Chuyên mục


Ưu tiên phát triển đường sắt trong 25 năm tới

23/08/2024 12:02 (GMT +7)

Để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 theo hướng hợp lý, tận dụng lợi thế của các phương thức vận tải, Bộ GTVT cho biết sẽ ưu tiên đầu tư cho phương thức vận tải đường sắt trong những năm tới đây.

Báo cáo của Bộ GTVT cho biết, thời gian qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam đã có những phát triển đáng ghi nhận với hơn 24.300km quốc lộ, 2.000km đường bộ cao tốc, 6.800km đường thủy nội địa, 2.640 đường sắt quốc gia, 298 bến cảng, 22 cảng hàng không và nhiều công trình quan trọng, quy mô lớn được đầu tư.

Hạ tầng mất cân đối

Tuy nhiên, ông Lưu Quang Thìn, Vụ phó Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT) nhận định, hạ tầng giao thông đất nước vẫn đang mất cân đối giữa các dự án, chủ yếu tập trung cho lĩnh vực đường bộ, tiếp đến là hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa.

Trong khi đó, hệ thống đường sắt mặc dù là phương thức có nhiều ưu điểm nhưng chưa được ưu tiên đầu tư, còn lạc hậu; đường sắt đô thị triển khai chậm nên chưa giải quyết được tình trạng ùn tắc, ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn; chưa phát huy tiềm năng của đường thủy nội địa trong các khu vực có lợi thế.

Nguyên nhân chủ yếu do xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam thấp, vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng đủ mục tiêu đầu tư.

Hạ tầng giao thông đất nước chủ yếu tập trung cho lĩnh vực đường bộ, tiếp đến là hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa, đường sắt ít được chú trọng đầu tư. Để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 theo hướng hợp lý, tận dụng lợi thế của các phương thức vận tải, Bộ GTVT cho biết sẽ ưu tiên đầu tư cho phương thức vận tải này trong những năm tới đây

Hạ tầng giao thông đất nước chủ yếu tập trung cho lĩnh vực đường bộ, tiếp đến là hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa, đường sắt ít được chú trọng đầu tư. Để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 theo hướng hợp lý, tận dụng lợi thế của các phương thức vận tải, Bộ GTVT cho biết sẽ ưu tiên đầu tư cho phương thức vận tải này trong những năm tới đây

Để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 theo hướng hợp lý, bảo đảm cân đối, hài hòa, tận dụng lợi thế của các phương thức vận tải, nâng cao tỷ lệ vận tải hành khách công cộng ở các đô thị lớn, Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT) cho rằng, với vận tải đường bộ, đến năm 2030 phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc.

Trong đó, cần tiếp tục đầu tư các tuyến cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế có nhu cầu vận tải hàng hóa lớn. Ước tính theo quy hoạch, tổng mức đầu tư các dự án đến năm 2030 vào khoảng 24,8 tỷ USD; đến năm 2050 vào khoảng 33,64 tỷ USD.

Ưu tiên cho đường sắt

Riêng hệ thống đường sắt là phương thức có ưu thế về vận chuyển khối lượng lớn, nhanh, an toàn, thuận tiện, chi phí hợp lý, giảm ô nhiễm môi trường nên sẽ là một trong các ưu tiên đầu tư. 

Do đó, Bộ GTVT tập trung xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM để giảm ùn tắc giao thông, kết nối với tuyến đường sắt tốc độ cao để hình thành mạng lưới vận chuyển hành khách thuận tiện trong cả nước; đầu tư các tuyến đường sắt mới, điện khí hóa để kết nối cảng biển quan trọng, kết nối cảng hàng không; cải tạo, nâng cấp các tuyền đường sắt hiện có đồng bộ hạ tầng.

Theo tính toán, riêng lĩnh vực đường sắt, tổng mức đầu tư các dự án đến năm 2030 vào khoảng 151,2 tỷ USD (bao gồm cả đường sắt đô thị); đến năm 2050 vào khoảng 312 tỷ USD.

Với đường thủy nội địa, ngành GTVT chú trọng cải tạo nâng cấp các tuyến chính có mật độ vận tải cao; tập trung phát triển các tuyến vận tải thủy ven biển khu vực miền Trung và Đồng bằng Sông Cửu Long; hiện đại hóa các cảng chính, cảng chuyên dùng, trong đó khuyến khích đầu tư cảng, luồng tuyến vận tải với tổng mức đầu tư các dự án đến năm 2030 vào khoảng 10,8 tỷ USD; đến năm 2050 vào khoảng 4,48 tỷ USD.

