Chuyên mục


VATA góp ý Dự thảo Thông tư 46

30/06/2023 12:45 (GMT +7)

Ngày 29/6, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã có công văn nhằm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT gửi tới Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Sau khi nhận được “Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT” và “Văn bản hợp nhất dự thảo với Thông tư 46”, Hiệp Hội Vận tải ô tô Việt Nam đã có một số ý kiến về trình tự, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn và góp ý dự thảo thông tư theo yêu cầu của Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) về việc “lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT. 

Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT có tác động, ảnh hưởng phần lớn đến lĩnh vực vận tải hàng siêu trường, siêu trọng (STST) và sử dụng xe quá khổ chuyên dụng chở một số loại hàng đặc thù lưu thông trên đường bộ

Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT có tác động, ảnh hưởng phần lớn đến lĩnh vực vận tải hàng siêu trường, siêu trọng (STST) và sử dụng xe quá khổ chuyên dụng chở một số loại hàng đặc thù lưu thông trên đường bộ

Tình hình thực hiện Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT theo hướng dẫn của Cục ĐBVN

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT đã có tác động, ảnh hưởng phần lớn đến lĩnh vực vận tải hàng siêu trường, siêu trọng (STST) và sử dụng xe quá khổ chuyên dụng chở một số loại hàng đặc thù lưu thông trên đường bộ. Đối tượng trực tiếp chịu tác động là các tổ chức, cá nhân vận tải, các chủ dự án, công trình là chủ hàng siêu trường, siêu trọng cần vận chuyển và là chủ một số loại hàng đặc thù cần phải sử dụng xe quá khổ chuyên dụng để vận chuyển khi lưu thông trên đường bộ.

Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT (có hiệu lực ngày 01/12/2015), đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, Bộ GTVT đã kịp thời chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) trước đây hướng dẫn, tháo gỡ tại Công văn số 8146/TCĐBVN-ATGT ngày 19/12/2017 về việc “hướng dẫn thực hiện một số nội dung trong Thông tư 46/2015/TT-BGTVT”. Về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu vận tải của xã hội.

Tuy nhiên từ cuối năm 2022, Cục ĐBVN ban hành một số văn bản hướng dẫn Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, thực chất đã siết chặt và dừng cấp giấy phép lưu hành xe với một số trường hợp.

Cụ thể, tình trạng các doanh nghiệp vận tải hàng STST và doanh nghiệp vận chuyển ô tô, xe máy bằng tổ hợp ô tô đầu kéo, kéo sơ mi rơ moóc (SMRM) quá khổ giới hạn (rộng 2,78m) trên cả nước gặp khó khăn trong việc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe (GPLHX), vì không thể đáp ứng một số thủ tục mới do Cục ĐBVN hướng dẫn chỉ đạo tại các Công văn số 707/CĐBVN- QLBTKCHTGT ngày 01/11/2022, số 386/CĐBVN-QLBTKCHTGT ngày 17/01/2023, số 1364/CĐBVN-QLBTKCHTGT ngày 08/3/2023, số 1787/CĐBVN- QLBTKCHTGT hoặc một số doanh nghiệp bị Cục ĐBVN từ chối cấp GPLHX với lý do trước đây Bộ GTVT giao Tổng cục ĐBVN cấp GPLHX. Đặc biệt từ tháng 3/2023, các Khu Quản lý đường bộ (QLĐB) và các Sở GTVT từ chối cấp GPLHX cho tổ hợp xe ô tô đầu kéo, kéo sơ mi rơ moóc (SMRM) quá khổ giới hạn (rộng 2,78m) chở ô tô, xe máy.

Sau khi tiếp nhận ý kiến của các doanh nghiệp vận tải, Hiệp hội đã có Công văn số 30/CV-HHVT ngày 06/4/2023 về việc “Tháo gỡ vướng mắc ách tắc trong việc cấp giấy phép lưu hành xe vận chuyển hàng siêu trường – siêu trọng và xe quá khổ chở ô tô – xe máy” gửi Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ GTVT.

Bộ GTVT sau đó đã chỉ đạo Cục ĐBVN khẩn trương nghiên cứu, giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam và các doanh nghiệp liên quan đến việc cấp giấy phép lưu hành xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe quá khổ giới hạn, đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng yêu cầu vận tải của các doanh nghiệp và người dân. 

Cục ĐBVN đã có chỉ đạo tạm thời tiếp tục cấp giấy phép lưu hành cho xe quá khổ giới hạn vận chuyển ô tô xe máy, thời hạn đến ngày 20/7/2023. Tuy nhiên, Cục ĐBVN lại không thu hồi các văn bản hướng dẫn không phù hợp thực tiễn và trái quy định của Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT nên các Sở GTVT, các Khu QLĐB không dám cấp giấy phép lưu hành xe vận chuyển hàng STST cho các doanh nghiệp.

