Chuyên mục


Xử lý 30 điểm đen ùn tắc tại Hà Nội

30/11/2022 13:46 (GMT +7)

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội đưa ra 7 giải pháp như xén vỉa hè, phân luồng phương tiện, tuyên truyền nâng cao ý thức người tham gia giao thông...để giải quyết hơn 30 điểm đen ùn tắc.

Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Phi Thường vừa báo cáo UBND TP Hà Nội tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn và nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2022, báo cáo nêu rõ tổng số điểm thường xuyên ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm năm 2022 là 35 điểm, tập trung chủ yếu trong khu vực nội thành từ vành đai 3 trở vào.

Cầu vượt gần nút giao Láng - Trần Duy Hưng thường xuyên ùn tắc ở cả trên cầu và dưới cầu.

Cầu vượt gần nút giao Láng - Trần Duy Hưng thường xuyên ùn tắc ở cả trên cầu và dưới cầu.

Trước thực trạng trên, Sở Giao thông vận tải đã chủ trì, phối hợp Công an TP, UBND các quận huyện và các đơn vị liên quan tập trung xử lý được 8/35 điểm thường xuyên ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm.

Cụ thể, ngã tư Linh Đường - Nguyễn Hữu Thọ; nút giao Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh; ngã ba Tố Hữu - Vũ Trọng Khánh; hầm chui Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến; cầu Thường Tín trên quốc lộ 1; Bạch Mai - Trương Định; Phạm Ngọc Thạch - Lương Định Của; cầu Lạc Trung - Kim Ngưu - Thanh Nhàn.

Tuy nhiên, sở cũng dự báo phát sinh thêm 10 điểm thường xuyên ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm trong năm 2022. Các điểm ùn tắc phát sinh gồm đường Nguyễn Xiển đoạn đi qua công trường dự án xử lý nước thải Yên Xá, kéo dài từ nút giao với đường Nguyễn Trãi đến nút giao với đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An.

Đường Nguyễn Trãi (đoạn từ ngõ 495 đến đường Nguyễn Xiển); khu vực ngã ba Kim Đồng - Giải Phóng; khu vực cầu Kim Đồng trên đường Kim Đồng; ngã tư Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch; khu vực ngã tư Trần Phú - Phùng Hưng (Hà Đông); khu vực ngã tư Phùng Hưng - Tô Hiệu (Hà Đông); ngã tư Châu Văn Liêm - Lê Quang Đạo; khu vực cống Trung Văn. Và điểm phát sinh cuối cùng tại nút giao Lê Quang Đạo - đường gom đại lộ Thăng Long.

Theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, có năm nguyên nhân cơ bản gây ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua. Trong đó, chủ yếu do quá tải hệ thống hạ tầng giao thông; số lượng phương tiện giao thông đều tăng hằng năm, mật độ phương tiện trên các tuyến đường cao, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không theo kịp dẫn đến quá tải.

"Công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ theo quy hoạch, trong đó tập trung đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai. Các công trình được thực hiện trên địa bàn TP, đặc biệt khu vực trung tâm, quá trình tổ chức thi công các công trình trên đường giao thông gây thu hẹp mặt cắt các tuyến đường, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông" - Sở Giao thông vận tải Hà Nội nêu nguyên nhân.

Để giải quyết những điểm ùn tắc trên, dự kiến Sở GTVT sẽ phối hợp với Công an TP và UBND các quận, huyện rà soát các vị trí giao cắt gây xung đột, để bố trí các lực lượng hướng dẫn giao thông, nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc.

Ngành giao thông vận tải sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải, xử lý tình trạng các phương tiện cố tình đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, đi xe lên vỉa hè. Giám đốc Sở GTVT coi đây là giải pháp tích cực nhằm xử lý nghiêm các vi phạm, tạo hiệu quả răn đe các hành vi vi phạm, nâng cao ý thức người tham gia giao thông.

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng đưa ra giải pháp xén vỉa hè, dải phân cách, mở rộng tối đa mặt đường, tăng khả năng thông hành cho các phương tiện lưu thông. Đồng thời xén mở rộng các nút giao, tạo các nhánh rẽ phải liên tục giảm bớt lưu lượng phương tiện dừng chờ tại nút.

Thời gian qua Sở GTVT đã phối hợp với Công an TP, các quận, huyện tổ chức phân luồng giao thông hợp lý nhất để phục vụ thi công các dự án. Trong quá trình thi công, lực lượng chức năng sẽ thường xuyên phối hợp với các chủ đầu tổ chức giao thông theo tiến độ của dự án, phù hợp với tình hình giao thông thực tế để giảm thiểu nguy cơ ùn tắc giao thông.

Sở GTVT sẽ thường xuyên rà soát các bất cập trong tổ chức giao thông, nghiên cứu tổ chức giao thông hợp lý hạn chế xung đột. Từ đó đưa ra phương án điều chỉnh chu kỳ đèn, điều chỉnh hạ tầng nút giao, điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Bên cạnh đó, Sở GTVT cũng sẽ thường xuyên, cung cấp thông tin tình hình ùn tắc giao thông để người tham gia giao thông biết và phòng tránh các điểm ùn tắc giao thông.

Ngành Giao thông vận tải Hà Nội cũng đưa ra biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông.

Mỹ Diệu
Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.

Bắc Ninh: Lập 6 chốt kiểm tra ở làng nghề, Cụm công nghiệp Mẫn Xá
Ngày 19/11, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh triển khai 6 Tổ chốt kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm về môi trường, nhất là việc vận chuyển nguyên vật liệu, xỉ thải, chất thải, rác thải công nghiệp… ra, vào thôn và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.

Cận cảnh cầu nối Bắc Giang - Thái Nguyên sắp thông xe
Sau thời gian dài “đắp chiếu” không thể đi vào sử dụng, cuối cùng cầu Hòa Sơn có kinh phí hơn 540 tỷ đồng, nối tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên sắp chính thức thông xe kỹ thuật.

Thêm vốn để xây cầu Phong Châu mới
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1389 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.