Chuyên mục


Thủ phạm chính gây ngập Đà Lạt

02/09/2022 10:53 (GMT +7)

Đà Lạt kỳ Lễ 2/9 năm nay có lẽ khiến cho cả du khách đến người bản địa sốc vì thành phố cao nguyên đẹp nhất Việt Nam lại chìm sâu trong biển nước. Khi cuộc sống thường ngày bị đảo lộn vì ngập nặng, nhiều người bức xúc đổ toàn bộ lỗi do quy hoạch và trách nhiệm thuộc về chính quyền.

Khoảng gần 15h chiều 1/9, tại Lâm Đồng xuất hiện cơn mưa lớn kèm gió mạnh xuống nhiều nơi như TP Đà Lạt, huyện Lạc Dương. Do mưa quá lớn đã khiến nước từ các đỉnh đồi đổ về gây ngập khu dân cư, đường phố khu vực trũng thấp.

Ngập nặng tại các khu dân cư

Ngập nặng tại các khu dân cư

Tại TP Đà Lạt, tình hình ngập rất nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, hoạt động của ngành du lịch và kinh doanh trong ngày đầu nghỉ lễ 2/9. Những khu dân cư dọc suối Phan Đình Phùng, Cam Ly, đường Cách Mạng Tháng Tám, Trạng Trình, Trương Văn Hoàn, Ngô Văn Sở, Tô Ngọc Vân... bị nước nhấn chìm. Ngập nặng nhất là trên tuyến đường Phan Đình Phùng. Ở đây nhiều nhà dân, khách sạn bị ngập sâu 1 mét khiến mọi hoạt động kinh doanh, sinh hoạt bị ngưng trệ, giao thông tê liệt.

Đến khoảng 16h chiều cùng ngày, trời tạnh mưa, đường phố khô ráo và thời tiết hơi se lạnh. Khách du lịch lúc này cũng bắt đầu đổ về trung tâm thành phố đông hơn. Đến hơn 17h, nước ngập tại TP Đà Lạt đã rút bớt, người dân đã lưu thông trở lại.

Trời mưa lớn nên rất nhiều du khách đến Đà Lạt ngày 1/9, thay vì đi chơi đều chuyển sang đi uống cà phê, ngắm mưa. Chủ một quán cà phê tại Đà Lạt cho biết buổi chiều trời mưa nên quán đông khách. Tất cả các bàn đều kín trong khung từ 14 đến 17h. 

Các tuyến phố ngập phần nhiều nằm dọc suối Cam Ly. Ảnh VOV

Các tuyến phố ngập phần nhiều nằm dọc suối Cam Ly. Ảnh VOV

 
Ông Văn Bạch Anh Tuấn, Phó giám đốc sân bay Liên Khương (Lâm Đồng) cho biết, thời tiết tại sân bay diễn biến xấu trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 2/9. Một chuyến bay đã phải bay chờ 5 vòng mới có thể hạ cánh chiều cùng ngày. Hiện, hoạt động cất hạ cánh chưa bị ảnh hưởng dây chuyền, đơn vị trực sân bay vẫn đảm bảo hoạt động không lưu và tiêu thoát nước tại sân đỗ.

Trao đổi với Báo Thanh niên, ông Lê Anh Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP.Đà Lạt (chủ đầu tư dự án nâng cấp, sửa chữa đường Phan Đình Phùng), khẳng định việc ngập chắc chắn không phải nguyên nhân do chuyện làm đường. Bởi dự án nâng cấp, sửa chữa đường này chủ yếu mở rộng và cải tạo vỉa hè, làm lại mương thoát nước, chứ không phải hạ nền hay nâng nền nên không ảnh hưởng đến việc ngập.

Việc ngập là do mưa quá to, lượng nước ở khu vực phường 7, 8 và đổ về quá nhiều, trong khi đường này thuộc diện thấp và khu vực có các cầu cống thì bị nghẹt rác nên nước không thoát kịp. Còn nước có màu đỏ là do Khu liên hợp văn hóa thể thao Lâm Đồng (ở khu Mả Thánh, TP.Đà Lạt) đang thi công nên bùn đất theo dòng nước chảy xuống.

Như vậy, lần này Đà Lạt ngập lụt nặng là do mưa, không hoàn toàn do trách nhiệm của chính quyền hay do quy hoạch thành phố có vấn đề. Nhưng nếu thành phố cao nguyên đẹp nhất việt nam không bị băm nát và bóp ngẹt bởi các toà nhà, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố được quy hoạch tốt, thì mưa có thể biến cao nguyên thành thung lũng?

Ngập khiến thành phố thêm bẩn vì rác. Ảnh CTV Thanh niên

Ngập khiến thành phố thêm bẩn vì rác. Ảnh CTV Thanh niên

Trước đó, TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, huyện Lâm Hà xuất hiện tình trạng hiến đất làm đường, phân lô, tách thửa đất nông nghiệp và chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất để đầu tư, xây dựng nhà ở, dự án bất động sản. Sau khi tách thửa, các hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất. Một số trường hợp đã và đang xây dựng nhà, chủ yếu là xây dựng nhà tiền chế. Hiện, các tuyến đường giao thông mới hình thành đấu nối với đường giao thông tại khu vực đã trải thảm nhựa và đưa vào sử dụng.

Theo UBND thành phố Đà Lạt, đến nay trong số 9 đồ án được UBND tỉnh thống nhất chủ trương tài trợ lập quy hoạch trên địa bàn thành phố Đà Lạt có nhiều đồ án đang được triển khai, sắp trình phê duyệt. Nhưng cũng nhiều dự án "chết lâm sàng".

