Chuyên mục


Bài 1: Xe đạp điện "trá hình trước mặt" cơ quan chức năng!

20/03/2024 16:14 (GMT +7)

Xe đạp điện là một trong những mặt hàng đang bị bát nháo nhiều nhất về chất lượng và nguồn gốc. Đáng ngại lên mức cảnh báo đỏ bởi những chiếc xe "râu ông nọ cắm cằm bà kia", hàng nhái hoặc là có tên lạ hoắc lạ hơ... đang được học sinh, con em điều khiển với tốc độ xe máy đến trường.

LỜI TOÀ SOẠN

Xe đạp điện được đánh giá thuộc "Phương tiện giao thông sạch" vì ít gây ô nhiễm môi trường, không gây tiếng động. Ngoài ra, chi phí thấp, tốc độ an toàn, trọng lượng nhẹ nên phương tiện này được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em đến trường. Rất nhiều người nghỉ hưu, các bà nội trợ, thậm chí dân văn phòng trẻ cũng ưa thích xe đạp điện.

Tính phổ cập dòng xe này cho thấy tiện ích tối ưu của với cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, đối tượng sử dụng chính là các em học sinh phổ thông nên lại cần có cơ chế quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Thế nhưng để làm được việc đó lại là một bài toán khó.

Dư luận gần đây đã phản ánh nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến học sinh đi xe máy điện hoặc xe đạp điện. Hoặc quanh các trường học, người dân ít nhiều dè chừng trước thực trạng các em học sinh điều khiển loại xe này với tốc độ quá nhanh, lại không có mũ bảo hiểm...

Đáng tiếc là, trên thị trường, nhất là các đại lý bán hàng ở các tỉnh ưu tiên bán xe giá rẻ, đem lại lợi nhuận cao như xe nhập khó kiểm tra thương hiệu, xe tự lắp ráp với linh kiện không có giấy tờ, xe cũ tự chế tự làm mới. Thậm chí, để bán được hàng mà lách thuế, nhiều chiếc xe máy điện được lắp thêm bàn đạp để qua mắt cơ quan chức năng, hút người mua thích tốc độ cao... 

Thị trường rối loạn khiến cho nhiều phụ huynh vẫn chưa phân biệt được các loại xe máy điện, xe đạp điện, nên chưa cho con sử dụng xe đúng theo lứa tuổi... Chỉ cần hổng một vài chỗ như ở khâu quản lý thị trường, sự mơ hồ của người sử dụng... về lâu dài không được xử lý dứt điểm sẽ khiến cho các chính sách khuyến khích phát triển giao thông xanh chậm lại, các doanh nghiệp kinh doanh xe điện uy tín nản lòng. 

Với mong muốn đồng hành cùng Chính phủ trong việc hướng tới mục tiêu chuyển dịch từ nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống sang các nguồn năng lượng xanh, sạch, chống biến đổi khí hậu, Banduong.vn xây dựng tuyến bài gỡ vướng để phát triển thị trường xe điện lành mạnh, giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông cho học sinh các địa phương... Từ đó, để các doanh nghiệp tự tin chung tay phát triển ngành công nghiệp sạch. 

Đủ chiêu lách của các đại lý bán xe đạp điện Hà Nội

Ra Tết Nguyên đán không phải là giai đoạn cao điểm đối với thị trường xe đạp điện. Tại các đại lý dọc tuyến đường ở Hà Nội vẫn có khách xem liên tục, thậm chí sôi động hơn nhiều các đại lý bán xe xăng. Khảo sát của PV Banduong.vn cho thấy, các cửa hàng chi nhánh công ty phân phối chuyên nghiệp hoặc các đại lý cá nhân nhỏ hơn cũng đều trưng bày đa dạng mẫu mã, chủng loại... sẵn sàng chờ “vào mùa đi học”.

