Chuyên mục


Bắc Giang: Công viên Hoàng Hoa Thám "biến hình" thành bến xe, bãi trung chuyển vật liệu

19/08/2024 13:15 (GMT +7)

Lãnh đạo Cty QLCTĐT Bắc Giang tiết lộ, trong phần đất công viên có sự mạo danh và không phải là nhân viên hay một bộ phận nào của họ. Người dân tập thể dục cho biết: “Lầu sáu góc” diện tích 100m2 là nơi ở, kinh doanh và còn chăn nuôi gia súc, gia cầm từ gần chục năm nay...

Nằm ngày cạnh đường Hùng Vương, công viên Hoàng Hoa Thám (CV Hoàng Hoa Thám) là công viên có diện tích lớn nhất của thành phố Bắc Giang. Nằm ở cửa ngõ thành phố, CV Hoàng Hoa Thám là bộ mặt của tỉnh lị Bắc Giang và là lá phổi xanh ở khu vực phường Hoàng Văn Thụ, Dĩnh Kế. Công viên được thiết kế hiện đại, bố trí hài hòa các không gian vui chơi, giải trí thu hút đông đảo quần chúng nhân dân và du khách.

Công viên Hoàng Hoa Thám gần đây xuất hiện tình trạng: Dừng đỗ xe trái quy định ở khu vực cổng số 1,2,3; trông giữ xe máy trái phép ở trong khuôn viên; tập kết thành bãi VLXD trái phép; đốt rơm rạ…đã khiến người dân và khách nước ngoài lưu trú ở gần công viên bức xúc.

Một góc công viên Hoàng Hoa Thám, phía cổng số 1- gần đường Hùng Vương, thuộc địa phận phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

Một góc công viên Hoàng Hoa Thám, phía cổng số 1- gần đường Hùng Vương, thuộc địa phận phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

Mặc dù có biển cấm nhưng xe tải, xe khách, xe taxi vẫn tranh dành chỗ đậu xe trước cổng của công viên Hoàng Hoa Thám, gây nên sự xáo trộn. Đường đi bộ của người dân bị các xe ô tô chiếm dụng, làm ảnh hưởng đến giao thông và cảnh quan của công viên

Mặc dù có biển cấm nhưng xe tải, xe khách, xe taxi vẫn tranh dành chỗ đậu xe trước cổng của công viên Hoàng Hoa Thám, gây nên sự xáo trộn. Đường đi bộ của người dân bị các xe ô tô chiếm dụng, làm ảnh hưởng đến giao thông và cảnh quan của công viên

Mặc dù ngành chức năng đã cắm biển cấm đỗ- cấm dừng với tất cả các loại xe tải và xe khách trên 30 chỗ. Nhưng theo ghi nhận của PV Banduong.vn, từ nhiều tháng nay các xe khách đỗ ở đây đều vượt quá số ghế cho phép. Và xe tải lớn nhỏ, kể cả đầu kéo- công ten nơ cũng dừng đỗ thường xuyên mà không bị lực lượng chức năng nào xử lý. Thậm chí, “bãi xe dù” ở trước cổng số 1 của CV Hoàng Hoa Thám này còn thường xuyên là nơi phóng uế, xả rác cho nhiều tài xế, phụ xe và hành khách thiếu ý thức.

Mặc dù ngành chức năng đã cắm biển cấm đỗ- cấm dừng với tất cả các loại xe tải và xe khách trên 30 chỗ. Nhưng theo ghi nhận của PV Banduong.vn, từ nhiều tháng nay các xe khách đỗ ở đây đều vượt quá số ghế cho phép. Và xe tải lớn nhỏ, kể cả đầu kéo- công ten nơ cũng dừng đỗ thường xuyên mà không bị lực lượng chức năng nào xử lý. Thậm chí, “bãi xe dù” ở trước cổng số 1 của CV Hoàng Hoa Thám này còn thường xuyên là nơi phóng uế, xả rác cho nhiều tài xế, phụ xe và hành khách thiếu ý thức.

Đủ các loại xe có trọng tải lớn, dừng đỗ để làm nơi trung chuyển- tập kết vật liệu, hàng hóa trước cổng công viên, biến nơi đây thành một “bến cóc” đúng nghĩa từ nhiều tháng trở lại đây.

Đủ các loại xe có trọng tải lớn, dừng đỗ để làm nơi trung chuyển- tập kết vật liệu, hàng hóa trước cổng công viên, biến nơi đây thành một “bến cóc” đúng nghĩa từ nhiều tháng trở lại đây.

Nền đường cửa công viên bị sụt lún, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng do xe tải trọng lớn dừng đỗ. Người dân đi tập thể dục ở công viên chỉ biết ngao ngán trước tình trạng này.

