Chuyên mục


Tập đoàn Sơn Kim thua lỗ với GS25

11/04/2023 15:39 (GMT +7)

Khi bắt tay với Hàn Quốc để mở chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25, CTCP CVS Holdings đặt tham vọng hệ thống 2.000 điểm trên toàn quốc trong vòng 10 năm. Nhưng sau hơn 5 năm kể từ khi ra mắt, GS25 mới có 209 cửa hàng, một phần có lẽ bài toán tài chính chưa giải được.

CTCP CVS Holdings vừa báo cáo tình hình kinh doanh năm 2022 với mức lỗ sau thuế là 167 tỷ đồng, trong khi, năm 2021, đơn vị này lỗ 153,5 tỷ đồng. Theo báo cáo riêng lẻ, công ty lỗ sau thuế 65 tỷ đồng, năm 2021 lỗ gần 128 tỷ.

Vốn chủ sở hữu của CVS Holdings trong năm 2022 giảm còn 191,5 tỷ đồng (năm 2021 là 326 tỷ đồng). Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tăng từ 0,42 lên 2,13 lần. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức âm 87%, trong khi năm 2021 ghi nhận ở mức âm 47%. Dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu là 0,52 lần.

CVS Holdings - đơn vị vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 Việt Nam - lỗ hợp nhất sau thuế hơn 167 tỷ đồng, tương đương gần nửa tỷ đồng mỗi ngày

CVS Holdings - đơn vị vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 Việt Nam - lỗ hợp nhất sau thuế hơn 167 tỷ đồng, tương đương gần nửa tỷ đồng mỗi ngày

Theo tìm hiểu, CVS Holdings là công ty con do Sơn Kim Retail, một thành viên thuộc Tập đoàn Sơn Kim đang nắm giữ 99% cổ phần. CVS Holdings góp 70% vốn vào Công ty TNHH liên doanh GS Retail Việt Nam - đơn vị sở hữu và vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25.

GS25 được ra mắt tại thị trường Việt Nam vào đầu năm 2018 và từng đặt tham vọng sẽ mở hệ thống 2.000 cửa hàng trên toàn quốc trong vòng 10 năm (có hình thức nhượng quyền). Nhưng sau hơn 5 năm kể từ khi ra mắt, GS25 mới có 209 cửa hàng tại TP HCM và các tỉnh như Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai.

GS25 được viết tắt từ tên của tập đoàn GS Retail Hàn Quốc và con số 25 mang ý nghĩa 24 giờ + 1 giờ cho sự tận tâm phục vụ = 25. GS25 phát triển thương hiệu với phương châm “Lifestyle Platform”, dựa trên nền tảng đời sống thường nhật, tối ưu những dịch vụ tiện ích, văn hóa ẩm thực mới để mang đến trải nghiệm sống hiện đại và chất lượng tốt nhất cho khách hàng.

Năm 2022, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết đang cân nhắc đầu tư 20 triệu USD để đổi lấy vốn cổ phần của GS25 Việt Nam. Khoản đầu tư trên dùng để mở rộng mạng lưới điểm bán của chuỗi này trong giai đoạn 2022-2025.

Chi phí dự án ước tính là 1.056 tỷ đồng (tương đương 46 triệu USD), bao gồm chi phí xây dựng, thiết bị, công cụ, vật tư và tiền đặt cọc thuê cửa hàng. Bên cạnh đó, IFC cho biết đang hướng đến việc hỗ trợ tư vấn an toàn thực phẩm cho GS25 Việt Nam, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, nhất là khi chuỗi cửa hàng tiện lợi này chuẩn bị tăng tỷ trọng cung cấp thực phẩm tươi sống.

Còn Tập đoàn Sơn Kim là một tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực tại Việt Nam, gồm bất động sản (Sơn Kim Land), kinh doanh thương mại, dịch vụ, ăn uống, nhà hàng (Sơn Kim Retail), dược phẩm (Nanogen-Bio), thiết kế nội thất (Duy Quân), trà - cà phê (Golden Moutain), sản xuất hàng thời trang (VERA), bán hàng online, kênh truyền hình (GS.SHOP).

Cửa hàng tiện lợi được xem là thị trường tiềm năng tại Việt Nam khi có dân số trẻ, tỷ lệ đô thị hóa diễn ra nhanh. Số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Q&Me cho thấy, tính đến tháng 8/2022, Việt Nam có khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi, thị trường rơi hẳn vào tay doanh nghiệp ngoại hoặc liên doanh nước ngoài như Cirkle K (Mỹ), GS25 (liên doanh Hàn Quốc - Việt Nam), Family Mart (Nhật Bản - Thái Lan), Ministop và 7-Eleven (Nhật Bản).

Tuy nhiên, cũng không ít thương hiệu buộc phải đóng cửa hoặc ngưng đầu tư thêm khi đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Công ty Vissan đã đóng gần 60 cửa hàng trong chuỗi 100 cửa hàng tiện lợi mà đơn vị này có. Tương tự, thương hiệu cửa hàng tiện lợi đến từ Nhật Bản Family Mart cũng đã dừng đầu tư thêm vào Việt Nam. Family Mart khi vào Việt Nam từng tuyên bố sẽ có khoảng 1.000 cửa hàng vào năm 2020 nhưng đến cuối năm 2018 chỉ mới đạt hơn 130 cửa hàng tại Tp.HCM và Bình Dương.

Kim Khánh
Đề xuất bố trí 10.650 tỷ đồng xử lý 8 dự án BOT thua lỗ
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa đề xuất Chính phủ bố trí 10.650 tỷ đồng hỗ trợ 8 dự án BOT gặp khó khăn. Tám dự án được chia 3 nhóm.

Giá vàng sáng 22/3 đồng loạt giảm
Cùng chiều với diễn biến trên thị trường thế giới, giá vàng trong nước sáng ngày 22/3 đồng loạt giảm, SJC ngóng chờ chính sách mới.

Hải Phòng: Khởi công Dự án nhà ở xã hội PG Aura An Đồng
Ông Đào Toàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng PG, đơn vị chủ đầu tư cho biết, với chung cư PG Aura, Công ty hy vọng đóng góp vào sự phát triển quỹ nhà ở xã hội thành phố, nhất là khu vực huyện An Dương sắp phát triển, đô thị hóa lên quận.

VPBank Technology Hackathon 2024 - sân chơi sáng tạo dành cho các tài năng công nghệ
Chương trình hướng tới các tài năng công nghệ, đặc biệt là những tài năng trẻ tốt nghiệp các trường đại học nhóm ngành Công nghệ Thông tin và Khoa học Dữ liệu có thành tích học tập xuất sắc.

Bắc Ninh công khai 58 dự án chậm đưa đất vào sử dụng
Tỉnh Bắc Ninh vừa công bố công khai 58 dự án chậm đưa đất vào sử dụng với tổng diện tích 2,120,024.7 m2.

Cao tốc tối thiểu phải có 4 làn xe
Theo Phó Cục Trưởng cục Đường bộ Việt Nam, trong quý 1/2024, Bộ Giao thông vận tải sẽ ban hành quy chuẩn về đường cao tốc.

SHB giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5,79%/năm
Tích cực đồng hành cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất - kinh doanh, mới đây, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đồng loạt giảm lãi suất các gói vay ưu đãi xuống chỉ còn từ 5,79%/năm.