Trung Nam Group làm 'tan hoang" một góc Đà Lạt!
Đà Lạt khác với những điều chưa từng xảy ra: Lụt trên cao nguyên vừa đầu mùa mưa, du lịch ế dịp 30/4 - 1/5. Đà Lạt vội vàng cấp đất cho doanh nghiệp thất hứa phá nát quy hoạch,...thiệt hại nghìn tỷ của Nhà nước. Điển hình Dự án Gofl Valley do Trung Nam Group là chủ đầu tư đang gây bức xúc.
Trong vài ngày qua, lượng du khách từ khắp nơi đến Đà Lạt du lịch dịp lễ 30/4-1/5 giảm mạnh so với các năm trước. Giao thông, dịch vụ lưu trú, khu vui chơi không bị quá tải. Lượng khách lưu trú vào dịp lễ năm nay chỉ bằng với dịp cuối tuần ngày thường, chỉ bằng 30% so với những dịp lễ trước đây. Theo một quản lý khách sạn, đây là thời điểm nghỉ lễ lớn trong năm nhưng rất nhiều khách sạn tại Đà Lạt có không quá 50% số phòng có khách đặt.
Điều gì đang xảy ra với Đà Lạt, Lâm Đồng? Sự đìu hiu này tựa như những dự án nghỉ dưỡng, công viên quy mô khủng nhưng lại bị bỏ hoang ở tỉnh này. Trong những tháng đầu năm 2022, Dự án Gofl Valley Đà Lạt phát triển đô thị quy mô lớn nhất tỉnh Lâm Đồng đang gây bức xúc trong dư luận về tình trạng xuống cấp, hoang vắng và khiến cho địa phương thêm nhếch nhác.
Tọa lạc tại đường Đinh Tiên Hoàng, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng, Golf Valley trải dài và ôm gọn theo sân Golf Đà Lạt Palace, hướng ra hồ Xuân Hương. Trung Nam Group khi đề xuất nhận dự án hứa rằng, Khu công viên văn hóa và đô thị Đà Lạt - Golf Valley sẽ là một khu đô thị đẳng cấp quốc tế với nhiều tiện nghi cao cấp, nơi cảnh quan thiên nhiên được giữ gìn và tôn tạo đặc biệt để đảm bảo môi trường sống trong xanh, thư thái.
Toàn bộ dự án gồm 90 biệt thự đơn lập và song lập, 16 nhà phố liền kề, 415 căn hộ cao cấp, 3 khách sạn từ 3 đến 5 sao đạt chuẩn Quốc tế với tổng diện tích 19,71ha. Bên cạnh diện tích phủ xanh xung quanh, ngay trong Golf Valley có 10 công viên với tổng diện tích gần 3,4ha.
Dự án trên có tổng mức đầu tư lên tới 150 triệu USD, Công ty Cổ phần Địa ốc Trung Nam Đà Lạt - thành viên của Trung Nam Group là chủ đầu tư.
Quảng bá rằng đây là Khu Công viên Văn hóa - Đô thị “với lối kiến trúc hiện đại và không gian mở; góp phần chỉnh trang khu đô thị trung tâm, thúc đẩy ngành du lịch nghỉ dưỡng, nâng cao chất lượng sống của Nhân dân” nhưng dự án ngay tại trung tâm thành phố ngàn hoa lại thật hoang tàn.
Việc thi công ẩu, làm cho bộ mặt Khu Công viên mang danh “đẳng cấp, hiện đại, mang tầm quốc tế" xuống cấp, tàn tạ.
Không chỉ khu vực công viên, ngay cả khu biệt thự cao cấp, sang trọng nhưng hè đường, trước nhà nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến, cỏ mọc lấp hết vỉa hè.
Nhiều cư dân sống tại dự án tiếp tục phản ánh rất nhiều, bày tỏ nỗi bất bình trước việc mỗi lần mưa khiến ngập úng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt và kinh doanh. Tình trạng trên tiếp diễn từ khi dự án khánh thành đến nay.
Trước đó, được biết vào tháng 7/2021, Trung tướng Trịnh Lương Hy, nguyên Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an) từng tố cáo lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng do giao đất cho Tập đoàn Trung Nam triển khai Khu Công viên Văn hóa - Đô thị Đà Lạt (dự án Gofl Valley) gây thất thoát cho Nhà nước.