Xe đạp điện có phân khúc giá dao động 7-16 triệu đồng, đa số được dán logo thương hiệu đến từ Trung Quốc như Ninja, WUYANG T2 Động Cơ Bosch Đức... Khi ngỏ ý chốt mua và muốn xem thêm giấy tờ, nhân viên cửa hàng đa phần chỉ trả lời miệng: "Yên tâm, sẽ có phiếu thu và bảo hành xe", nhưng lúng túng không cho xem giấy tờ chứng minh chất lượng sản phẩm hàng hóa, cũng không có hóa đơn, chứng từ; không rõ nguồn gốc xuất xứ… Đó là thực trạng của hàng trăm chiếc xe đạp tại nhiều chuỗi kinh doanh xe điện trên địa bàn Hà Nội mà PV đã khảo sát suốt 2 tuần đầu tháng 3/2024. 

Chiếc xe đạp điện Trung Quốc có giá thành “hợp túi tiền” với đa số các hộ gia đình chuẩn bị mua xe cho con

Chiếc xe đạp điện Trung Quốc có giá thành “hợp túi tiền” với đa số các hộ gia đình chuẩn bị mua xe cho con

Khi được hỏi về xe đạp điện có thể đi nhanh được, nhân viên bán hàng tại một đại lý tư nhân trên đường Cầu Giấy, Hà Nội giới thiệu một chiếc X - bull của thương hiệu Yadea có vận tốc lên tới 35km/h. "Xe này trước đây rất nhiều, từng có bàn đạp đi kèm của nhà sản xuất. Giờ thì X-bull có bàn đạp chỉ còn 1-2 mẫu cũ thôi. Ở Hà Nội không có nhiều, bây giờ chỉ có ở các tỉnh như Bắc Ninh, hoặc khu vực lân cận là còn bán, phục vụ cho ai cần thôi."

Sau đó, nhân viên kinh doanh này giới thiệu thêm một vài mẫu xe tốc độ tối đa gần 30km/h, trong khi biển giới thiệu đặt khu trưng bày xe chỉ tối đa 25km/h. Nhân viên giải thích thêm, để tốc độ vậy cho dễ làm thục tục, khách đỡ phải giấy tờ đăng kiểm lằng nhằng và ra đường đỡ phải đội mũ!

Empty

Đúng như tiết lộ của nhân viên bán hàng tại Hà Nội, PV Banduong.vn đã có buổi thực tế tại trường học khu Thạch Thất cho thấy (quan sát bức hình trên), em nhỏ có thể chỉ là học sinh tiểu học hoặc đầu cấp trung học cơ sở (cấp 2) điều khiển xe giống như là xe máy điện chứ không phải xe đạp, không mũ bảo hiểm. Thực trạng này diễn ra tại rất nhiều trường ở các địa phương, sẽ được cập nhật trong bài tới.

Một chuyên gia trong lĩnh vực xe điện cho biết, Yadea là hãng xe điện từ Đài Loan khởi đầu trào lưu xe máy điện có lắp bàn đạp, được thị trường hấp thụ rầm rộ một thời. Trong giới xe gọi đó là "xe đạp điện trá hình", tức là xe máy điện nhưng lắp kèm bàn đạp nhưng khó sử dụng, với các thông số tương đương xe máy điện như trọng lượng >40kg, tốc độ >25km/h. “Các loại xe này đang được sản xuất và lưu hành không đúng theo thực tế, cạnh tranh không lành mạnh với các công ty xe máy điện chính hãng". 

Cùng với đó là quảng cáo không cần đăng ký biển số

Cùng với đó là quảng cáo không cần đăng ký biển số

Hình ảnh khảo sát dưới đây được PV ghi nhận tại cơ sở xe đạp điện lớn có nhiều chi nhánh nằm trên đường Phạm Văn Đồng. Đây là chiếc Honda Joker sản xuất tại Trung Quốc, được người bán quảng cáo là có vận tốc đến 50km và có bàn đạp. Theo giới thiệu, nếu khách hàng mua xe sẽ không phải đăng kiểm, có thể dụng ngay... 

