Chuyên mục


VATA góp ý về tiêu chuẩn tấm báo hiệu phía sau xe hạng nặng và dài

12/08/2024 12:47 (GMT +7)

Ngày 12/8/2024, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) đã gửi công văn tới Cục Đăng kiểm Việt Nam, đưa ra nhiều ý kiến đóng góp quan trọng về Dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) liên quan đến tấm báo hiệu phía sau cho xe hạng nặng và dài.

VATA góp ý dự thảo về tấm báo hiệu cho xe hạng nặng và dài

VATA góp ý dự thảo về tấm báo hiệu cho xe hạng nặng và dài

Về nội dung "Tấm báo hiệu phía sau cho xe hạng nặng và dài" trong dự thảo TCVN

Đối với các loại xe hạng nặng và dài theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt  Nam và quốc tế đã có báo hiệu phía sau là biển số được sơn phản quang, đèn báo hiệu, đèn phanh. Nếu hàng hóa xếp trên xe không vượt quá thùng hàng của xe về phía sau và 02 bên thùng xe thì theo VATA: Không cần thiết phải có “Tấm báo hiệu phía sau xe”, nếu có chỉ nên khuyến cáo, hướng dẫn. Quy định này cần tham khảo các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới.

Đối với các loại xe hạng nặng và dài vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế, như xe chuyên dùng, tổ hợp xe chở hàng siêu trường, siêu trọng, xe chở hàng vượt quá thùng hàng của xe về phía sau và 02 bên thùng xe, VATA đề nghị "bắt buộc phải có báo hiệu tại những điểm nhô ra lớn nhất. Thiết bị báo hiệu gồm: “Tấm báo hiệu phía sau xe” như trong Dự thảo TCVN để cho các phương tiện đi phía sau nhận biết; “Tấm báo hiệu hai bên thành (thùng) xe” gắn vào 02 bên thành (thùng) xe đối với xe dài, để cho các phương tiện tránh và vượt nhận biết chiều dài xe; “Tấm báo hiệu phía trước xe” được gắn vào phía đầu xe, tại vị trí tương ứng với điểm nhô ra lớn nhất theo kích thước bao đối với xe quá khổ về chiều rộng lớn hơn 2,5m (>2,5m); Đèn báo hiệu 02 bên phía trước và 02 bên phía sau xe, gắn tại các điểm góc có kích thước bao nhô ra lớn nhất đối với xe quá khổ về chiều rộng lớn hơn 2,5m (>2,5m). Những thiết bị báo hiệu này được gắn cố định vào xe"

Đối với xe chở hàng hóa bình thường và tổ hợp xe chở hàng siêu trường, siêu trọng mà hàng vượt quá thùng hàng của xe hoặc vượt quá kích thước bao về phía sau và 02 bên thành xe, VATA đề nghị "phải có thiết bị báo hiệu gắn tại những điểm nhô ra lớn nhất".  

Tất cả các loại xe, kể cả xe con, VATA đề nghị: "Bắt buộc phải có biển báo hiệu khi có sự cố, xe phải dừng, đỗ chiếm dụng phần đường xe lưu thông, bao gồm cả làn đường xe thô sơ. Loại biển báo này được thế kế nhỏ, gấp gọn, để trong hộp, khi để trên xe không chiếm dụng đáng kể đến không gian thùng xe, cốp xe, có thể treo gắn vào vị trí phù hợp trong xe. Một số xe con nhập khẩu từ Hàn Quốc và một số nước khác đã có loại biển báo này để trong xe.   

Đồng thời, bổ sung vị trí, khoảng cách (tương đối) đặt thiết bị báo hiệu phía sau và phía trước xe đối với đường 02 chiều xe lưu thông mà không có dải phân cách cứng phân cách 02 chiều xe lưu thông khi xe sự cố, xe phải  dừng, đỗ chiếm dụng phần đường xe lưu thông."