Nền đường cửa công viên bị sụt lún, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng do xe tải trọng lớn dừng đỗ. Người dân đi tập thể dục ở công viên chỉ biết ngao ngán trước tình trạng này.

Lạ lùng thay, chỉ cách cổng chính (cổng 1) của CV Hoàng Hoa Thám chừng 70m về bên phải, PV ghi nhận một đoạn tường rào của công viên đã bị dỡ bỏ, làm cổng mới để đấu nối vào đường Hùng Vương. Bên trong, là một “lầu lục giác” với nhiều điều bí ẩn.

Lạ lùng thay, chỉ cách cổng chính (cổng 1) của CV Hoàng Hoa Thám chừng 70m về bên phải, PV ghi nhận một đoạn tường rào của công viên đã bị dỡ bỏ, làm cổng mới để đấu nối vào đường Hùng Vương. Bên trong, là một “lầu lục giác” với nhiều điều bí ẩn.

Bên ngoài, ông Dự - chủ cơ sở sinh vật cảnh treo biển cơ quan chủ quản là Công ty CP QLCTĐT Bắc Giang để hàng ngày chăn thả gia súc- gia cầm…và trông giữ gần trăm xe mô tô, xe máy điện chủ yếu của công nhân Canon. Trao đổi trực tiếp với đại diện lãnh đạo Công ty QLCTĐT Bắc Giang thì được biết: Đây là khuôn viên đất của CV Hoàng Hoa Thám và nơi đây đã mạo danh và không phải là nhân viên hay một bộ phận nào của Công ty QLCTĐT Bắc Giang, công trình nhà xưởng mái tôn này không có giấy phép xây dựng…Lãnh đạo Cty QLCTĐT Bắc Giang chia sẻ thêm. Nhiều người dân tập thể dục trong công viên cũng cho biết: “Lầu sáu góc” với diện tích gần 100m2 là nơi ở, nơi kinh doanh và còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, gây ô nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh từ gần chục năm nay những không hiểu sao lại có thể tồn tại ngang nhiên, mọc lên ngay cửa ngõ thành phố mà không bị “sờ gáy”?!

Bên ngoài, ông Dự - chủ cơ sở sinh vật cảnh treo biển cơ quan chủ quản là Công ty CP QLCTĐT Bắc Giang để hàng ngày chăn thả gia súc- gia cầm…và trông giữ gần trăm xe mô tô, xe máy điện chủ yếu của công nhân Canon. Trao đổi trực tiếp với đại diện lãnh đạo Công ty QLCTĐT Bắc Giang thì được biết: Đây là khuôn viên đất của CV Hoàng Hoa Thám và nơi đây đã mạo danh và không phải là nhân viên hay một bộ phận nào của Công ty QLCTĐT Bắc Giang, công trình nhà xưởng mái tôn này không có giấy phép xây dựng…Lãnh đạo Cty QLCTĐT Bắc Giang chia sẻ thêm. Nhiều người dân tập thể dục trong công viên cũng cho biết: “Lầu sáu góc” với diện tích gần 100m2 là nơi ở, nơi kinh doanh và còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, gây ô nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh từ gần chục năm nay những không hiểu sao lại có thể tồn tại ngang nhiên, mọc lên ngay cửa ngõ thành phố mà không bị “sờ gáy”?!

PV nhập vai một công nhân đi thuê gửi xe hai bánh, người đàn ông chủ cơ sở (ông Dự) này báo giá 120 ngàn đồng/tháng và không có hóa đơn, vé, hợp đồng gì. Đây thực sự là điều đáng quan ngại về những phát sinh- rủi ro cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì thực tế, trong bãi xe tự phát này không hề có một thiết bị, dụng cụ phòng cháy- chữa cháy nào. Nếu xảy ra hỏa hoạn, chắc chắn những người thiệt thòi nhất vẫn là những công nhân nghèo kia. Trong khi đó, ở cổng số 1 và số 2 của công viên đều có bãi gửi xe được trông giữ theo quy định về giá cả và các khoản bảo hiểm để quản trị rủi ro cho khách hàng.

PV nhập vai một công nhân đi thuê gửi xe hai bánh, người đàn ông chủ cơ sở (ông Dự) này báo giá 120 ngàn đồng/tháng và không có hóa đơn, vé, hợp đồng gì. Đây thực sự là điều đáng quan ngại về những phát sinh- rủi ro cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì thực tế, trong bãi xe tự phát này không hề có một thiết bị, dụng cụ phòng cháy- chữa cháy nào. Nếu xảy ra hỏa hoạn, chắc chắn những người thiệt thòi nhất vẫn là những công nhân nghèo kia. Trong khi đó, ở cổng số 1 và số 2 của công viên đều có bãi gửi xe được trông giữ theo quy định về giá cả và các khoản bảo hiểm để quản trị rủi ro cho khách hàng.

