Chuyên mục


VATA kiến nghị sửa đổi quy định với doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá quá cảnh

06/07/2023 10:50 (GMT +7)

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa kiến nghị sửa đổi một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.

Thực hiện Công văn số 39883/BKHĐT-QLKTTW của Bộ kế hoạch đầu tư về việc “cập nhật và cung cấp thông tin những vướng mắc, bất cập của quy định pháp lý và thực thi ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”, VATA đã có văn bản số 60/CV-HHVT ngày 06/6/2023 gửi đến Bộ.

Tuy nhiên, những ngày gần đây Hiệp hội tiếp tục nhận được phản ánh từ các đơn vị Hội viên vận tải hàng hóa, các Hiệp hội vận tải địa phương và Ban logistics về những bất hợp lý trong kiểm soát hoạt động vận tải hàng hóa quá cảnh; gây thiệt hại cho doanh nghiệp và có nguy cơ “đứt gãy” chuỗi vận chuyển. 

Những doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quá cảnh gặp khó khăn tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo đã từng được Banduong.vn phản ánh

Những doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quá cảnh gặp khó khăn tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo đã từng được Banduong.vn phản ánh

Trên cơ sở đó, VATA tiếp tục có những báo cáo và kiến nghị gửi đến Bộ Kế hoạch Đầu tư. Cụ thể, cơ quan hải quan cửa khẩu thường xuyên kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh cho dù hàng hóa được vận chuyển không phải là hàng cấm, hàng hóa quá cảnh không được tiêu thụ trong thị trường nội địa, phương tiện vận chuyển đi đúng tuyến đường và đi đúng thời gian quy định.

Ngoài ra, có phản ánh đơn vị hải quan không sử dụng thiết bị công nghệ, máy móc soi chiếu mà tiến hành kiểm tra một cách thủ công và trực tiếp bằng cách rạch bao bì hàng hóa. Bao bì hàng hóa sau khi bị rạch ra sẽ không đảm bảo nguyên trạng như trước khi kiểm tra, không đảm bảo giữ nguyên niêm phong của chủ hàng nước ngoài. Thời gian kiểm tra bị kéo dài nhiều ngày, gây hư hỏng bao bì dẫn đến không thể đảm bảo bao bì nguyên trạng như trước. 

Sau khi kiểm tra thực tế, cơ quan hải quan thường xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp vận chuyển về hành vi khai sai so với thực tế quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP và hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến vận chuyển hàng hóa quá cảnh quy định tại điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Nghị định 99/2013/NĐ-CP; nhưng cơ quan hải quan không xem xét bản chất sự việc là doanh nghiệp vận chuyển không thể biết hàng hóa quá cảnh có bị khai sai hay có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không.

Từ thực tế nêu trên, Hiệp hội kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng và Chính phủ để xem xét, chỉ đạo sửa đổi những quy định như:

Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 8 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP

Quy định của điểm a khoản 2 Điều 8 của Nghị định 128: “2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc một trong các trường hợp sau: a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển; b) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.”

Kiến nghị bỏ cụm từhàng hóa quá cảnh” và sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 8 của Nghị định 128 như sau:Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc một trong các trường hợp sau: a) Chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển; b) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.”

Lý do là hàng hóa quá cảnh được chứa trong các container đều có niêm phong chủ hàng nước ngoài. Khi doanh nghiệp vận chuyển nhận hàng từ phương tiện vận tải của chủ hàng nước ngoài, các container vẫn còn nguyên niêm phong của chủ hàng nước ngoài. Việc nhận các container hàng có niêm phong được thực hiện trong khu vực giám sát của hải quan cửa khẩu nhập dưới sự chứng kiến, giám sát của cán bộ hải quan cửa khẩu nhập.

Ngay sau khi hàng hóa quá cảnh chuyển qua phương tiện của doanh nghiệp vận chuyển, các container hàng hóa quá cảnh được kẹp chì niêm phong và gắn seal định vị điện tử của cơ quan hải quan cửa khẩu nhập.

Khoản 1 và khoản 3 Điều 64 Luật Hải quan quy định: (i) hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bao gồm có hàng hóa quá cảnh; (n) cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai vận chuyển hàng hóa, kiểm tra các chứng tử và hàng hóa do người khai hải quan xuất trình để quyết định cho phép vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan.

Theo khoản 1 và khoản 3 Điều 64 Luật Hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa quá cảnh trước khi quyết định cho phép vận chuyển hàng hóa quá cảnh. Nếu doanh nghiệp vận chuyển không phá dỡ kẹp chì niêm phong và seal định vị điện tử của cơ quan hải quan, doanh nghiệp vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian theo quy định thì doanh nghiệp vận chuyển hoàn toàn không có lỗi để chịu xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật Việt Nam.

