VN-Index "ở trạm nghỉ"
VN-Index lao dốc liên tục từ sáng đến chiều, dòng tiền bắt đáy mất hút. Kết phiên 13/6, chỉ số chung "bốc hơi" 57,04 điểm, tức 4,44% xuống 1.227,04 điểm.
Chốt phiên ngày 13/6, sàn HoSE chỉ có 38 mã tăng (4 mã tăng trần) và 458 mã giảm (163 mã sàn), VN-Index giảm 57,04 điểm (-4,44%), xuống 1.227,04 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 733,45 603 triệu đơn vị, giá trị 18.523,28 tỷ đồng, tăng 21,63% về khối lượng và 9,24% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 10/6. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 24 triệu đơn vị, giá trị 757,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, VN-Index dự báo tăng mạnh vào cuối năm. VinaCapital cho rằng, 2-3 tháng tới có thể nhiều biến động nhưng cuối năm VN-Index tăng mạnh. Chỉ số VN-Index (VNI) đã phục hồi 12% kể từ khi chạm đáy vào ngày 16 tháng 5. Điều này được thúc đẩy bởi thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm bớt tâm lý bi quan trong vài tuần qua, và bởi những diễn biến tích cực tại Việt Nam.
4 diễn biến mới hiện đang hỗ trợ tâm lý của các nhà đầu tư trong nước
(1) Thị trường nhận thức được làn sóng bán tháo do các lệnh dừng ký quỹ gần đây đã kết thú.
(2) Việc Chính phủ công bố gói hỗ trợ lãi suất 2% để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp khá.
(3) Các diễn biến tích cực của nền kinh tế - bao gồm cả mức tăng kỷ lục của doanh số bán lẻ trong tháng 5.
(4) Nhận thức ngày càng tăng rằng các sự kiện kinh tế toàn cầu hiện tại sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam.
Kỳ vọng về việc Fed có thể tạm dừng tăng lãi suất đã thúc đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu, việc nới lỏng các hạn chế Covid ở Trung Quốc đã cải thiện tâm lý nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, và một số lo ngại cụ thể đối với thị trường Việt Nam, điều đã làm ảnh hưởng nặng nề đến chỉ số VNI trong tháng 5 cũng đã giảm bớt.
Ngoài ra, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam tiếp tục tăng tốc trong tháng 5. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang rẻ ở mức P/E dự phóng 11,5 lần, so với mức tăng trưởng EPS dự kiến là hơn 20% cho năm 2022, và so với tỷ lệ P/E dự phóng trung bình 16,2 lần đối với các quốc gia ASEAN đang phát triển trong khu vực. Tất cả những điều này tạo tiền đề để chỉ số VNI tiếp tục tăng trong năm nay, và có dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam đều đồng ý với quan điểm đó.
Mặc dù thị trường giảm điểm, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua hơn 150 triệu USD cổ phiếu trong tháng 5 (bao gồm khoảng 125 triệu USD dòng vốn nước ngoài đầu tư vào quỹ ETF) sau khi bán hết số cổ phiếu trị giá khoảng 290 triệu USD trong quý I.
Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 5 đã giảm hơn 33% so với tháng 4, điều này cho thấy các nhà đầu tư nhỏ lẻ không hoảng sợ mà bán ra số cổ phiếu họ nắm giữ khi thị trường sụt giảm trong tháng 5.
Niềm tin của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước một phần đến từ mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh của Việt Nam ở mức 33% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 1. Điều này cũng sẽ giúp chỉ số VN-Index tăng trưởng mạnh hơn vào cuối năm nay, mặc dù 2-3 tháng tiếp theo có thể sẽ có nhiều biến động. Sự biến động này, kết hợp với sự phân hóa trong kết quả đầu tư giữa các ngành và các cổ phiếu trên thị trường.
Nhóm phân tích cho rằng, bốn diễn biến mới hiện đang hỗ trợ tâm lý của các nhà đầu tư trong nước gồm: Một là, thị trường nhận thức được làn sóng bán tháo do các lệnh dừng ký quỹ gần đây đã kết thúc. Hai là, việc Chính phủ công bố gói hỗ trợ lãi suất 2% để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp khá. Ba là, các diễn biến tích cực của nền kinh tế - bao gồm cả mức tăng kỷ lục của doanh số bán lẻ trong tháng 5. Bốn là, nhận thức ngày càng tăng rằng các sự kiện kinh tế toàn cầu hiện tại sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam.
VinaCapital nhấn mạnh, công ty kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận trên 20% đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay, mặc dù kỳ vọng lợi nhuận của các công ty trong quỹ sẽ tăng trên 35%. Điều này giúp giải thích tại sao những cổ phiếu đó đang giao dịch với mức P/E thấp hơn so với thị trường tổng thể.