Hiệp hội tiếp tục có ông văn đề nghị Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 “Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ”, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và đáp ứng phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng gửi Bộ GTVT.

Tuy nhiên, đến nay hầu hết các doanh nghiệp vận tải hàng STST vẫn không thể xin được giấy phép lưu hành xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.

Hậu quả làm đứt gãy chuỗi vận tải cấu kiện, thiết bị là hàng siêu trường, siêu trọng phục vụ các công trình, dự án lớn, dự án trọng điểm quốc gia, phục vụ an ninh quốc phòng. Phá vỡ tiến độ công trình, dự án, gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp, xã hội và nhà nước, trong đó các công trình giao thông trọng điểm như xây dựng đường bộ, đường cao tốc Bắc – Nam, sân bay, đường tàu điện ..., ảnh hưởng đến việc đáp ứng kịp thời các yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh, ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vận tải có nguy cơ bị phạt theo hợp đồng kinh tế do không thực hiện được hợp đồng vận tải đã ký kết.

Để tháo gỡ vấn đề này Hiệp hội đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Cục ĐBVN khẩn trương rút các công văn ban hành không phù hợp với thực tiễn, trái quy định pháp luật và gây thiệt hại lớn như nêu ở phần trên. Trước mắt thực hiện theo Thông tư 46/2015/TT-BGTVT và Công văn số 8146/TCĐBVN-ATGT ngày 19/12/2017 của Tổng cục ĐBVN trước đây về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung trong Thông tư 46/2015/TT-BGTVT”. Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện thông tư sửa đổi Thông tư 46/2015/TT-BGTVT.

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn

Bộ GTVT đã ban hành uyết định về việc “Điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 06 tháng cuối năm 2023 của Bộ GTVT”, trong đó, có nội dung dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 46/2015/TT-BGTVT theo “Trình tự, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn” quy định tại Điều 148 của Luật số 63/2020/QH14 ngày 18/6/2020 của Quốc hội về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.

Tuy nhiên, Cục ĐBVN trình Bộ GTVT “Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT” có rất nhiều nội dung bất cập, không thực tiễn, hoàn toàn không có nội dung nào là tháo gỡ những vướng mắc, bất cập của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, trái với quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật số 63/2020/QH14 về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.

Để nội dung Thông tư sửa đổi, bổ sung phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý an toàn giao thông, đồng thời đáp ứng yêu cầu vận tải hàng siêu trường, siêu trọng trong phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo Quốc phòng – an ninh, trong điều kiện phương tiện vận tải đã có nhiều loại phương tiện mới theo thông lệ quốc tế, đã được nhập khẩu hoặc sản xuất lắp ráp tại Việt Nam; trong điều kiện chuyển đổi số đang diễn ra sâu rộng, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề nghị Bộ GTVT:

Chỉ đạo Cục ĐBVN và các Vụ, cơ quan tham mưu tiến hành tổng kết, đánh giá hiệu quả, tác động tích cực và bất cập sau hơn 07 năm áp dụng Thông tư số 46/20215/TT-BGTVT, kể cả Công văn số 8146 ngày 19/12/2017 của Tổng cục ĐBVN trước đây về việc “hướng dẫn thực hiện một số nội dung trong Thông tư 46/2015/TT-BGTVT.

Tổ chức đối thoại doanh nghiệp, đối tượng là đại diện các tổ chức, cá nhân vận tải, các chủ dự án, công trình là chủ hàng siêu trường, siêu trọng cần vận chuyển và là chủ một số loại hàng đặc thù cần phải sử dụng xe quá khổ chuyên dụng để vận chuyển khi lưu thông trên đường bộ.

Có cơ sở dữ liệu đường bộ với phần mềm tích hợp dữ liệu phù hợp yêu cầu tra cứu nhanh và chính xác; dữ liệu được cập nhật đầy đủ, kịp thời để phục vụ nhu cầu khai thác dữ liệu phục vụ xây dựng phương án vận tải của doanh nghiệp và xem xét cấp giấy phép của cơ quan quản lý.

Trước mắt, với những Thông tư và cơ sở mà Hiệp hội đã nắm được, Hiệp hội có những góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT và Văn bản hợp nhất dự thảo với Thông tư số 46/2015/TT- BGTVT.

