Chuyên mục


Vinaconex và tham vọng với đầu tư công

13/04/2023 10:14 (GMT +7)

Trúng hàng loạt gói thầu vận tải ở cao tốc Bắc - Nam, nhà ga T2 Cảng hàng không Phú Bài (Huế), cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (Hà Nội), cảng quốc tế Vạn Ninh ..; và mới đây nhất là Gói thầu số 03 – XL dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang (giai đoạn 1) đoạn qua tỉnh Hà Giang.

Ngày 7/4, tại Hà Giang, Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Giang và Tổng công ty CP Vinaconex mới đây ký hợp đồng thi công xây dựng gói thầu số 03-XL dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) đoạn qua tỉnh Hà Giang.

Lế ký kết hợp đồng gói thầu 03-XL cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Lế ký kết hợp đồng gói thầu 03-XL cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Theo hợp đồng ký kết, nhà thầu Vinaconex sẽ thi công đoạn Km0 - Km12+500, đi qua địa phận thị xã Vĩnh Tuy và 3 xã Vĩnh Hảo, Hùng An, Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Tổng giá trị xây lắp gần 900 tỷ đồng, thời gian thực hiện là 30 tháng.

Theo phương án được phê duyệt, cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) đoạn qua tỉnh Hà Giang có tổng chiều dài hơn 27 km. Điểm đầu nối tiếp đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang, tại cuối cầu Vĩnh Tuy thuộc địa phận thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối tại Km27+480, địa phận xã Tân Quang, huyện Bắc Quang. Tổng mức đầu tư hơn 3.197 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2022 - 2025.

Vinaconex xây dựng hướng đi trở thành tập đoàn lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, bất động sản, tài chính và đầu tư, vận tải và logistics. Đáng chú ý, về lĩnh vực giao thông vận tải, Vinaconex hiện đang tham gia trong nhiều dự án quan trọng tại Việt Nam tiêu biểu là các dự án như: Sân bay quốc tế Vân Đồn, Nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

VNDirect ước tính tổng giá trị các hợp đồng đã ký của Vinaconex tại Cao tốc Bắc - Nam 2 giai đoạn là 6.419 tỷ đồng. Hiện tại, Vinaconex đang tăng tốc thi công các gói thầu thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam, với điểm nhấn là công trình cầu vượt hồ Yên Mỹ với chiều dài gần 1 km, thuộc gói thầu XL 03, dự án thành phần đầu tư xây dựng tuyến đường QL 45 - Nghi Sơn, các tuyến cao tốc Mai Sơn - QL45, Phan Thiết - Dầu Giây, Phan Thiết - Vĩnh Hảo…; tham gia thi công hàng loạt dự án trọng điểm trải dài trên toàn quốc như các cảng hàng không quốc tế (Long Thành, Phú Bài, Cam Ranh), dự án thủy điện Yaly mở rộng, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), dự án Cung thiếu nhi Hà Nội…

Vinaconex là một trong những đơn vị tham gia nhiều gói thầu nhất tại Cao tốc Bắc - Nam

Vinaconex là một trong những đơn vị tham gia nhiều gói thầu nhất tại Cao tốc Bắc - Nam

Theo VNDirect, Vinaconex là một trong những đơn vị tham gia nhiều gói thầu nhất tại Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (5 gói) và mới giành thêm 3 gói thầu lớn tại giai đoạn 2. Nhưng Vinaconex lại là doanh nghiệp có cơ cấu nguồn vốn phụ thuộc nhiều vào vốn vay. Tính đến cuối năm 2022, nợ vay của Vinaconex là 13.222 tỷ đồng, chiếm 41% trong tổng 32.285 tỷ đồng nguồn vốn. Tỷ lệ này đã giảm bớt so với các quý trước trong năm 2022 nhưng ở mức cao so với các năm trước đó. Trong bối cảnh lãi suất cao, đồng nghĩa chi phí lãi vay leo thang sẽ bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng này.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính gửi tới Chính phủ hồi tháng 6/2022, Vinaconex lọt danh sách 20 doanh nghiệp bất động sản vay nợ trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất trong năm 2021 khi phát hành 6.000 tỷ trái phiếu. Những năm qua, để có vốn đầu tư các dự án, Vinaconex cũng như các công ty con ngoài đi vay ngân hàng còn huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu riêng lẻ. Từ tháng 8/2022 đến nay, Bất động sản Vinaconex đã 3 lần thực hiện để mua lại toàn bộ lô trái phiếu trị giá 700 tỷ đồng có mã VCGRH1922. Tuy nhiên, dư nợ trái phiếu của Vinaconex vẫn còn hàng nghìn tỷ đồng. Chưa kể các kênh vay vốn từ những công ty con, công ty liên kết, công ty thành viên.