Hồi tháng 5/2022, Lâm Đồng đã quyết định từ chối nhận tài trợ sản phẩm quy hoạch. UBND tỉnh thống nhất chủ trương việc tiếp nhận tài trợ nguồn kinh phí hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Nhưng chỉ tiếp nhận nguồn kinh phí tài trợ để thực hiện các quy hoạch trên địa bàn tỉnh với các nguyên tắc.

Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) cũng được tỉnh Lâm Đồng giao nghiên cứu lập ý tưởng quy hoạch khu du lịch, phim trường, đô thị trên diện tích hơn 4.300 ha tại xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt. Tân Hoàng Minh là doanh nghiệp có "tiền sử" bỏ cọc. Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã tham gia và trúng đấu giá ô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM. Diện tích ô đất này là 10.060 m2 với giá 24.500 tỷ đồng tính ra một mét vuông đất giá 2,45 tỷ đồng. Sau đó, doanh nghiệp này cũng tuyên bố bỏ cọc gần 700 tỷ đồng. Hiện doanh nghiệp này đang phải đóng cửa toàn bộ các văn phòng trên cả nước.

Một ví dụ cho cách quy hoạch vẫn còn nhiều bất cập tại tỉnh Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng chính là dự án của Trung Nam tại đường Đinh Tiên Hoàng, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng. Dự án trải dài và ôm gọn theo sân Golf Đà Lạt Palace, hướng ra hồ Xuân Hương. Trung Nam Group khi đề xuất nhận dự án hứa rằng, Khu công viên văn hóa và đô thị Đà Lạt - Golf Valley sẽ là một khu đô thị đẳng cấp quốc tế với nhiều tiện nghi cao cấp, nơi cảnh quan thiên nhiên được giữ gìn và tôn tạo đặc biệt để đảm bảo môi trường sống trong xanh, thư thái.

Một góc hoang tàn của Dự án Trung Nam tại Đà Lạt

Một góc hoang tàn của Dự án Trung Nam tại Đà Lạt

Thế nhưng, tuy quảng bá rằng đây là Khu Công viên Văn hóa - Đô thị “với lối kiến trúc hiện đại và không gian mở; góp phần chỉnh trang khu đô thị trung tâm, thúc đẩy ngành du lịch nghỉ dưỡng, nâng cao chất lượng sống của Nhân dân” nhưng dự án ngay tại trung tâm thành phố ngàn hoa lại thật hoang tàn. Việc thi công ẩu, làm cho bộ mặt Khu Công viên mang danh “đẳng cấp, hiện đại, mang tầm quốc tế" xuống cấp, tàn tạ. 

Quy hoạch Đà Lạt ở một góc nhìn khác đang thể hiện vấn đề thoả thuận của lãnh đạo thành phố và các chủ đầu tư. Việc để chủ đầu tư "thất hứa" cũng phần nào cho thấy sự dễ dãi của thành phố và nó có thể là yếu tố gián tiếp phá vỡ cảnh quan Đà Lạt vốn đẹp hơn bất cứ vùng đất nào.

Đà Lạt đang phát triển mạnh mẽ và trong "cơn say" đó đã gặp những thách thức và nó đang dần hiện ra ngay trước mắt với những bất cập mà chính người dân bản địa không ngờ tới. Hay nhiều công trình di sản kiến trúc đã và đang bị đánh đổi bằng những giá trị kinh tế tạm thời. Và khi Đà Lạt chật chội, xô bồ hơn, con người nơi đây cũng mất dần đi cuộc sống bình yên vốn có. Tuy nhiên, Đà Lạt vẫn hứa hẹn cơ hội phát triển bền vững, hài hoà giữa con người - các giá trị di sản, văn hoá, kinh tế với sự cầu thị của chính quyền địa phương và người dân nơi đây. 

Hồng Thơ
Giảm giá cho 6.000 vé tàu
Sau khi giảm giá, giá vé tàu TPHCM - Nha Trang chỉ từ 180.000 đồng/vé; TPHCM - Đà Nẵng chỉ từ 340.000 đồng/vé; giá vé từ TPHCM - Hà Nội chỉ từ 615.000 đồng/vé.

Nhiều công trình thủy điện ở Lâm Đồng chưa nghiệm thu đã vận hành
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành 4 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện đối với 3 công ty hoạt động trong lĩnh vực này.

Ngập úng, sạt lở trên QL.70, giao thông ùn tắc
Do ảnh hưởng của mưa lớn, quốc lộ 70 đoạn qua tỉnh Lào Cai đã xảy ra ngập úng, sạt lở khiến giao thông ùn tắc cục bộ.

30 tỷ nạo vét luồng đường thủy Cửa Đại - Cù Lao Chàm
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến tình trạng tuyến luồng, lạch cửa biển Cửa Đại (Hội An) bị bồi lấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ra vào của tàu thuyền, cần được nạo vét khai thông.

Phú Quốc cưỡng chế 14 căn biệt thự trái phép
Mới đây, Ủy ban Nhân dân thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả 14 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai trên đảo tại ấp Đường Bào, xã Dương Tơ.

Bắc Giang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm
Hiện toàn tỉnh có 21 dự án lớn, Trong đó, 10 dự án đầu tư công, 9 dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách và 2 dự án đầu tư theo hình thức PPP. Thời gian qua, các địa phương đã tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng, nhưng vẫn còn một số vướng mắc cần lộ trình để tháo gỡ.

Phong tỏa các tuyến đường bị sạt lở dẫn vào khu dân cư tại Bảo Lộc, Lâm Đồng
Ngày 14/9, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai biện pháp an toàn tại đường số 3 và số 4 đang bị sạt lở ở thành phố Bảo Lộc. Đây là các tuyến đường dẫn vào khu Tái định cư có nhiều hộ dân sinh sống.