Empty

Vì những chính sách nới lỏng “3 không” cho xe đạp điện như không cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không cần đăng ký biển số, không giới hạn đội tuổi sử dụng. Những chiếc xe này được người bán "xúi" người tiêu dùng mua về sử dụng nhằm qua mặt cơ quan chức năng khi tham gia giao thông!? Sau khi các cơ quan quản lý siết chặt tiêu chuẩn đối với xe đạp điện thì loại xe "trá hình" này đã giảm đáng kể so với thời gian trước.

z5267359175139_205ae997f315866fe86a33f1f978b7c4

Trên địa bàn Bắc Từ Liêm, một số cửa hàng xe điện có xe được lắp ráp ngay trong nước nhưng không có giấy tờ kiểm định. Theo nguồn tin riêng, hiện các đơn vị lắp ráp tại Việt Nam nhập khẩu các linh kiện xe máy điện và khai giá thấp. Thông qua 1 vài công ty "ma" tại các cửa khẩu, các công ty này chia nhỏ phần linh kiện ra để được coi là lắp ráp và hưởng thuế ưu đãi dưới 15%. Với 1 xe bán ra thị trường có giá khoảng 13 triệu đồng thì hóa đơn xuất chỉ tầm từ 3-5 triệu.

Do không thể đăng ký và không có giấy tờ hải quan, các đại lý lại sẵn sàng giảm giá shock tới 50% cho các loại xe đạp điện, xe điện để “chiều” khách. Đương nhiên, chất lượng của những dòng xe này vẫn chưa được Việt Nam quản lý nghiêm ngặt hoặc rất khó kiểm soát với những chiến xe mới nhào nặn thành xe mới giá rẻ. 

Xe đạp điện trá hình tràn lan trên khắp các mạng thị trường, phủ khắp các tỉnh 

Theo thống kê mới nhất của Bộ Công thương, Việt Nam có hơn 3 triệu chiếc xe máy điện và xe đạp điện đang lưu hành (con số thực tế có thể lớn hơn vì thông qua đường nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc).

Dạo qua thị trường trực tuyến và ở các đại lý phân phối chính thống, trong khi mảng xe máy điện thời gian gần đây có sự tham gia của Sơn Hà, VinFast...Thế nhưng giá thành rẻ, tốc độ cao, đa dạng mẫu mã điều này khiến xe máy điện Trung Quốc chiếm thị trường, bỏ mặc chất lượng sản phẩm. 

Rất nhiều chủng loại đang làm nhái kiểu dáng của các mẫu xe thương hiệu nhưng cơ quan quản lý không xử lý được. Tuy nhiên, người mua cần cẩn trọng với những loại xe này bởi chúng không hề được kiểm định chất lượng, chưa kể đến việc tham gia giao thông sẽ rất nguy hiểm bởi tiềm ẩn nguy cơ tai nạn và nguy cơ cháy nổ do bình sạc điện không đảm bảo.

Tháng 12/2023, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), sau thời gian dài áp dụng các biện pháp nghiệp vụ về thương mại điện tử trên nền tảng internet, căn cứ dấu hiệu vi phạm, Cục Nghiệp vụ QLTT phối hợp cùng với 12 Cục QLTT các tỉnh, thành phố đã tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh xe điện được giới thiệu trên 2 website: Hamachi.vn và thegioixechaydien.com.vn.

