Chuyên mục


Vận tải xuất hiện làn sóng "vắt chanh bỏ vỏ"

09/05/2023 09:12 (GMT +7)

Trong giai đoạn đầu phát triển, để tối ưu hóa nguồn lực, các sàn thương mại điện tử có xu hướng mở rộng hợp tác với các đơn vị vận chuyển. Thế nhưng, khi có tệp khách hàng ổn định, nắm bắt rõ thị trường, đồng thời nâng sức cạnh tranh, các doanh nghiệp lớn đã chuyển sang hướng "tự cung tự cấp" logistic.

Sàn TMĐT gạt đối tác cũ khỏi cuộc chơi

Theo một báo cáo của Statista, sau 2 năm dịch bệnh, Đông Nam Á đã ghi nhận số lượng người mua sắm trực tuyến đạt mức ấn tượng, khoảng 70 triệu người tính đến thời điểm hiện tại. Trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng bậc nhất.

Trong năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm đạt 12,42 tỷ USD. Nền kinh tế số Việt Nam còn được Google và Bain & Company dự đoán sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và sở hữu thị trường TMĐT lớn thứ 3 tại Đông Nam Á vào năm 2025. 

Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thay vì cạnh tranh ngắn hạn bằng giảm giá, nhiều doanh nghiệp chuyển phát nhanh đã chọn cách thức chiến lược dài hạn: 'vươn dài' cánh tay dịch vụ, đầu tư chăm sóc trải nghiệm cho khách hàng cuối.

Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thay vì cạnh tranh ngắn hạn bằng giảm giá, nhiều doanh nghiệp chuyển phát nhanh đã chọn cách thức chiến lược dài hạn: "vươn dài" cánh tay dịch vụ, đầu tư chăm sóc trải nghiệm cho khách hàng cuối.

Nếu như các sàn TMĐT hay người kinh doanh trực tuyến có khả năng can thiệp sâu vào hầu hết các mắt xích trong hành trình mua sắm thì các đơn vị chuyển phát nhanh lại chỉ có thể "gặp gỡ" người dùng ở khâu nhận hàng.

Trong giai đoạn đầu phát triển, để tối ưu hóa nguồn lực, các sàn thương mại điện tử có xu hướng mở rộng hợp tác với các đơn vị vận chuyển. Với ưu thế mạng lưới vận chuyển phủ sóng cả nước, quy trình vận hành bài bản, các đơn vị vận chuyển đương nhiên trở thành đối tác chiến lược, giúp các sàn TMĐT từ mở rộng tệp khách hàng, cả ở phía người bán và người mua.

Lấy ví dụ như kể từ khi ra mắt tại Việt Nam, Shopee đã hợp tác với một loạt các hãng vận chuyển như Giao Hàng Tiết Kiệm; Giao Hàng Nhanh; Viettel Post; Vietnam Post, Ninja Van, J&T Express… Trong khi Lazada cũng bắt tay với VNPost, DHL, Giao Hàng Nhanh, Ship60, VNCPost, Netco Post…, Tiki có thêm sự hỗ trợ của Ninja Van và Giao Hàng Nhanh.

Báo cáo của Allied Market Research cho biết nền tảng thương mại điện tử được dự đoán là phân khúc sinh lợi nhất trên thị trường chuyển phát nhanh.

Báo cáo của Allied Market Research cho biết nền tảng thương mại điện tử được dự đoán là phân khúc sinh lợi nhất trên thị trường chuyển phát nhanh.

Thế nhưng, "gió đã đổi chiều" khi các sàn lớn dần, song song với việc giữ mối quan hệ hợp tác với các đơn vị vận chuyển, các sàn cũng xây dựng cho mình một hệ thống logistics riêng, ngày càng được đầu tư phát triển. Chiến lược "tự cung tự cấp"  bằng việc áp dụng bằng việc sử dụng hệ thống logistic nội bộ, giúp các sàn  đạt được 3 mục đích: Một là giảm bớt sự phụ thuộc vào các đơn vị vận chuyển bên ngoài. Hai là tối ưu lợi nhuận do giảm bớt sự chia sẻ cho các đơn vị vận chuyển. Ba là phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng, khi tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam luôn duy trì trên 2 con số trong những năm gần đây. 

