Chuyên mục


Cổ đông MSB không đồng ý kế hoạch sáp nhập

22/04/2023 20:08 (GMT +7)

Tổ chức tín dụnh dự kiến sáp nhập vào MSB là một ngân hàng thương mại đang hoạt động bình thường ở Việt Nam, với các tiêu chí về tổng giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu ở mức trung bình trên thị trường, có chất lượng tín dụng tốt.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Năm nay, MSB đề ra kế hoạch kinh doanh khá khiêm tốn với tổng tài sản 230.000 tỷ đồng, tăng 8%; lợi nhuận trước thuế 6.300 tỷ đồng tăng 9%; dư nợ tín dụng dự kiến 141.700 tỷ đồng, tăng 15% ( tùy theo tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được NHNN cấp theo chính sách điều hành từng thời kỳ), huy động vốn tăng 10%,  nợ xấu duy trì dưới 3% theo quy định.

Chiều nay 21/4/2023, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023

Chiều nay 21/4/2023, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023

MSB dự định không chia cổ tức kể cả tiền mặt và cổ phiếu cho lợi nhuận năm 2022. Hội đồng quản trị (HĐQT) đề xuất cổ đông giữ nguyên vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ như hiện tại, khi tình hình tích cực hơn sẽ trình ĐHĐCĐ phương án chia cổ tức/cổ phiếu thưởng phù hợp với lợi nhuận tạo ra năm 2023. Kết thúc năm 2023, sau khi trích lập các quỹ, nguồn lợi nhuận còn lại của ngân hàng là 3.923 tỷ đồng.

Trước đó, MSB đã có 2 năm liên tiếp chia cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 30%. Hiện tỷ lệ an toàn vốn (CAR) hợp nhất của MSB theo thông tư 41 đạt 12,33%. Tỷ lệ nợ xấu (NPL mảng ngân hàng) theo thông tư 11/NHNN đang ở mức 1,21%.

Về kết quả kinh doanh, năm 2022, MSB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.787 tỷ đồng, tăng gần 14% so với năm 2021 song chỉ đạt 85% kế hoạch năm, do kế hoạch bán FCCOM bị ảnh hưởng trực tiếp từ bối cảnh thị trường biến động.

Chia sẻ về kế hoạch tăng trưởng năm 2023, lãnh đạo MSB cho biết, năm nay, mục tiêu ưu tiên của ngân hàng là phát triển bền vững, tập trung công tác quản trị vững mạnh, tiếp tục gia tăng hàm lượng số hóa trong sản phẩm - dịch vụ.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc không chia cổ tức năm 2022, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng Giám đốc MSB cho biết, ngân hàng vừa tăng vốn lên 20.000 tỷ đồng, ban lãnh cũng kỳ vọng có thể thể bán FCCOM với mức lợi nhuận cao, lúc đó sẽ chia cổ tức cho cổ đông với mức tốt hơn. 

Một nội dung đáng chú ý khác tại đại hội đó là HĐQT MSB trình cổ đông thông qua việc nhận sáp nhập một tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo kết quả biểu quyết, chỉ có hơn 56% cổ phần có quyền biểu quyết tán thành phương án sáp nhập, thấp hơn mức 65% theo quy định. Do đó, tờ trình này không được Đại hội cổ đông thông qua.

Trước đó, theo tờ trình đại hội, Ban lãnh đạo MSB cho biết mục đích của việc nhận sáp nhập nhằm tận dụng được hệ thống mạng lưới, nhân sự cũng như các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng nhận sáp nhập nhằm hướng tới việc tăng quy mô hoạt động của MSB, triển khai thành công chiến lược số hoá ngân hàng. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, gắn liền với xử lý nợ xấu.

MSB đã có kinh nghiệm từ năm 2015 nhận sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Phát triển Mekong (MDB), mua lại Công ty Tài chính Dệt may cũng như việc hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân theo chỉ đạo của NHNN.

Tờ trình cho biết, dự kiến TCTD sáp nhập vào MSB là một ngân hàng thương mại đang hoạt động bình thường ở Việt Nam, với các tiêu chí về tổng giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu ở mức trung bình trên thị trường, có chất lượng tín dụng tốt.

Kim Khánh
THACO INDUSTRIES đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn
Hiện nay xu hướng của những doanh nghiệp lớn trên thế giới tập trung vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm và phân chia hoạt động sản xuất cho bên thứ 3, xây dựng chuỗi sản xuất thông qua việc hợp tác với các công ty sản xuất linh kiện gốc - OEM (Original Equipment Manufacturer) ở nhiều quốc gia.

Yêu cầu EVN phối hợp dừng chạy thử 14 trụ điện gió ở Gia Lai
Chủ đầu tư - Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Điện gió Cao Nguyên 1 đã phớt lờ đề nghị của UBND huyện Chư Pưh cho chạy thử nghiệm 14/28 trụ điện gió còn lại của dự án khiến những hộ dân chưa được đền bù bức xúc khiếu kiện với chính quyền địa phương.

Chứng khoán tăng sau mùa báo cáo tài chính
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục xu hướng hồi phục nhờ các ngành nhạy cảm với lãi suất hay nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng. Đặc biệt là kỳ vọng thúc đẩy giải ngân đầu tư công.

Thanh tra việc quản lý, cung ứng điện của EVN
Hiện nay đang xuất hiện những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian tới, đặc biệt là ở miền Bắc.

Danko đầu tư lớn ở Thanh Hoá, Phú Thọ
Tiếp sau Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, thì Thanh Hóa đang là tỉnh có nhiều cơ chế khá đặc biệt cho Danko trở thành chủ đầu tư nhiều dự án nghìn tỷ. Tuy nhiên, đúng lúc thị trường bất động sản trầm lắng, Danko lại chật vật hơn với những dự án đóng băng.

Bất ngờ số tài khoản chứng khoán mở mới
Nhà đầu tư trong nước đã mở mới 104.745 tài khoản chứng khoán trong tháng 5. Con số này gấp gần 5 lần lượng tài khoản mở mới so với tháng trước và đây cũng là mức cao nhất trong vòng 9 tháng kể từ tháng 8/2022.

Vốn FDI vào Bình Phước tăng 12 lần
Lũy kế đến nay, toàn tỉnh Bình Phước có 378 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn hơn 4 tỷ USD; 1.222 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký hơn 119.000 tỷ đồng.