Ghi nhận trên trang web này vẫn đăng tải hàng loạt hình ảnh các diễn viên có tên tuổi của màn ảnh Việt Nam chụp, tạo dáng bên những chiếc xe mang thương hiệu của Hamachi

Ghi nhận trên trang web này vẫn đăng tải hàng loạt hình ảnh các diễn viên có tên tuổi của màn ảnh Việt Nam chụp, tạo dáng bên những chiếc xe mang thương hiệu của Hamachi

Trên website: hamachi.vn (thuộc sở hữu của Công ty TNHH Hamachi Việt Nam với 24 showroom tại 14 tỉnh, thành phố trên cả nước), lực lượng chức năng ghi nhận trên trang web này đã đăng tải hàng loạt hình ảnh các diễn viên có tên tuổi của màn ảnh Việt Nam chụp, tạo dáng bên những chiếc xe mang thương hiệu của Hamachi. Các trích đoạn được đăng tải thể hiện cảm nhận tích cực, sự lan tỏa của các diễn viên khi trải nghiệm và lựa chọn sử dụng xe điện nhãn hiệu Hamachi, mang lại niềm tin cho người sử dụng về chất lượng của các sản phẩm đăng quảng bá và bán trên website.

Trang website các sản phẩm được khẳng định đều “đạt tiêu chuẩn an toàn của Cục Đăng kiểm Việt Nam”, “Là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay đáp ứng đầy đủ các tiêu chí an toàn tiết kiệm kiểu dáng bền đẹp thời trang”... Trước hiện tượng xe cháy nổ diễn ra trong thời gian qua, để tạo uy tín đối với người tiêu dùng, trang website này còn đăng tải các video giới thiệu về ắc quy của xe điện Hamachi với nội dung: Nếu xảy ra sự cố cũng chỉ cháy vỏ nhựa bên ngoài dù nhân vật trải nghiệm sử dụng hình thức đốt trực tiếp khá nguy hiểm. Còn đối với xe sử dụng “pin Lithium” thì bốc cháy nghi ngút dù dùng bình xịt chuyên dụng, thậm chí còn phát nổ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng.

Tuy nhiên, thời điểm lực lượng chức năng tiến hành xác minh, website trên cũng chưa thực hiện thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng, hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng.

Kết quả kiểm tra chuỗi kinh doanh Hamachi.vn tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) cho thấy, trong 9 cơ sở kinh doanh kiểm tra, lực lượng QLTT đã tạm giữ 30 xe đạp điện các nhãn hiệu Hamachi, Tonochi không có tài liệu chứng minh chất lượng sản phẩm hàng hóa, không gắn tem hợp quy vào sản phẩm lưu thông trên thị trường; 39 chiếc xe điện nhãn hiệu Hamachi chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ và 10 bộ ắc quy dùng cho xe điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tại Hà Nội, lực lượng QLTT cũng phát hiện 13 chiếc xe đạp điện nhãn hiệu Hamachi không gắn tem hợp quy, chưa chứng minh được nguồn gốc của hàng hóa. Kiểm tra trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, lực lượng chức năng phát hiện 10 chiếc xe đạp điện nhãn hiệu Hamachi chưa chứng minh được về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, đồng thời hàng hóa không gắn dấu hợp quy theo quy định.

Tại Tiền Giang, lực lượng QLTT phát hiện và thu giữ 21 chiếc xe đạp điện không gắn dấu hợp quy và 6 chiếc xe máy điện không có nhãn hàng hóa theo quy định. Tại Đắc Lắk, phát hiện 68 chiếc xe đạp điện nhãn hiệu Hamachi không có căn cứ để xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, không gắn tem hợp quy theo quy định.

Đáng chú ý, lực lượng QLTT cho biết khi xác định trọng lượng của xe đạp điện đều trên 40kg, vượt ngưỡng về quy chuẩn kỹ thuật quy định tại Thông tư số 39/2013/TT-BGTVT ngày 1/11/2013 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn quốc gia về xe đạp điện…

Tương tự, các thông tin quảng bá trên website: Thegioixechaydien.com.vn, cũng thể hiện chuỗi phân phối lớn tại 4 tỉnh, thành phố gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Phú Thọ. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh lớn nhất với 13 cửa hàng rải đều khắp các quận Bình Tân, Thủ Đức, Gò Vấp, Quận 12, 7, 11, Nhà Bè...

