Chuyên mục


Techcombank lãi 5.600 tỷ đồng trong quý I

28/04/2023 08:22 (GMT +7)

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2023 với những chỉ số tăng trưởng tích cực dù tình hình kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh vẫn gặp nhiều thách thức.

Hút thêm 424.000 khách hàng mới

Trong quý 1/2023, Techcombank đã thu hút thêm khoảng 424.000 khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 11,2 triệu trong đó 68% khách hàng mới của Techcombank đến từ những nền tảng số. 

Khối lượng giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong quý I/2023 của Techcombank cũng tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 238,4 triệu giao dịch với giá trị giao dịch đạt 2,1 triệu tỷ đồng. 

Bên cạnh đó, nhờ nỗ lực chuyển đổi số, Techcombank cũng đã đơn giản hóa quy trình thu hút và mở tài khoản cho các khách hàng doanh nghiệp, từ đó giúp tỷ lệ chuyển đổi khách hàng doanh nghiệp tự thực hiện mở tài khoản online hoàn toàn đã tăng 7 lần so với thời điểm tháng 1 năm 2023. 

Lợi nhuận 5.600 tỷ đồng trong quý I/2023

Nhờ không ngừng đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm thu hút thêm lượng lớn khách hàng, quý I/2023, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt được 5,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so với quý 4/2022.

Techcombank báo lãi 5.600 tỷ đồng quý I/2023

Techcombank báo lãi 5.600 tỷ đồng quý I/2023

Thu nhập lãi thuần tiếp tục là nguồn thu chính của ngân hàng với 6,5 nghìn tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Techcombank tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,2 nghìn tỷ trong đó đáng chú ý là thu phí từ dịch vụ thẻ của ngân hàng tăng gấp 4 lần, đạt 455 tỷ đồng, số lượng giao dịch qua thẻ cũng tăng trưởng bền bỉ 23.3%. Cùng với đó, thu từ thư tín dụng (LC), tiền mặt và các khoản thanh toán, thu phí dịch vụ ngoại hối (FX) cũng tăng trưởng ấn tượng, đóng góp lớn vào thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng.

Trong quý I/2023, Techcombank ghi nhận chi phí hoạt động tăng nhẹ 4,6% so với cùng kỳ. Hạng mục này ghi nhận tăng do ngân hàng tiếp tục đầu tư vào số hóa và công nghệ điện toán đám mây, dẫn tới chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 47% so với cùng kỳ, và chi phí công nghệ thông tin tăng 170%. Tuy nhiên, những khoản đầu tư này đã giúp Techcombank tiếp tục nâng cao năng suất lao động của nhân viên, qua đó tiếp tục xây dựng vững chắc 3 trụ cột “Số hóa – Dữ liệu – Nhân sự” để hướng tới tầm nhìn “Chuyển đổi số ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống”.

Tỷ lệ CASA đạt mức 32%

Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Techcombank đạt 723,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng 4% so với cùng kỳ, và tăng 19,6% so với quý trước.

Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Techcombank đạt 723,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2022

Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Techcombank đạt 723,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2022

Tiền gửi của khách hàng tại Techcombank đạt 387,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với quý trước, tương đương mức tăng 17,8% so với cùng kỳ. Trong đó, số dư tiền gửi có kỳ hạn đạt 263,2 nghìn tỷ đồng, tăng 16,5% so với quý trước và 61,3% so với cùng kỳ. Số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 124,1 nghìn tỷ, giảm 6,3% so với quý trước.

Trên báo cáo riêng lẻ, tín dụng của Techcombank cũng tăng trưởng 9,3% lên 486 nghìn tỷ đồng trong quý I năm 2023.

Tỷ lệ an toàn vốn cao, nợ xấu duy trì ở mức thấp

Tại thời điểm ngày 31/3/2023, tỷ lệ dự nợ cho vay so với tổng vốn huy động (LDR) của Techcombank đạtmức 81% với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn ở mức 33,5%, đều thấp hơn so với giới hạn quy định.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của ngân hàng tiếp tục được giữ ở mức 15%, tiếp tục duy trì vị thế đầu ngành và cao hơn gần gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Base II.

Tỷ lệ nợ xấu tại Techcombank duy trì ở mức thấp 0,85%, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh đến 133,8%. Tỷ lệ nợ cần chú ý (B2) của ngân hàng cũng được giữ ổn định tại mức 1,9%.

Kim Khánh
THACO INDUSTRIES đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn
Hiện nay xu hướng của những doanh nghiệp lớn trên thế giới tập trung vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm và phân chia hoạt động sản xuất cho bên thứ 3, xây dựng chuỗi sản xuất thông qua việc hợp tác với các công ty sản xuất linh kiện gốc - OEM (Original Equipment Manufacturer) ở nhiều quốc gia.

Yêu cầu EVN phối hợp dừng chạy thử 14 trụ điện gió ở Gia Lai
Chủ đầu tư - Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Điện gió Cao Nguyên 1 đã phớt lờ đề nghị của UBND huyện Chư Pưh cho chạy thử nghiệm 14/28 trụ điện gió còn lại của dự án khiến những hộ dân chưa được đền bù bức xúc khiếu kiện với chính quyền địa phương.

Chứng khoán tăng sau mùa báo cáo tài chính
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục xu hướng hồi phục nhờ các ngành nhạy cảm với lãi suất hay nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng. Đặc biệt là kỳ vọng thúc đẩy giải ngân đầu tư công.

Thanh tra việc quản lý, cung ứng điện của EVN
Hiện nay đang xuất hiện những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian tới, đặc biệt là ở miền Bắc.

Danko đầu tư lớn ở Thanh Hoá, Phú Thọ
Tiếp sau Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, thì Thanh Hóa đang là tỉnh có nhiều cơ chế khá đặc biệt cho Danko trở thành chủ đầu tư nhiều dự án nghìn tỷ. Tuy nhiên, đúng lúc thị trường bất động sản trầm lắng, Danko lại chật vật hơn với những dự án đóng băng.

Bất ngờ số tài khoản chứng khoán mở mới
Nhà đầu tư trong nước đã mở mới 104.745 tài khoản chứng khoán trong tháng 5. Con số này gấp gần 5 lần lượng tài khoản mở mới so với tháng trước và đây cũng là mức cao nhất trong vòng 9 tháng kể từ tháng 8/2022.

Vốn FDI vào Bình Phước tăng 12 lần
Lũy kế đến nay, toàn tỉnh Bình Phước có 378 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn hơn 4 tỷ USD; 1.222 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký hơn 119.000 tỷ đồng.