Do vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp vận chuyển đã không xem xét đến bản chất của sự việc là (i) doanh nghiệp vận chuyển không thể biết, không đủ khả năng để biết hàng hóa quá cảnh có bị khai sai hay không và (1) doanh nghiệp không thể can thiệp vào hàng hóa quá cảnh trong các container có niêm phong của chủ hàng nước ngoài, có kẹp chì niêm phong, gắn seal định vị điện tử của cơ quan hải quan cửa khẩu nhập.

Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 10, điểm a khoản 1 Điều 11 và điểm a khoản 1 Điều 12 của Nghị định 99/2013/NĐ-CP

Theo duy định của Nghị định 99: Điểm a khoản 1 Điều 10 quy định: “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 3.000.000 đồng: a) Buôn bản; chào hàng; vận chuyển, kể cả quả cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí hoặc sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;”

Điểm a khoản 1 Điều 11 quy định: “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng: a) Buôn bản; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;”

Điểm a khoản 1 Điều 12 quy định: “1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng: a) Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bản hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;"

Đề nghị thay thế cụm từ “vận chuyển, kể cả quá cảnh” bằng cụm từ “vận chuyển, ngoại trừ việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh” và sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 10, điểm a khoản 1 Điều 11 và điểm a khoản 1 Điều 12 của Nghị định 99 như sau:

Điểm a khoản 1 Điều 10 được sửa đổi thành: “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 3.000.000 đồng: a) Buôn bản; chào hàng; vận chuyển, ngoại trừ việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí hoặc sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;”

Điểm a khoản 1 Điều 11 được sửa đổi thành: “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng: a) Buôn bản; chào hàng; vận chuyển, ngoại trừ việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;”

Điểm a khoản 1 Điều 12 được sửa đổi thành: “1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng: a) Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, ngoại trừ việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;”

Lý do đề nghị sửa đổi: Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa quá cảnh trước khi quyết định cho phép vận chuyển hàng hóa quá cảnh. Nếu doanh nghiệp vận chuyển không phá dỡ kẹp chì niêm phong và seal định vị điện tử của cơ quan hải quan, doanh nghiệp vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian theo quy định thì doanh nghiệp vận chuyển hoàn toàn không có lỗi để chịu xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật Việt Nam.

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp vận chuyển đã không xem xét đến bản chất của sự việc là (i) doanh nghiệp vận chuyển không thể biết, không đủ khả năng để biết hàng hóa quá cảnh có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không và (1) doanh nghiệp không thể can thiệp vào hàng hóa quá cảnh trong các container có niêm phong của chủ hàng nước ngoài, có kẹp chì niêm phong, gắn seal định vị điện tử của cơ quan hải quan cửa khẩu nhập.

Hàng hóa quá cảnh không tiêu thụ trong thị trường nội địa của Việt Nam được vận chuyển đi đúng tuyến đường và đi đúng thời gian theo quy định. Do đó, việc tạm dùng hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan để kiểm tra thực tế và xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp vận chuyển liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh (được cơ quan hải quan cho là hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ) là không phù hợp với các Hiệp định quốc tế, Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia cũng như không phù hợp với Luật Hải quan. Cụ thể là không phù hợp với Điều 51 của Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ký ngày 15/4/1994 (Hiệp định Trips), không phù hợp với khoản 4 Điều 9 của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Công ước Paris) và không phù hợp với khoản 3 Điều 73 của Luật Hải quan.

Chú thích tại điểm 13 Điều 51 của Hiệp định Trips quy định: “Điều này được hiểu là các Thành viên không có nghĩa vụ phải áp dụng các thủ tục đó (thủ tục tạm dừng thông quan đối với việc nhập khẩu hàng hóa đã được chủ thể quyền hoặc người được sự đồng ý của chủ thể quyền đưa ra thị trường của một nước khác hoặc đối với hàng hoa quả cảnh”.

Khoản 4 Điều 9 của Công ước Paris quy định: “Các cơ quan có thẩm quyền không bị bắt buộc phải thu giữ hàng hoa quá cảnh”.

Khoản 3 Điều 73 của Luật Hải quan quy định: “Các quy định về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Luật này không áp dụng đối với hàng hóa viện trợ nhân đạo, tài sản di chuyển, hàng hóa được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ hành lý, quà biếu, quà tặng trong tiêu chuẩn miễn thuế và hàng hóa quá cảnh”.

Việc sửa đổi nêu trên là rất cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận chuyển hoạt động kinh doanh, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước; đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra hiện nay.

Thanh Hiển
Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng - Lạng Sơn trong năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025.