Cát Bà Amatina có quy mô hơn 172 ha, được Vinaconex công bố sẽ sử dụng 2.200 tỷ tiền trái phiếu để tiếp tục thi công.

Cát Bà Amatina có quy mô hơn 172 ha, được Vinaconex công bố sẽ sử dụng 2.200 tỷ tiền trái phiếu để tiếp tục thi công.

Trong tổng số tiền huy động thành công, Vinaconex công bố sẽ sử dụng 2.200 tỷ đồng để phát triển dự án Cát Bà Amatina (dự án Khu đô thị du lịch Cái Giá - Cát Bà) đã “đắp chiều” gần 10 năm. Dự án này có quy mô hơn 172 ha, tọa lạc tại thị trấn Cát Bà và xã Trân Châu, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng. Theo quy hoạch, Cát Bà Amatina có 7 khu resort với khoảng 800 biệt thự, hai bến du thuyền, một bến tàu du lịch, trung tâm hội nghị quốc tế, khu thương mại dịch vụ quốc tế, khu thể dục thể thao, các dịch vụ giải trí đa chức năng, 6 khách sạn 5 sao và 1 khách sạn 4 sao.

Vinaconex ITC cũng bị cưỡng chế thuế do nợ thuế, không nộp tiền sử dụng đất trong thời gian dài tại dự án Cát Bà Amatina.

Cách đây đúng một năm, hồi tháng 4/2022, Dự án Khu đô thị của Vinaconex ở Móng Cái đang hoàn thiện hạ tầng và rao bán rầm rộ nhưng người dân được cho là mất đất kêu vẫn chưa được nhận đền bù. Sự việc sau đó kéo dài khiến cho người dân có tâm lý tiêu cực, vừa không có đất làm, vừa vác đơn đi kêu cứu. 

Bên cạnh đó, công ty thành viên Vinaconex 25 (Vinaconex sở hữu 80% vốn góp) còn bị Cục Thuế TP. Đà Nẵng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nguyên nhân do các hành vi vi phạm kê khai sai dẫn đến xác định thiếu số tiền thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN phải nộp năm 2017, 2018 (tỷ lệ 20% trên số thuế truy thu). Đáng chú ý là việc kê khai giảm số lỗ 4,8 tỷ đồng của hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017, 2018 đã chuyển sang kỳ sau (năm 2019). Qua đó, tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt, chậm nộp qua thanh tra là 2,8 tỷ đồng.

Được biết, Vinaconex 25 trúng hàng loạt các gói thầu chủ yếu ở các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Dương, Trà Vinh. Trong năm 2022, doanh nghiệp này trúng gói thầu “Thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình” do Viện kiểm sát nhân dân TP. Đà Nẵng mời thầu với giá trúng thầu là 14 tỷ đồng. Doanh nghiệp còn tham gia 2 gói thầu khác với vai trò độc lập là “Gói thầu số 6: Thi công xây dựng và cung cấp lắp đặt thiết bị” do Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng chi nhánh Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP mời thầu và “Gói thầu số 4: Thi công xây dựng hạng mục Khu nhà ở CBCNV quản lý vận hành Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng (bao gồm cả bảo hiểm xây lắp công trình)” do Ban quản lý dự án Nhiệt Điện 3 - Chi Nhánh Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Tổng Công Ty Phát Điện 1 mời thầu.

Năm 2022 được xem là một năm không thuận lợi với Vinaconex, khi HĐQT công ty này lên kế hoạch tập trung vốn vào dự án đầu tư công và khu công nghiệp; xem xét tiếp tục thoái vốn tại công ty xây dựng, chuyển sang lĩnh vực điện, nước, giáo dục. Ngày 14/4/2023 tới đây, HĐQT Vinaconex dự kiến sẽ xin ý kiến cổ đông về việc thay đổi chiến lược kinh doanh để phù hợp với tình hình kinh tế chung và các yếu tố nội tại doanh nghiệp.

