Chuyên mục


Bắc Giang chuyển đổi số toàn diện, thúc đẩy phát triển KT - XH

10/10/2022 12:20 (GMT +7)

Chuyển đổi số là xu thế phát triển tất yếu của xã hội, là quá trình thay đổi toàn diện, tổng thể của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên dữ liệu số.

Ngày 10/10 là Ngày Chuyển đổi số quốc gia, cũng là Ngày Chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang theo Quyết định số 2913/QĐ-UBND ngày 10/9/2022 của UBND tỉnh.

Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

Ngày 11/6/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 111/NQ-TU về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 để thúc đẩy chuyển đổi số, tạo đột phá phát triển trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh; đổi mới căn bản, toàn diện công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, tiến tới xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh, khơi dậy khát vọng tạo nên sức mạnh tinh thần bứt phá vươn lên hướng tới mục tiêu xây dựng Bắc Giang phát triển tổng thể, toàn diện và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Nghị quyết xác định rõ các mục tiêu cụ thể về xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện và lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số.

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hướng dẫn người dân quét mã QR tra cứu thủ tục hành chính.

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hướng dẫn người dân quét mã QR tra cứu thủ tục hành chính.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về chuyển đổi số; chỉ đạo xây dựng chuyên mục về chuyển đổi số để đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua bản tin sinh hoạt chi bộ; tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị về nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Ký kết hợp tác triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và các doanh nghiệp như: VNPT, Viettel, FPT.

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ TT&TT, Sở TT&TT tham mưu UBND tỉnh ban hành đầy đủ các văn bản về kiến trúc, đề án, kế hoạch chiến lược 5 năm, kế hoạch hằng năm về chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh tỉnh Bắc Giang nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, góp phần tích cực vào phát triển KT - XH, bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh. Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương xây dựng các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số.

Trong quý III/2022, tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các cấp, ngành tập trung rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản chỉ đạo về phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số để cụ thể hóa văn bản do T.Ư ban hành và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh như:

Nghị quyết số 11/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định giảm 50% mức thu phí, lệ phí đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 để khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công theo phương thức trực tuyến;

Quyết định số 2696/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục TTHC thực hiện thí điểm tiếp nhận và trả kết quả không phụ thuộc vào địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 2834/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Danh mục các nền tảng số quốc gia triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2022;

Quyết định số 2876/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Bắc Giang; Kế hoạch số 364/KH-UBND về phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030…

Những kết quả nổi bật

Chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực. Theo thứ tự xếp hạng chỉ số chuyển đổi số (DTI) của Bộ Thông tin và Truyền thông, hai năm liên tiếp 2020, 2021, tỉnh Bắc Giang đều đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố.

Trong đó, năm 2020, chỉ số xếp hạng chính quyền số đứng thứ 7, kinh tế số đứng thứ 14, xã hội số đứng thứ 25 trên 63 tỉnh, thành phố. Năm 2021, chỉ số nhận thức số đứng thứ 3, thể chế số đứng thứ 10, nhân lực số đứng thứ 14, hoạt động chính quyền số đứng thứ 23, hoạt động kinh tế số đứng thứ 6, hoạt động xã hội số đứng thứ 5.

Hướng dẫn người dân quét mã QR tra cứu quy trình giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa huyện Việt Yên.

Hướng dẫn người dân quét mã QR tra cứu quy trình giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa huyện Việt Yên.

Việc xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số được triển khai quyết liệt. Nền tảng, tích hợp chia sẻ dữ liệu tỉnh Bắc Giang (LGSP) đã kết nối, chia sẻ dữ liệu các phần mềm, cơ sở dữ liệu của tỉnh đến các bộ, ngành thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP). Các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Kinh tế số của tỉnh bước đầu đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới (thương mại điện tử, dạy học online, khám, chữa bệnh từ xa,…); có sự chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử và sản xuất thông minh.

Hiện toàn tỉnh có 837 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, trong đó có 429 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, cung cấp dịch vụ phần cứng, điện tử; 16 doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phần mềm; 263 doanh nghiệp kinh doanh, phân phối các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin và 129 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin.

Xã hội số đã được quan tâm thực hiện tốt, tỉnh Bắc Giang đang tập trung hoàn thiện hạ tầng thông tin, phấn đấu xây dựng mạng Internet cáp quang đến 100% hộ gia đình. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 1,8 triệu thuê bao điện thoại, 1,7 triệu thuê bao Internet truy cập Internet tốc độ cao 3G, 4G.

Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính đạt 72%; Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và bộ phận một cửa các huyện, thành phố đã cung cấp điểm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ người dân về chuyển đổi số và công nghệ số; 47,85% các cơ sở y tế từ cấp xã trở lên có kết nối hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa; 85% (17/20) ngân hàng trên địa bàn đã cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng điện tử; 9,07% số hợp tác xã nông nghiệp có hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng nông nghiệp thông minh.

Niêm yết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa TP Bắc Giang.

Niêm yết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa TP Bắc Giang.

Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2834/QĐ-UBND ngày 20/8/2022 về việc phê duyệt danh mục 15 nền tảng số quốc gia triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2022, bao gồm:

Nền tảng tích hợp dữ liệu tỉnh Bắc Giang được xây dựng, phát triển phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức; nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu; nền tảng trung tâm giám sát điều hành thông minh; nền tảng họp trực tuyến; nền tảng hóa đơn điện tử; nền tảng định danh người dân và xác thực điện tử; nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở; nền tảng địa chỉ số; nền tảng dạy học trực tuyến; nền tảng quản lý tiêm chủng; nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử; nền tảng trạm y tế xã; nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân; nền tảng phát thanh số (trực tuyến) và nền tảng truyền hình số (trực tuyến).

Các sở, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì triển khai các nền tảng trên bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được nêu tại Nghị quyết số 111-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 324/KH-UBND của UBND tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Không ngừng đẩy mạnh chuyển đổi số

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, thời gian qua toàn tỉnh đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động trong các cơ quan, đơn vị địa phương, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm hướng tới nền hành chính công khai, minh bạch, hiện đại. Từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ quan đảng, nhà nước, thúc đẩy phát triển KT - XH bảo đảm quốc phòng - an ninh Thời gian tới, Sở TT&TT tiếp tục tham mưu cho tỉnh huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tập trung tuyên truyền làm thay đổi nhận thức cộng đồng, tiếp tục nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số cho người dân để hình thành công dân số, thúc đẩy chuyển đổi xã hội số trên địa bàn tỉnh.

Phát triển hạ tầng số đồng bộ, hiện đại, ứng dụng hiệu quả các công nghệ cốt lõi trong quản lý điều hành để phát triển chính quyền số, đặc biệt quyết liệt triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để phục vụ người dân và doanh nghiệp trở thành trung tâm trong quá trình chuyển đổi số; ưu tiên chuyển đổi số trên 9 lĩnh vực (y tế; giáo dục; tài nguyên và môi trường; công nghiệp và thu hút đầu tư; nông nghiệp; giao thông vận tải và logistics; du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; tư pháp và tố tụng) và triển khai các sáng kiến nhằm liên kết giữa các ngành, lĩnh vực để tạo ra các phát triển đột phá về công nghệ.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp số khởi nghiệp, hình thành cộng đồng doanh nghiệp số để thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ, đẩy nhanh chuyển đổi số trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế của tỉnh Bắc Giang.

Trần Minh Chiêu - Giám đốc Sở TT&TT Bắc Giang
Trình tự các bước đăng ký xe qua cổng Dịch vụ công
Từ 1/8, công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có thể đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

SHB cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: Giả mạo hỗ trợ đăng ký xác thực sinh trắc học
Nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh cán bộ ngân hàng, cơ quan quản lý để liên hệ với người dân “hỗ trợ cài đặt dịch vụ xác thực sinh trắc học” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tước gần 500 giấy phép lái xe qua VNeID
Từ ngày 1-7/7, Cảnh sát Giao thông toàn quốc đã kiểm soát 26.961 trường hợp thông qua ứng dụng Định danh Quốc gia VNeID; tước 499 giấy phép lái xe trên môi trường điện tử, tích hợp vào VNeID.

Có thể đăng ký và bấm biển số xe trực tuyến qua ứng dụng VNeID
Bắt đầu từ ngày 1/8/2024, công dân có thể đăng ký xe và tự chọn biển số xe trực tuyến thông qua ứng dụng VNeID, theo quy định tại Thông tư 28 mới được Bộ Công an ban hành.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo hỗ trợ cài đặt sinh trắc học
Lợi dụng tình trạng người dân khó khăn khi thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, tội phạm đã giả danh nhân viên ngân hàng đề nghị hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Hà Tĩnh: Một phụ nữ  bị tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID
Chiều ngày 3/7, thông tin từ Công an TP Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa tạm giữ 01 giấy phép lái xe mô tô trên môi trường điện tử, thông qua ứng dụng VNeID đối với một phụ nữ với hành vi dừng xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông.

Tạm giữ GPLX trên ứng dụng VNeID
Người có thẩm quyền tạm giữ thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử, cập nhật thông tin về việc tạm giữ giấy tờ đó trên hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ với Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý,…