Lĩnh vực hàng hải sẽ cải tạo nâng cấp các luồng hàng hải quan trọng; tiếp tục phát triển các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Bà Rịa Vũng Tàu; kêu gọi đầu tư cảng Cần Giờ, Vân Phong, các bến cảng Trần Đề phục vụ Đồng bằng Sông Cửu Long với tổng mức đầu tư theo ước tính của quy hoạch đến năm 2030 vào khoảng 4,16 tỷ USD; đến năm 2050 khoảng 6,65 tỷ USD.

Về hàng không, Bộ GTVT ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng Thủ đô Hà Nội, TPHCM; từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu; kêu gọi đầu tư đầu tư các cảng hàng không mới… với tổng mức đầu tư theo ước tính của quy hoạch đến năm 2030 vào khoảng 17,1 tỷ USD; đến năm 2050 vào khoảng 21,06 tỷ USD.

Tạo cơ chế hút vốn cho hạ tầng

Để có thể triển khai những dự án hạ tầng giao thông nêu trên, Vụ Kế hoạch đầu tư đề xuất nhiều giải pháp trọng tâm để huy động nguồn lực đầu tư về cơ chế chính sách, huy động nhiều nguồn vốn "rót" vào hạ tầng.

Cụ thể, Bộ GTVT tiếp tục rà soát, sửa đổi hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan, rà soát, cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, môi trường đầu tư; xây dựng cơ chế để tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương đầu tư, tiếp tục rà soát các quy hoạch để định hướng đầu tư; ưu tiên phân bổ vốn ngân sách Nhà nước cho các công trình, dự án giao thông không có khả năng thu hồi vốn hoặc khó có khả năng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế.

Bộ GTVT đẩy mạnh huy động mọi nguồn vốn từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông với các ưu đãi đầu tư tối đa; tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế để đầu tư các công trình lớn có sức lan tỏa; khai thác có hiệu quả nguồn lực từ tài sản kết cấu hạ tầng; nghiên cứu, xây dựng các cơ chế huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phù hợp với đặc thù từng chuyên ngành giao thông, có tính cạnh tranh quốc tế.

Song song đó, cơ quan này cũng xây dựng và công bố danh mục các dự án phát triển hạ tầng giao thông đề kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP và đầu tư nước ngoài giai đoạn đến năm 2030 và sau năm 2030.

Theo Báo điện tử Chính phủ
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện, đảm bảo an toàn hệ thống đê
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 94/CĐ-TTg ngày 12/9/2024 về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các tỉnh phía Bắc nhằm đảm bảo an toàn các hệ thống đê và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do ngập, lụt tại vùng hạ du.

Hoà Bình: Cấm xe khách trên tỉnh lộ 445 do sạt lở
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hoà Bình ban hành Thông báo cấm toàn bộ các phương tiện vận tải hành khách lưu thông qua khu vực tuyến Km3+500 đường tỉnh 445.

Trên dưới đồng lòng, người dân san sẻ nỗi lo cùng lãnh đạo trong mùa mưa lũ
Tuy vất vả nhưng với tinh thần san sẻ những trăn trở, lo lắng của lãnh đạo huyện Quốc Oai (Hà Nội), nhiều hoạt động ý nghĩa cũng đã được các ban ngành, tổ chức, cá nhân triển khai trong mùa lũ.

Cập nhật thông tin thiệt hại mưa lũ sau bão số 3
Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai, đến 11 giờ ngày 11/9 có 292 người chết, mất tích (152 người chết, 140 người mất tích) do bão số 3 và hoàn lưu sau bão.

Cảnh báo lũ trên các sông của Hải Phòng
Trưa nay (11/9), Đài Khí tượng Thủy văn Thành phố Hải Phòng phát đi thông tin cảnh báo nguy cơ lũ trên các sông và ngập lụt tại một số địa phương của Hải Phòng, yêu cầu các đơn vị, người dân chú ý theo dõi và có biện pháp phòng tránh, bảo vệ tài sản.

Hà Nội: Quận Tây Hồ sẵn sàng di dời hàng nghìn hộ dân
UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa chỉ đạo các phường Yên Phụ, Tứ Liên, Phú Thượng và lực lượng quân sự, công an phường tổ chức vận động, hỗ trợ nhân dân di dời ra khỏi các khu vực nguy hiểm.

Nhiều hộ dân ở Bắc Ninh có nguy cơ ngập lụt do nước sông Cầu dâng cao
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Ninh thông báo mức nước lũ trên sông Cầu đang có chiều hướng dâng lên rất cao khiến nhiều hộ gia đình sinh sống quanh khu vực có nguy cơ bị ngập lụt.