Trong vỏ bọc của Công ty QLCTĐT Bắc Giang, người chủ bãi trông giữ xe tự phát này, hàng ngày hàng tháng vẫn đều đặn trông coi gần trăm chiếc xe máy các loại. Nếu như không may xảy ra hỏa hoạn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng con người thì ai sẽ là người đứng ra chịu tránh nhiệm về quản lý- giám sát? Với giá gửi xe máy do ông Dự tự quy định (120.000 đồng/tháng) thì ước tính mỗi tháng chủ bãi xe đã thu về cả chục triệu đồng. Vậy người dân hay tập thể dục ở công viên đặt câu hỏi: Số tiền hàng trăm triệu được thu bất chính từ nhiều năm nay sẽ còn được “chảy” vào túi của những ai? Vì không hề có bất kỳ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng nào? Hơn nữa, nó lại nằm “lù lù” cạnh cổng chào của TP Bắc Giang từ nhiều năm nay. Ai để cho người dân biến đất công thành đất riêng để tư lợi? Để tiềm ẩn đầy rẫy nguy cơ bất ổn về an ninh trật tự: PCCC, trộm cắp tài sản…?

Trong vỏ bọc của Công ty QLCTĐT Bắc Giang, người chủ bãi trông giữ xe tự phát này, hàng ngày hàng tháng vẫn đều đặn trông coi gần trăm chiếc xe máy các loại. Nếu như không may xảy ra hỏa hoạn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng con người thì ai sẽ là người đứng ra chịu tránh nhiệm về quản lý- giám sát? Với giá gửi xe máy do ông Dự tự quy định (120.000 đồng/tháng) thì ước tính mỗi tháng chủ bãi xe đã thu về cả chục triệu đồng. Vậy người dân hay tập thể dục ở công viên đặt câu hỏi: Số tiền hàng trăm triệu được thu bất chính từ nhiều năm nay sẽ còn được “chảy” vào túi của những ai? Vì không hề có bất kỳ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng nào? Hơn nữa, nó lại nằm “lù lù” cạnh cổng chào của TP Bắc Giang từ nhiều năm nay. Ai để cho người dân biến đất công thành đất riêng để tư lợi? Để tiềm ẩn đầy rẫy nguy cơ bất ổn về an ninh trật tự: PCCC, trộm cắp tài sản…?

Cách cổng chính công viên khoảng 50m về bên trái cũng xuất hiện những túp lều che chắn lụp xụp, nhếch nhác. Người dân tự ý “xé rào” mở lối đi lại, căng bạt dựng lều để bán hàng nước, phục vụ chủ yếu cho những xe dù- bến cóc ngay cửa công viên. Ngày này qua tháng khác, quán trà đá này đã “góp phần” xả rác gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến môi trường một góc công viên.

Cách cổng chính công viên khoảng 50m về bên trái cũng xuất hiện những túp lều che chắn lụp xụp, nhếch nhác. Người dân tự ý “xé rào” mở lối đi lại, căng bạt dựng lều để bán hàng nước, phục vụ chủ yếu cho những xe dù- bến cóc ngay cửa công viên. Ngày này qua tháng khác, quán trà đá này đã “góp phần” xả rác gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến môi trường một góc công viên.

Bên trong công viên, người dân thi nhau chiếm dụng đất công để canh tác, trồng trọt. Trong ảnh, khói bay mù mịt do người dân đốt rơm rạ, rác thải… gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các hộ dân sinh sống lân cận và đặc biệt là những chuyên gia, nhân viên người Trung Quốc đang lưu trú ở khách sạn cách đó chục mét.

Bên trong công viên, người dân thi nhau chiếm dụng đất công để canh tác, trồng trọt. Trong ảnh, khói bay mù mịt do người dân đốt rơm rạ, rác thải… gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các hộ dân sinh sống lân cận và đặc biệt là những chuyên gia, nhân viên người Trung Quốc đang lưu trú ở khách sạn cách đó chục mét.

