Chuyên mục


TP.HCM muốn chi 358 tỷ thuê hệ thống thu vé tự động xe buýt

08/10/2023 13:07 (GMT +7)

Trung tâm Quản lý Giao thông Công cộng (Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh) đang đề xuất chi khoảng 358 tỷ đồng từ kinh phí chi thường xuyên vốn ngân sách nhà nước để thuê dịch vụ cung cấp hệ thống thu soát vé tự động trên xe buýt trong thời gian từ năm 2024-2029.

Theo phương án của Trung tâm Quản lý Giao thông Công cộng đề xuất Nhà nước sẽ thuê toàn bộ hệ thống thu vé tự động bao gồm thiết bị bán vé trên xe, thiết bị soát, bán vé cầm tay, hệ thống máy tính chủ trung tâm, hệ thống phần mềm quản lý. Hệ thống này có khả năng đáp ứng kết nối, điều hành 5.000 phương tiện tại cùng một thời điểm.

Hiện người dân đi xe buýt hầu như thực hiện thanh toán thủ công bằng tiền mặt, chưa có thói quen sử dụng thanh toán tự động.

Hiện người dân đi xe buýt hầu như thực hiện thanh toán thủ công bằng tiền mặt, chưa có thói quen sử dụng thanh toán tự động.

Đơn vị cung cấp dịch vụ đảm nhận toàn bộ công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa hệ thống thiết bị và phần mềm.

 
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có 129 tuyến xe buýt hoạt động với 2.019 xe buýt, thực hiện khoảng 13.000 chuyến xe mỗi ngày. Trong số đó, 91 tuyến xe buýt có trợ giá và 38 tuyến không trợ giá (gồm 100 tuyến nội tỉnh và 29 tuyến liên tỉnh liền kề). Hàng năm, thành phố dành một khoản ngân sách trợ giá cho các tuyến xe buýt có bố trí tiếp viên để thu tiền bán vé trực tiếp từ hành khách. 

Ưu điểm của phương án là kinh phí bố trí thực hiện ban đầu thấp so với đầu tư dự án; cập nhật công nghệ do đơn vị vận hành chủ động; việc triển khai nhanh hơn so với việc thực hiện dự án đầu tư công. Đặc biệt, phương án thuê sẽ tiết kiệm chi phí tiếp viên phục vụ trên xe buýt, ước khoảng 300 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, phương án này cũng có nhược điểm là hệ thống vận hành phụ thuộc vào nhà thầu cung cấp dịch vụ nên đòi hỏi công tác lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ phải kỹ lưỡng nhằm đáp ứng đúng yêu cầu, giảm thiểu khả năng ngưng thực hiện giữa chừng gây xáo trộn hệ thống xe buýt.

Trung tâm Quản lý Giao thông Công cộng cho biết hệ thống thu soát vé tự động hoàn toàn thừa kế nghiên cứu xây dựng khung tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án Xây dựng Hệ thống Vé Thông minh cho Giao thông Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh và kinh nghiệm triển khai công nghệ thẻ vé và đầu đọc đang được thí điểm nên đảm bảo được việc kết nối với các ứng dụng thanh toán liên quan trong tương lai.

Từ năm 2019, Ủy ban Nhân dân thành phố đã có chủ trương thí điểm triển khai hệ thống thanh toán tự động trên một số tuyến xe buýt. Đến nay, đơn vị thí điểm đã triển khai lắp đặt hệ thống thu vé tự động cho 23/91 tuyến xe buýt có trợ giá, với số lượng hơn 500 xe. Tuy nhiên, việc mở rộng sử dụng vé thông minh cho toàn hệ thống xe buýt vẫn chưa được thực hiện.

Với mô hình đang thí điểm, có 2 phương thức để hành khách có thể sử dụng trên xe buýt, gồm thẻ vật lý "Unipass" và qua mã QR trên qua ứng dụng ở điện thoại thông minh.

Trong đó, với thẻ thông minh Unipass, hành khách có thể đến các điểm giao dịch đăng ký các thủ tục và nhận thẻ. Để sử dụng, hành khách nạp tiền trước đó và khi lên xe sẽ dùng thẻ để quẹt vào đầu đọc thẻ trên xe buýt (một thẻ/một khách hàng chỉ được thanh toán duy nhất một lần trên một chuyến xe). Khi quẹt xong, tiền vé sẽ được trừ trực tiếp vào số dư tài khoản của hành khách.

Với phương thức thanh toán bằng vé điện tử mã QR trên ứng dụng điện thoại, hành khách vào ứng dụng ZaloPay, chọn ứng dụng Xe Buýt và thực hiện thao tác đăng ký. Khi sử dụng, hành khách lên xe, mở ứng dụng Uni Pass đã đăng nhập (đã nạp tiền trong tài khoản) và chọn chức năng vé điện tử trên ứng dụng này. Sau đó, khách đặt mã QR trên điện thoại vào khu vực đọc mã QR trên xe buýt, hệ thống sau đó sẽ trừ tiền trực tiếp vào tài khoản xe buýt Uni Pass.

Trong 2 phương thức nêu trên, khi đăng ký online, hành khách chỉ có thể sử dụng vé điện tử mã QR trên điện thoại để thanh toán trên xe buýt. Còn để nhận thẻ thông minh, hành khách phải đến các điểm giao dịch. Còn với đối tượng được miễn giảm giá vé xe buýt như học sinh, sinh viên..., cũng cần đến các điểm giao dịch để đăng ký và nhận thẻ.

Hiện người dân đi xe buýt hầu như thực hiện thanh toán thủ công bằng tiền mặt, chưa có thói quen sử dụng thanh toán tự động. Điều này hạn chế khả năng tiếp cận của người dân khi triển khai hệ thống thẻ vé điện tử liên thông giữa xe buýt và các loại hình dịch vụ vận tải hành khách công cộng khác như tuyến metro trong tương lai.

Nguyên Ý
Năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.

Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.