Được biết, Vinaconex sẽ lên kế hoạch cơ cấu để bảo toàn dòng vốn, đây là hướng đi đúng trong câu chuyện tái cơ cấu. Nhưng không khó để nhận ra, do đầu tư nhiều mảng nhưng nguồn vốn lớn của doanh nghiệp đang bị đọng ở thị trường bất động sản - xây dựng. Đây cũng là dòng vốn dài hạn khiến cho lợi nhuận Vinaconex trượt giảm, chi phí sẽ tăng mạnh ở thời gian tới, sản phẩm bất động sản khi bán ra cũng sẽ bị đội giá do chi phí lãi vay. Dòng tiền không sẵn, dự án trọng điểm được giao cũng phải tính toán tăng vay.

Trong giai đoạn 2022 - 2025, Vinaconex từng xác định xây lắp là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng, doanh thu hàng năm của Tổng công ty. Trong đó, các dự án hạ tầng giao thông có vốn đầu tư công vẫn sẽ là động lực dẫn dắt chính trong việc tăng trưởng quy mô.

Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2022 đều không đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể, doanh thu mảng xây lắp của Vinaconex trong năm 2022 dù đóng góp 70% cơ cấu tổng doanh thu, đạt 5.992 tỷ đồng (tăng 70% so với cùng kỳ) nhưng Tổng doanh thu năm 2022 đạt 9.597 tỷ đồng, chỉ bằng 63% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 931 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch.

Lý giải về điều này, Vinaconex cho biết hoạt động xây lắp không hoàn thành kế hoạch bởi những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, nguồn cung vật liệu khan hiếm và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp. Ngoài ra, chi phí vật liệu xây dựng, chi phí lãi vay ngân hàng trong năm 2022 tăng mạnh so với dự đoán.

Được biết, năm 2023, Vinaconex bắt đầu triển khai các dự án lớn đã trúng thầu trong năm 2022, chủ yếu thuộc lĩnh vực giao thông, xây dựng dân dụng, công nghiệp và các dự án có vốn đầu tư FDI. Tổng giá trị trúng thầu năm 2022 của toàn Tổng công ty là trên 11.000 tỷ đồng (trong đó Công ty mẹ là trên 9.700 tỷ đồng), tiêu biểu là: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp sạch tỉnh Hưng Yên; hạ tầng và kiến trúc Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2; một số gói thầu dự án thành phần thuộc dự án đầu tư công đường cao tốc Bắc - Nam… 

Kế hoạch dòng tiền năm 2023 là hoàn thành bán hàng và bàn giao các căn hộ tại các dự án Green Diamond số 93 Láng hạ; Dự án khu dân cư đô thị tại phường Hải Yên, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh; triển khai bán hàng tại Dự án khu đô thị Đại lộ Hoà Bình (Móng Cái), khu đô thị mới Cái Giá Cát Bà Amatina. Hoàn thiện các thủ tục và triển khai thực hiện các dự án khác như Khu đô thị mới Thiên Ân (VINACONEX 25); Dự án khu đô thị nghỉ dưỡng Tuy Hoà, Phú Yên… 

Vinaconex từng xác định xây lắp là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng

Vinaconex từng xác định xây lắp là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng

Cũng trong Đại hội cổ đông sắp tới Vinaconex dự kiến trình kế hoạch chia cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 10% bằng cổ phiếu. Trương ứng, công ty sẽ phát hành hơn 48,58 triệu cổ phiếu trả cổ tức qua đó tăng vốn lên 5.344,6 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện được trích từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và sau khi trích lập các Quỹ đầy đủ theo quy định của pháp luật theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 và phù hợp quy định của pháp luật.

Mỹ Diệu
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp 30/4
Biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 được áp dụng tại cảng hàng không gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương từ ngày 27/4 đến hết ngày 1/5.

Yêu cầu đơn vị vận tải không tăng giá vé dịp lễ
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị vận tải không tăng giá cước hoặc có thì phải đáp ứng các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan,…

Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trong tháng 5/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn
Chiều ngày 21/4, tại thành phố Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Cao tốc bị ngắt điện vì ban quản lý nợ phí
Ban quản lý dự án Thăng Long chưa bố trí kinh phí trả tiền điện khiến đơn vị điện tạm ngưng cung cấp điện tại các nút giao trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận.

Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.