Trong đó có thể kể trường hợp của Ninja Van, các đối tác lớn của Ninja Van như GoTo (trước đây là PT Tokopedia), Lazada và Shopee đều đang theo đuổi chính sách tối ưu chi phí, dẫn tới động thái siết chặt các bên giao vận thứ 3. Shopee đã có bộ phận giao vận riêng là Shopee Xpress.

Trung bình mỗi ngày, Ninja Van giao khoảng 2 triệu bưu kiện với hơn 1,5 triệu người gửi hàng và khoảng 100 triệu người nhận.

Trung bình mỗi ngày, Ninja Van giao khoảng 2 triệu bưu kiện với hơn 1,5 triệu người gửi hàng và khoảng 100 triệu người nhận.

Cuối năm 2022, Shopee tại Philippines cũng đã chấm dứt quan hệ hợp tác với Ninja Van. Lazada cũng có đơn vị vận chuyển của riêng mình là LEX (Lazada Express). Tương tự với GoTo là có thể tận dụng dịch vụ GoSend của Gojek.

Trong báo cáo tài chính năm 2022 của Ninja Van, ảnh hưởng của việc ngừng hợp tác với Shopee tại Philippines đã không được phản ánh. Thực tế, ban lãnh đạo Ninja Van có vẻ lường trước được tình huống này, khi muốn mở rộng sang mảng giao hàng cá nhân.

Indonesia hiện vẫn là thị trường lớn nhất của Ninja Van trong năm tài chính 2022, chiếm gần một nửa tổng doanh thu. Malaysia và Philippines lần lượt là hai thị trường lớn thứ hai và thứ ba, theo hồ sơ công khai trên ACRA. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hãng vận chuyển này vẫn chưa gây ấn tượng với trí nhớ người tiêu dùng. 

Tại Việt Nam, Ninja Van vẫn đang đẩy mạnh mô hình "hợp tác kinh doanh chuyển phát nhanh" với các nhà đầu tư cá nhân từ số vốn nhỏ hoặc có sẵn mặt bằng trống, nhằm xây dựng các điểm gom hàng, nhận hàng trên toàn quốc.

Hiện Ninja Van đang hoạt động với mạng lưới 9 kho hàng trên khắp cả nước, gồm: 2 kho tổng tại Hà Nội, TP. HCM và các kho vệ tinh. Công ty có gần 800 trạm giao nhận và hơn 4.700 phương tiện giao hàng hóa, tính đến cuối năm 2022.

B2C - Bussiness to Consumer được dự đoán là phân khúc sinh lời cao nhất.

B2C - Bussiness to Consumer được dự đoán là phân khúc sinh lời cao nhất.

Ninja Van buộc phải bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp hàng đầu như: VNPost, Viettel Post, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, hay gần đây là sự mở rộng của J&T Express. 

Với khoản lỗ trước thuế lên tới 187 triệu USD trong năm tài chính 2022, Kỳ lân Ninja Van đang ngày càng rời xa mục tiêu IPO trước đó. Nhìn lại khoảng thời gian ăn nên làm ra, tháng 9/2021, Ninja Van huy động thành công 578 triệu USD trong vòng gọi vốn Series E, nâng định giá của công ty lên 1 tỷ USD và chính thức trở thành một startup Kỳ lân mới tại khu vực Đông Nam Á.