Có mặt tại địa điểm kinh doanh được giới thiệu trên website: Thegioixechaydien.com.vn ở địa chỉ 317, đường Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh sáng ngày 14/12, lực lượng QLTT ghi nhận cơ sở trên đóng cửa, chuyển địa điểm kinh doanh. Nhanh chóng xác định địa chỉ mới, tuy nhiên khi thấy lực lượng chức năng, cơ sở đã gấp rút “sập cửa” để gây khó khăn cho lực lượng trong việc tác nghiệp. Bằng biện pháp nghiệp vụ, lực lượng chức năng đã mời cơ sở hợp tác để tiến hành kiểm tra tại địa điểm kinh doanh 509 đường Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp. Địa chỉ trên chưa được cập nhật thông tin trên chuỗi website của thegioixechaydien.com.vn

Tại đây, lực lượng chức năng ghi nhận, cơ sở đang trưng bày để bán các sản phẩm xe gắn máy hai bánh (điện) nhãn hiệu JVC do Công ty Cổ phần phát triển công nghệ JVC Việt Nhật sản xuất. Mặc dù là trên nhãn hàng hóa và giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại dùng cho xe mô tô, xe gắn máy do Cục đăng kiểm Việt Nam chứng nhận thể hiện là xe gắn máy hai bánh điện. Tuy nhiên, thực tế tại cơ sở kinh doanh, các sản phẩm tại đây đều có gắn bàn đạp và bảng thông tin gắn trên từng xe lại thể hiện là “xe đạp điện”. Quan sát kỹ thấy xe có kiểu dáng nhỏ gọn giống y chang xe đạp điện, công suất máy lớn hơn (trên 300kw, tốc độ 30 - 40km/h). 

Theo nhận định đây có thể là một trong những chiêu của nhà sản xuất đưa sản phẩm nhằm thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng. Thực tế này gây lầm tưởng, khó khăn phân biệt cho lực lượng chức năng khi kiểm soát phương tiện tham gia giao thông, bởi xe đạp điện không chịu sự kiểm soát gắt gao và phải đăng ký như xe máy điện…

Những lưu ý khi mua xe đạp điện cho con em 

Theo Luật Giao thông đường bộ, xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện và xe máy 50cc là những loại phương tiện học sinh có thể sử dụng. Trong đó, xe đạp điện được định nghĩa là xe đạp hai bánh, vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ không lớn hơn 250W, vận tốc tối đa không quá 25km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không quá 40kg.

Xe đạp điện là mẫu xe cỡ nhỏ, thuộc nhóm phương tiện giao thông thô sơ, không có quy định về độ tuổi tối thiểu được sử dụng và không thuộc đối tượng đăng ký, quản lý, không cần đăng ký biển số. Như vậy, đây là loại xe phù hợp với mọi độ tuổi học sinh học sinh cấp 1, cấp 2 dưới 16 tuổi. Trong khi xe máy điện là xe bắt buộc phải đủ trên 16 tuổi mới có thể điều khiển. 

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ giao thông vận tải đối với xe điện, các điểm khác nhau giữa xe đạp điện và xe máy điện như sau: 

Xe đạp điện: là xe có bàn đạp hỗ trợ hai bên. Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng không quá 40kg. Đồng thời, công suất động cơ không quá 250 W, vận tốc không quá 25km/h.

Xe máy điện: là xe có vận tốc không quá 50km/h và công suất động cơ không quá 4.000 W.

Phần lớn xe máy điện cho học sinh hiện dùng ắc quy chứ không trang bị pin. Độ bền ắc quy khoảng từ 2-3 năm tùy loại ắc quy và cách sử dụng.