Tích hợp những nội dung phù hợp trong Công văn số 8146 ngày 19/12/2017 của Tổng cục ĐBVN trước đây về việc “hướng dẫn thực hiện một số nội dung trong Thông tư 46/2015/TT-BGTVT” vào thông tư thay thế Thông tư số 46/20215/TT- BGTVT, vì nội dung ông văn này đã được áp dụng thực tiễn thành công, hiệu quả cao, từ năm 2018 đến tháng 9/2022.

Bổ sung quy định loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc (RM/SMRM), kể cả cả cụm các rơ moóc chuyên dùng, quá khổ giới hạn chiều rộng, chiều dài chở loại hàng có tính chất đặc thù và từ 02 đơn nguyên hàng trở lên như chở ô tô, phương tiện chuyên dùng, thiết bị, cấu kiện, vật tư, máy công trình,... lưu thông thường xuyên trên đường bộ và phải có GPLHX. Nội dung này được hướng dẫn tạm thời tại tại Công văn số 3902/TCĐBVN-ATGT ngày 28/7/2016 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước đây về việc “cấp Giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn đường bộ”.

Bổ sung quy định về các loại phương tiện giao thông chuyên dụng vận chuyển hàng STST được phép lưu thông trên đường bộ qua những đoạn đường có địa hình khó khăn, phức tạp, như hạn chế về tĩnh không, chiều rộng mặt đường, bán kính đường cong và độ dốc dọc lớn,.... Những loại phương tiện này đã được các tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng chuyên ngành, có pháp nhân, cấp giấy chứng nhận kiểm định hoặc kiểm tra chất lượng an toàn.

Bổ sung quy định về các loại thiết bị giao thông chuyên dụng được lắp đặt vào tổ hợp xe (xe đầu kéo, cụm RM thủy lực kiểu module hoặc SMRM và thiết bị chuyên dụng) theo thiết kế của nhà sản xuất để vận chuyển các loại hàng STST có hình dạng đặc thù, kích thước, khối lượng lớn, vận chuyển trên những đoạn đường bộ có địa hình khó khăn, phức tạp, như hạn chế về tĩnh không, chiều rộng mặt đường, bán kính đường cong hoặc độ dốc dọc lớn, có vật cản 02 bên đường; lưu thông qua cầu để phân tải đồng thời lên cả nhịp, trụ, mố cầu, nhằm giảm tải trọng tổ hợp xe lên 01 nhịp cầu. Những loại thiết bị giao thông này đã được các tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng chuyên ngành, có pháp nhân, cấp giấy chứng nhận kiểm định hoặc kiểm tra chất lượng an toàn.

Sửa đổi, bổ sung quy định về tải trọng trục và tổng trọng lượng đối với RM và SMRM có nhiều trục và trục có nhiều bánh xe:

Bổ sung quy định tăng dần tải trọng trục theo số bánh xe của mỗi loại trục, theo Điều 16 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, quy định về giới hạn tải trọng trục lớn nhất trục đơn không quá 10 tấn, cụm trục kép không quá 18 tấn, cụm trục ba không quá 24 tấn. Quy định này áp dụng cho trục có từ 02 bánh xe trở lên. Bản chất quy định tải trọng trục là tính áp lực của bánh xe lên 01 đơn vị diện tích mặt đường (phần diện tích mặt đường tiếp xúc với bánh xe). Quy định này được xây dựng từ trước năm 2000, khi đó trục bánh xe của các phương tiện vận chuyển hàng STST chỉ có tối đa là 04 bánh. Hiện nay phương tiện vận chuyển hàng STST là loại RM/SMRM thủy lực có nhiều trục bánh xe và mỗi trục bánh xe có 06 bánh, 08 bánh, trường hợp ghép ngang 02 RM/SMRM số trục sẽ gấp đôi (12 bánh, 16 bánh). Do đó cần quy định tải trọng trục được tăng dần theo số bánh xe của mỗi trục (02 bánh, 04 bánh, 06 bánh, 08 bánh ....).

Bổ sung quy định tăng tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của RM và SMRM theo tổng tải trọng trục của chính phương tiện đó, tại Khoản 2 Điều 17 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, quy định về tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của tổ hợp xe có số trục bằng 6 trở lên là 48 tấn. Quy định này chỉ phù hợp với tổ hợp xe tiêu chuẩn. Hiện nay phương tiện vận chuyển hàng STST có thể là cụm nhiều RM, đồng nghĩa nhiều trục hoặc SMRM có nhiều hơn 03 trục. Do đó cần quy định tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của RM và SMRM theo tổng tải trọng trục của chính phương tiện đó.