Trung bình mỗi ngày, Ninja Van giao khoảng 2 triệu bưu kiện với hơn 1,5 triệu người gửi hàng và khoảng 100 triệu người nhận. Từng có thời điểm, đội ngũ sáng lập Ninja Van đã nghĩ tới mục tiêu IPO, đồng thời, hướng đến việc có lãi trong báo cáo tài chính 2022. Theo hồ sơ công khai mới nhất trên Cơ quan Quản lý Kế toán và Doanh nghiệp Singapore (ACRA), khoản lỗ trước thuế của Ninja Van đã tăng từ 74 triệu USD trong năm tài chính 2021 lên 187 triệu USD trong năm tài chính 2022.

Tăng trưởng doanh thu cho năm tài chính 2022 của Ninja Van giảm rõ rệt từ 95% của năm tài chính 2021 xuống còn 21%. Trong khi đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng lần lượt 44% và 29% so với cùng kỳ. Chính vì vậy, khoản lỗ trước thuế của công ty đã tăng từ 74 triệu USD trong năm tài chính 2021 lên 187 triệu USD trong năm tài chính 2022.

Chỗ đứng nào cho star-up nội?

Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, doanh thu dịch vụ toàn ngành bưu chính năm 2022 ước đạt 52.300 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm 2021. Đáng chú ý, các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm giữ hơn 60% thị phần thị trường vận chuyển nhanh.

Các tập đoàn nước ngoài có nhiều lợi thế về tài chính, công nghệ, nguồn hàng hóa, thương hiệu… đều có mặt ở thị trường Việt Nam. Các "ông lớn" này thực hiện chiến lược mở rộng thị trường nhượng quyền, đầu tư gián tiếp, giảm giá vận chuyển dưới giá thành, thậm chí áp dụng cước phí vận chuyển 0 đồng để cạnh tranh thị phần. 

“Nguy cơ lớn là các doanh nghiệp chuyển phát trong nước sẽ rơi vào cuộc cạnh tranh không bình đẳng, bị ép giá, bị chi phối về sản lượng vận chuyển và dần bị thôn tính, mất dần vai trò dẫn dắt thị trường chuyển phát hàng hóa trong nước, hạ tầng logistics quốc gia sẽ rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh kinh tế, an ninh quốc gia, nếu như Nhà nước không có chính sách điều tiết và quản lý phù hợp”, Vụ Bưu chính (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhận định.

Sinh sau đẻ muộn nhưng lại kết thúc sớm. Năm 2022, thị trường giao hàng nhanh của Việt Nam có thêm cái tên mới Rino - ứng dụng đi chợ “hộ” mới ra mắt trong tháng 4/2022 được triển khai tại các quận trung tâm của TP.HCM như quận 1, quận 3, quận 10, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận.

Ra mắt với nhiều ưu đãi khủng cho khách hàng

Ra mắt với nhiều ưu đãi khủng cho khách hàng

Theo thông tin từ công ty, điểm khác biệt của Rino là giao hàng đến tay người dùng trong vòng 10 phút kể từ khi đặt hàng. Để làm được điều này công ty đã cho xây dựng hệ thống kho hàng riêng, tương tự các siêu thị mini để trực tiếp phân phối đến người tiêu dùng mà không cần thông qua các điểm bán hàng. Ngoài ra các kho hàng đều được bố trí trong khu vực dân cư đông đúc, phục vụ trực tuyến chứ không phục vụ ngoài thực địa.

Theo đại diện từ Rino, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng, mỗi quận Rino tạo ra hạ tầng logistics tích hợp bố trí 1 - 2 trung tâm  “dark store” (các cửa hàng lập ra chỉ để phục vụ việc xử lý đơn hàng và giao hàng). Bán kính phục vụ mỗi kho là từ 1 - 3km. Như vậy mới đảm bảo được thời gian giao hàng chỉ trong vòng 10 phút. Đơn vị này có kế hoạch mở thêm 5 kho hàng vào cuối tháng 5/2022, đặt mục tiêu có mặt ở tất cả các quận trong quý 4. Những ngày đầu hoạt động của Rino cũng khá khả quan, khi người dùng dần truyền tai nhau thời gian giao hàng 10 phút. Đây là một ưu điểm mà có lẽ bất kỳ người dùng nào cũng muốn trải nghiệm.