Theo một số nhân viên cửa hàng xe điện trên địa bàn thành phố Hà Nội thì các mẫu xe máy điện cho học sinh gần như không khác biệt về tính năng. Chênh lệch giá giữa các thương hiệu chủ yếu đến từ thiết kế, chất lượng linh kiện và đặc biệt là thời gian bảo hành. Vì vậy các phụ huynh nên chú ý đến chính sách bảo hành thay vì chỉ nhìn vào giá rẻ.

Những mẫu đắt hơn sẽ có thời gian bảo hành dài, động cơ và linh kiện ổn định, bền hơn. Loại giá rẻ được bảo hành ngắn, động cơ dễ bị gằn, xe chạy sẽ có cảm giác lọc xọc sau thời gian sử dụng.

Đối với xe đạp, xe máy điện, những giấy tờ pháp lý cần có bao gồm tem CR, tem nhãn hàng hóa thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ, sổ bảo hành và hóa đơn. Người mua có thể yêu cầu người bán xuất trình thêm giấy chứng nhận chất lượng xe do Cục Đăng kiểm cấp cho mẫu xe mình chọn để tránh hàng nhái, hàng giả. 

Với xe máy điện, thời hạn sử dụng tốt nhất là 5-7 năm, vì vậy người mua cần chọn cho mình chiếc xe mới xuất xưởng bởi xe càng để lâu chất lượng linh kiện càng kém. Điều quan trọng nhất là người mua cần chú ý đến thông số pin, cục sạc phải tương thích và phải có chức năng tự ngắt khi đầy để đảm bảo an toàn cháy nổ.

Bài 2: "Xe đạp điện trá hình" là hiểm hoạ tai nạn giao thông ở học sinh

Trang Anh
Quảng Bình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025
Sau khi hoàn tất việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Bình sẽ có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 6 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh sẽ giảm xuống còn 145 đơn vị, trong đó có 122 xã, 15 phường và 8 thị trấn.

Tập đoàn Sơn Hải bị 'chơi xấu'
Hàng loạt biển cam kết bảo hành 10 năm trên tuyến đường cao tốc trọng điểm Quốc gia Nghi Sơn – Diễn Châu do Tập đoàn Sơn Hải thi công vừa bị kẻ xấu phá hoại.

Hải Phòng: Thu hồi khu đất 72 Lạch Tray
Mặc dù đã được TP Hải Phòng tạo điều kiện tiếp tục sử dụng đất thuê quá thời hạn để giải quyết các vấn đề tồn đọng, song một doanh nghiệp trên địa bàn vẫn chây ỳ không bàn giao đất, không di chuyển tài sản ra khỏi khu đất, không bố trí việc làm cho người lao động.

Quảng Bình: Bắt giữ 11 đối tượng đuổi chém người
Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vừa bắt giữ 11 đối tượng trong vụ dùng xe máy truy sát 3 người thương vong trong đêm 20/10.

Thấy gì khi Công ty Thịnh Phát không đủ năng lực gói thầu 128 tỷ đồng ở Hạ Long?
Ban QLDA Đầu tư xây dựng TP.Hạ Long (Quảng Ninh) vừa huỷ thầu Gói thầu số 12: Xây lắp các hạng mục công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, điện thuộc dự án Tuyến đường An Tiêm qua khu công nghiệp Việt Hưng do các nhà thầu không đủ năng lực. Có nhiều góc nhìn tích cực ở quyết đinh trên.

Quảng Ninh: Khởi tố Phó TGĐ Công ty Xi măng Hạ Long và 7 bị can
Cơ quan CSĐT (Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long và bắt tạm giam đối với Phó Tổng Giám đốc Công ty xi măng Hạ Long.

Phá cầu đập tràn sông Uông
Cầu đập tràn TP Uông Bí (Quảng Ninh) nhiều năm qua, cứ mỗi khi mưa to kéo dài, hàng trăm hộ dân phường Trưng Vương, Quang Trung, Bắc Sơn, Vàng Danh… rơi vào cảnh nước tràn vào nhà, cuộc sống vì thế mà cũng khó khăn hơn.