Sửa đổi Mục “3.3. Các loại tấm báo hiệu phía sau” 

Mục 3.3 của Dự thảo TCVN có 5 loại “tấm báo hiệu phía sau” với ký hiệu nội dung, hình dáng, kích thước khác nhau, áp dụng cho các nhóm xe loại M, N, O được định nghĩa trong Tiêu chuẩn TCVN 8658. Theo VATA, quy định này làm các lái xe và người tham gia giao thông rất khó phân biệt, nhận biết, có lẽ chỉ các Đăng kiểm viên mới biết.  

VATA đề nghị không quy định quá chi tiết, mà chỉ quy định theo loại (nhóm) xe để các lái xe và người tham gia giao thông dễ nhận biết, cụ thể: Loại (nhóm) 1: Các loại xe tải thân liền, bao gồm cả xe tải thân liền hạng nặng và dài, có số trục bánh xe lớn nhất là 05, xe khách các loại; Loại (nhóm) 2: Các loại sơ mi rơ mooc và rơ mooc; Loại (nhóm) 3: Các loại xe quá khổ; xe quá tải; xe quá khổ chuyên dùng chở hàng siêu trường, siêu trọng. 

Phụ lục Q (Quy định) - Hướng dẫn lắp đặt các tấm báo hiệu phía sau trên xe tải nặng và xe dài

VATA kiến nghị: "Bổ sung quy định về các vị trí gắn “tấm báo hiệu phía sau” và thiết bị báo hiệu bổ sung VATA đã đề xuất ở trên. Bên cạnh đó, bổ sung quy định vị trí gắn thiết bị báo hiệu (tấm báo hiệu, đèn báo hiệu) phải đảm bảo không bị các vật khác trên xe che khuất như mui, bạt phủ, dễ nhận biết, không che khuất biển số xe."

Những đề xuất của VATA nhằm mục đích phù hợp thực tiễn, ứng dụng khoa học, công nghệ mới, hiện đại, nhằm đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công  trình đường bộ, nhưng không gây khó khăn, lãng phí, hạn chế tốn kém cho doanh nghiệp vận tải, chủ xe.

Thanh Minh
Sập giàn đỡ sắt thép trên công trường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang
Một vụ tai nạn lao động vừa xảy ra trên công trường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn qua huyện Yên Sơn khiến 1 người tử vong.

Hà Nội: Hơn 40 cầu chưa đủ điều kiện lưu thông
Do ảnh hưởng của bão số 3, đến nay Hà Nội vẫn còn hơn 40 cây cầu bị ngập, không đủ điều kiện an toàn khai thác.

Quảng Bình: Tóm gọn đối tượng mang theo súng để chuyển ma tuý
Ngày 15/9, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Bình, cho biết vừa chủ trì phối hợp các đơn vị nghiệp vụ bắt quả tang hai đối tượng mang súng quân dụng vận chuyển 26kg ma túy.

Dừng phân luồng, điều tiết giao thông qua cầu Hồ
Khu Quản lý Đường bộ I (Cục Đường bộ Việt Nam) vừa quyết định dừng thực hiện phân luồng, điều tiết giao thông qua cầu Hồ Km12+963 QL.38, tỉnh Bắc Ninh.

TT.Huế: Đánh giá mức an toàn các cây cầu
Ngày 13/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Khu Quản lý Đường bộ II tổ chức kiểm tra tổng thể mố trụ các cầu trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo an toàn cho các cầu, giao thông, người và phương tiện lưu thông trước mùa mưa bão.

Dỡ lệnh cấm qua cầu Long Biên, cầu Đuống
Từ 15h chiều ngày 13/9, người và phương tiện đã có thể lưu thông trở lại bình thường trên cầu Long Biên và cầu Đuống sau khi Hà Nội khôi phục lại phương án tổ chức giao thông khi nước sông rút.

Quảng Bình: Công an TP. Đồng Hới tăng cường kiểm tra xe tự lắp ráp
Trước thực trạng nhiều xe ba bánh, bốn bánh tự sản xuất lắp ráp, không bảo đảm an toàn, được sử dụng để chở hàng hóa cồng kềnh tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, Công an TP. Đồng Hới đã tăng cường kiểm tra, xử lý.