc tế Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) vào sáng ngày 30/9.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu
Tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ phân cấp thực hiện dự án Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 Km53+000 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình).

Sớm đầu tư đường cất hạ cánh số 2 của Cảng hàng không Phù Cát
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có buổi làm việc với tỉnh Bình Định, các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Cảng hàng không Phù Cát.

Lừa bán vé máy bay, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
Đối tượng Lê Trung Thành bị bắt sau khi sử dụng nhiều tài khoản Facebook ảo để rao bán vé máy bay giả, chiếm đoạt khoảng 200 triệu đồng từ hàng chục nạn nhân trên cả nước.

Giá xăng, dầu tăng trở lại
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa thông báo điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, áp dụng từ 15h hôm nay, ngày 26/9.

Bất bình đẳng về quy chuẩn kỹ thuật trong kinh doanh vận tải ô tô
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa có công văn gửi đến Liên đoàn Thương mại Công nghiệp Việt Nam về việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh vận tải ô tô.

Cước vận tải biển giảm sâu, tạo đà cho xuất khẩu
Cước vận tải biển giảm ổn định 3-4% mỗi tuần, sau khi tình trạng tắc nghẽn tại các cảng lớn được giải quyết. Nhờ đó, sản lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam tăng trưởng mạnh, đặc biệt tại các cảng nước sâu như Cái Mép - Thị Vải