Sửa đổi, bổ sung quy định về việc “công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật đường ngang” phải được cập nhật vào phần mềm của Cục ĐBVN để các doanh nghiệp, các cơ quan cấp GPLHX thuận lợi truy cập, trích xuất, khai thác dữ liệu. Cục ĐBVN cần xây dựng phần mềm cập nhật tình trạng tải trọng cầu, đường và hướng dẫn sử dụng dữ liệu cập nhật.

Sửa đổi, bổ sung quy định về phân cấp thẩm quyền cấp GPLHX: Việc phân cấp thẩm quyền cấp GPLHX theo quy định tại Điều 22 Thông tư 46/2015/TT- BGTVT bất cập, không phù hợp thực tế, dẫn đến hầu hết các Sở GTVT, các Khu QLĐB đùn đẩy không dám cấp GPLHX cho phương tiện vận chuyển loại hàng STST có kích thước, khối lượng quá lớn hoặc đi qua nhiều địa phương khác, kể cả khi thông tin tình trạng cầu đường được cập nhật trên mạng. Vì thông tin tình trạng cầu đường 06 tháng mới được cập nhật 01 lần, đặc biệt thông tin về cầu không đầy đủ, không cụ thể, chi tiết cho từng cầu, Sở GTVT của tỉnh phía Bắc không thể nắm được thực tế thông tin tình trạng cầu đường của các tỉnh khác khu vực, khác vùng miền. Do đó cần phân cấp lại thẩm quyền cấp GPLHX theo hướng tương tự quy định tại Thông tư 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/10/2010 (đã hết hiệu lực từ ngày 01/12/2015).

Giải trình lý do các nội dung sửa đổi, bổ sung:

1. Bổ sung khoản 5, khoản 8, khoản 9 Điều 3 để phù hợp và cập nhật kịp thời thực tiễn sự phát triển của khoa học, công nghệ mới, đáp ứng vận chuyển các loại hàng siêu trường, siêu trọng đặc thù di chuyển trên các đoạn đường có địa hình khó khăn, phức tạp.

2. Bổ sung nội dung “... vào phần mềm dữ liệu đường bộ ...” vào khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 6 và khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 7 để phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 Thông tư này.

3. Bỏ từ “tuyến” tại các điểm, khoản, Điều trong Thông tư này vì nghĩa của từ “tuyến” cũng là “đường”.

4. Bổ sung vào khoản 3 Điều 9 nội dung “gồm cả trường hợp sử dụng phương tiện cơ giới chuyên dùng có kích thước bao vượt quá khổ giới hạn để chở ô tô, máy móc, thiết bị, xe máy thi công công trình (không phải là hàng siêu trường, siêu trọng)” để phù hợp thực tiễn và đáp ứng yêu cầu vận chuyển đối với những loại hàng hóa đặc thù, có giá trị cao.

5. Bổ sung khoản 3 Điều 13 để phù hợp thực tiễn, đảm bảo hiệu quả kinh tế (ví dụ phương tiện chở hàng có kích thước dải vượt ra khỏi thùng xe như cột điện có khối lượng khoảng 01 tấn, nếu chở 01 cột thì rất lãng phí, không có hiệu quả, do đó cho phép chở nhiều cột, nhưng không vượt quá khối lượng hàng cho phép chuyên chở của phương tiện).

6. Sửa đổi và bổ sung khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 14 để phù hợp thực tiễn, đảm bảo tính khả thi khi thực hiện, không gây khó khăn, tốn kém, lãng phí. 7. Sửa đổi và bổ sung điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 16 vì trục nhiều bánh xe thì làm giảm áp lực lốp bánh xe lên mặt đường.

8. Bổ sung khoản 6 Điều 17 để phù hợp với việc tăng tải trọng trục quy định tại Khoản 1 Điều 16.

9. Bổ sung vào khoản 1 Điều 20 nội dung “... gồm cả trường hợp xe quá khổ giới hạn chuyên dùng chở ô tô, máy móc, thiết bị, xe máy thi công công trình (không phải là hàng siêu trường, siêu trọng)...” để phù hợp, đồng bộ với quy định tại khoản 3 Điều 9.

10. Bổ sung vào điểm a, điểm b khoản 4 Điều 20 nội dung “... có người hướng dẫn, điều tiết giao thông và xe hỗ trợ dẫn đường ....” để phù hợp, đồng bộ với quy định tại khoản 3 Điều 14.

11. Bổ sung khoản 1 Điều 22 để phù hợp thực tiễn và năng lực của các cấp có thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe; đáp ứng yêu cầu của xã hội.

12. Bổ sung vào khoản 1 Điều 26 về trách nhiệm xây dựng phần mềm cập nhật và cung cấp dữ liệu đường bộ của Cục Đường bộ Việt Nam.

Hoài Linh
Năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.

Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.