Tại kỳ họp thứ 3 HĐND TP Đà Lạt khóa XII cuối năm 2021, các đại biểu HĐND tập trung chất vấn nhiều vấn đề mà cử tri và Nhân dân thành phố quan tâm. Nội dung chất vấn xoay quanh các vấn đề xây dựng, quy hoạch đô thị, nông nghiệp, môi trường… Đại biểu chất vấn Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Lạt Võ Ngọc Trình về việc một số khu vực quy hoạch, chỉnh trang trên địa bàn thành phố đã được triển khai các bước theo trình tự nhưng đến nay vẫn còn kéo dài, người dân gặp khó khăn trong làm ăn sinh sống.Các đại biểu Đề nghị lãnh đạo thành phố cho biết việc triển khai, chỉnh trang đô thị theo quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu trong thời gian tới sẽ thực hiện các giải pháp khả thi nào?
Quy hoạch Đà Lạt ở một góc nhìn khác đang thể hiện vấn đề thoả thuận của lãnh đạo thành phố và các chủ đầu tư. Việc để chủ đầu tư "thất hứa" cũng phần nào cho thấy sự dễ dãi của thành phố và nó có thể là yếu tố gián tiếp phá vỡ cảnh quan Đà Lạt vốn đẹp hơn bất cứ vùng đất nào.
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên chủ đầu tư Trung Nam Group có vấn đề trong các dự án. Giữa tháng 4/2022, dự án Điện gió Ea Nam tại Đắk Lắk thuộc sở hữu của chủ đầu tư Trung Nam Group đã làm tourbin điện gió khiến thiệt hại gần trăm tỷ đồng do sự cố chập điện. Tourbin điện gió cao hơn 100 m trên địa bàn xã Ea Nam cháy ngùn ngụt, khói lửa nghi ngút nên lực lượng chức năng đã phải hỗ trợ cho những hộ dân sống gần khu vực xảy ra sự cố di dời đến nơi an toàn.
Dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 16.500 tỷ đồng, có tổng công suất 400 MW. Theo ghi nhận đây là cột điện gió thứ 2 cháy trên toàn Đông Nam Á và kỉ lục cả 2 lần đều thuộc về Việt Nam. Thực trạng này đang phản ánh rủi ro về công nghệ thiết bị cũng như hiệu quả đầu tư điện gió, năng lượng mặt trời tại Việt Nam, nhất là chủ đầu tư không phải "chính ngạch".
Cách đây hơn 10 năm, tháng 8 - 9/2011, tại Trung Nam Group đã xảy ra hành vi ẩu đả với dân của 5 nhân viên thuộc dự án Golden Hills tại Hòa Liên, Hòa Vang, Đà Nẵng. Vụ việc trên đã “châm ngòi” khiến hàng ngàn người dân Hòa Liên kéo đến bao vây và đập phá khu nhà điều hành của dự án Golden Hills trong nhiều ngày liền và khiến chính quyền TP. Đà Nẵng phải ngồi lại đối thoại với dân vùng giải tỏa.
Tới nay dự án Golden Hills City với hơn 342ha và khu đất đường Nguyễn Tất Thành nối dài (khu V50M dự án Golden Hills City) rộng 291.299m2 đều do Trung Nam Land (thuộc Tập đoàn Trung Nam) làm chủ đầu tư, ở một số phân khu của các dự án vẫn chưa hoàn tất pháp lý và nghĩa vụ tài chính, nhưng các đơn vị phân phối đã rao bán, nhận tiền của khách hàng bằng hợp đồng vay vốn và hợp đồng cam kết giữ chỗ nhận quyền sử dụng đất.
Cho đến nay, đã hết quý I/2022, Trung Nam vẫn chưa bàn giao được sổ cho khách và hứa hẹn mời các khách hàng làm việc tiếp vào tháng 4/2022. Được biết, trước đó chủ đầu tư đã nhiều lần xin gia hạn thời gian bàn giao sổ với những lý do khác nhau.
Cũng tại dự án tai tiếng này, Trung Nam Group được biết đến với vụ doanh nghiệp kiện đòi UBND TP. Đà Nẵng hơn 2.000 tỷ đồng. Xuất phát của vụ việc là do UBND TP. Đà Nẵng công bố danh sách các doanh nghiệp nợ tiền thuế đất. Trong danh sách này, Trung Nam Group nợ gần 300 tỷ đồng tiền thuế của 2 dự án Khu đô thị Golden Hills và Dự án vệt 50m đường Nguyễn Tất Thành nối dài.
Chưa kể, Trung Nam Group là đơn vị đang nợ trái phiếu lớn bậc nhất thị trường năng lượng tái tạo với mức gốc và lãi lên tới khoảng 30.000 tỷ đồng. Trong khi, chưa rõ những lô trái phiếu trên của tập đoàn này có đúng quy định, đảm bảo an toàn cho trái chủ hay không, nhưng Trung Nam Group và các thành viên trong hệ sinh thái không phải là đơn vị có kêt quả kinh doanh tốt.