Sau một thời gian hoạt động, dự án "chớm nở" này sớm lụi tàn và hiện tại, CEO Rino đang bắt đầu lại từ đầu với Otocity. Trên LinkedIn, ông Thành cũng đã cập nhật lại công việc của mình là người đồng sáng lập và CEO của Otocity.vn, kết thúc công việc tại Rino trong vai trò đồng sáng lập và CEO từ tháng 8/2022.

Nhưng sự đổ vỡ của các doanh nghiệp star-up trong lĩnh vực giao hàng nhanh không phải là hiếm gặp. Chẳng hạn năm 2021, các nhà đầu tư đổ 9,7 tỷ USD vào các công ty vận chuyển nhanh trên thế giới, thì chỉ qua vài tháng đầu năm 2022, sự nhộn nhịp này đã không còn. Nhà đầu tư trở nên e dè hơn vì tình hình chứng khoán ảm đạm của các công ty giao hàng có tiếng như Deliveroo, Just Eat, DoorDash,...

Fridge No More (Mỹ) là một công ty khởi nghiệp sáng tạo có doanh thu kỷ lục 3,2 triệu USD vào tháng 2 phải ngậm ngùi ngừng hoạt động vào tháng 3. Hoặc bốn tháng trước đó công ty khởi nghiệp sáng tạo vận chuyển 1520 cũng giải thể.

Hoạt động của các công ty giao hàng nhanh tại Mỹ thời điểm này khá ảm đạm, hàng loạt công ty giao hàng siêu tốc nối đuôi nhau đóng cửa

Hoạt động của các công ty giao hàng nhanh tại Mỹ thời điểm này khá ảm đạm, hàng loạt công ty giao hàng siêu tốc nối đuôi nhau đóng cửa

Kinh doanh giao hàng nhanh khá phức tạp và tốn kém. Các công ty phải thuê và duy trì nhiều trung tâm phân phối, để nguồn hàng luôn gần khách hàng. Có như vậy mới có thể giao hàng nhanh. Đội ngũ giao hàng phải là nhân viên chính thức, bởi nhân sự bên ngoài sẽ rủi ro cho việc đảm bảo hàng hóa của khách hàng.

Chính vì vậy nhiều công ty lúc đầu cam kết giao hàng trong 15 phút, nhưng sau này lại dỡ bỏ các cam kết này, chẳng hạn Gorillas và Jokr. Hoặc DoorDash có động thái muốn tăng thời gian giao hàng lên 30 phút. Không chỉ ở thế giới, thị trường này ở Việt Nam cũng chật vật không kém. Những đơn vị “tiên phong” của mảng này ở Việt Nam là các TMĐT, cụ thể là Tiki và Lazada. Cả hai đều ra mắt dịch vụ giao hàng trong vòng 2 giờ. Tuy nhiên, sau một thời gian ra mắt thì khách hàng đều cảm thấy thất vọng vì nhiều bất cập. Do đó, các dịch vụ giao hàng nhanh trong giờ chủ yếu là để marketing.

Hoài Linh
Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Bắc Ninh tăng xe phục vụ người dân dịp Lễ
Do thời gian nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài, dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao. Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Bắc ninh triển khai nhiều kế hoạch nhằm phục vụ nhu cầu tối đa nhu cầu đi lại của người dân, du khách.

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp 30/4
Biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 được áp dụng tại cảng hàng không gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương từ ngày 27/4 đến hết ngày 1/5.

Yêu cầu đơn vị vận tải không tăng giá vé dịp lễ
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị vận tải không tăng giá cước hoặc có thì phải đáp ứng các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan,…

Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trong tháng 5/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn
Chiều ngày 21/4, tại thành phố Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024.