Ở một góc khác của công viên, “nổi” lên một bãi tập kết vật liệu xây dựng. Theo tìm hiểu của PV, đứng sau bãi tập kết này là doanh nghiệp Long Bình. Doanh nghiệp này đã tự ý sử dụng đất công, mở tường thông đường để làm nơi tập kết, mua bán nguyên, vật liệu như: xi măng, sắt thép…

Ở một góc khác của công viên, “nổi” lên một bãi tập kết vật liệu xây dựng. Theo tìm hiểu của PV, đứng sau bãi tập kết này là doanh nghiệp Long Bình. Doanh nghiệp này đã tự ý sử dụng đất công, mở tường thông đường để làm nơi tập kết, mua bán nguyên, vật liệu như: xi măng, sắt thép…

Con phố không tên tiếp giáp với công viên, mặt đường nhỏ, không có chỗ quay đầu. Mỗi lần đưa hàng vào bãi tập kết, các xe vận chuyển (moóc – bệ) phải di chuyển bằng hình thức đi lùi. Hàng hóa nhiều, trọng tải lớn, tầm nhìn hạn chế nhưng hàng ngày xe vận chuyển vẫn ra vào bãi tập kết tấp nập. Không chỉ tàn phá đường xá, xả khói bụi ra môi trường, nguy hiểm hơn là tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông bất cứ lúc nào trên tuyến đường này.

Con phố không tên tiếp giáp với công viên, mặt đường nhỏ, không có chỗ quay đầu. Mỗi lần đưa hàng vào bãi tập kết, các xe vận chuyển (moóc – bệ) phải di chuyển bằng hình thức đi lùi. Hàng hóa nhiều, trọng tải lớn, tầm nhìn hạn chế nhưng hàng ngày xe vận chuyển vẫn ra vào bãi tập kết tấp nập. Không chỉ tàn phá đường xá, xả khói bụi ra môi trường, nguy hiểm hơn là tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông bất cứ lúc nào trên tuyến đường này.

Mỗi lần những chuyến xe chở vật liệu xây dựng ra khỏi bãi tập kết VLXD Long Bình này là một lần người tham gia giao thông phải run sợ. Không biết bất cứ lúc nào những “ngọn giáo” đang trực chờ này sẽ được “phóng ra” như trong hình ảnh trên.

Mỗi lần những chuyến xe chở vật liệu xây dựng ra khỏi bãi tập kết VLXD Long Bình này là một lần người tham gia giao thông phải run sợ. Không biết bất cứ lúc nào những “ngọn giáo” đang trực chờ này sẽ được “phóng ra” như trong hình ảnh trên.

Công viên Hoàng Hoa Thám là khu vực trồng nhiều cây xanh, là nơi vui chơi, giải trí công cộng. Nhưng thực tế, diện tích đất công đang bị “xẻ thịt” sử dụng sai mục đích, nhằm thu lợi bất chính. Việc này được diễn ra công khai, liên tục trong nhiều năm qua nhưng vẫn chưa bị xử lý, xử phạt.

Nguyễn Việt - Minh Sơn
Quảng Bình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025
Sau khi hoàn tất việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Bình sẽ có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 6 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh sẽ giảm xuống còn 145 đơn vị, trong đó có 122 xã, 15 phường và 8 thị trấn.

Tập đoàn Sơn Hải bị 'chơi xấu'
Hàng loạt biển cam kết bảo hành 10 năm trên tuyến đường cao tốc trọng điểm Quốc gia Nghi Sơn – Diễn Châu do Tập đoàn Sơn Hải thi công vừa bị kẻ xấu phá hoại.

Hải Phòng: Thu hồi khu đất 72 Lạch Tray
Mặc dù đã được TP Hải Phòng tạo điều kiện tiếp tục sử dụng đất thuê quá thời hạn để giải quyết các vấn đề tồn đọng, song một doanh nghiệp trên địa bàn vẫn chây ỳ không bàn giao đất, không di chuyển tài sản ra khỏi khu đất, không bố trí việc làm cho người lao động.

Quảng Bình: Bắt giữ 11 đối tượng đuổi chém người
Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vừa bắt giữ 11 đối tượng trong vụ dùng xe máy truy sát 3 người thương vong trong đêm 20/10.

Thấy gì khi Công ty Thịnh Phát không đủ năng lực gói thầu 128 tỷ đồng ở Hạ Long?
Ban QLDA Đầu tư xây dựng TP.Hạ Long (Quảng Ninh) vừa huỷ thầu Gói thầu số 12: Xây lắp các hạng mục công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, điện thuộc dự án Tuyến đường An Tiêm qua khu công nghiệp Việt Hưng do các nhà thầu không đủ năng lực. Có nhiều góc nhìn tích cực ở quyết đinh trên.

Quảng Ninh: Khởi tố Phó TGĐ Công ty Xi măng Hạ Long và 7 bị can
Cơ quan CSĐT (Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long và bắt tạm giam đối với Phó Tổng Giám đốc Công ty xi măng Hạ Long.

Phá cầu đập tràn sông Uông
Cầu đập tràn TP Uông Bí (Quảng Ninh) nhiều năm qua, cứ mỗi khi mưa to kéo dài, hàng trăm hộ dân phường Trưng Vương, Quang Trung, Bắc Sơn, Vàng Danh… rơi vào cảnh nước tràn vào nhà, cuộc sống vì thế mà cũng khó khăn hơn.