Chuyên mục


Hãng bay lần đầu báo lỗ

07/02/2023 15:46 (GMT +7)

Là ngôi sáng trong lĩnh vực hàng không khi thường xuyên báo lợi nhuận khủng nhờ các khoản thu khác trong khi các hãng bay lỗ triền miên, VieJet gây bất ngờ với khoản lỗ hơn 2.000 tỷ đồng.

Công ty cổ phần (CTCP) Hàng không VietJet (VJC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2022 và cả năm 2022 với doanh thu tăng vọt nhờ hoạt động vận chuyển khách nội địa và quốc tế hồi phục sau đại dịch.

Cụ thể, doanh thu quý IV/2022 tăng mạnh lên hơn 11.807 tỷ đồng. Trong quý IV/2022, VietJet ghi nhận chi phí tài chính tăng gấp 4,5 lần, lên hơn 1.352 tỷ đồng, trong đó lãi vay tăng vọt lên hơn 408 tỷ đồng. Lỗ chênh lệch tỷ giá gần 570 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VietJet cũng phải dự phòng giảm giá 490 tỷ đồng cho khoản đầu tư mua 50 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Dầu Việt Nam (OIL).

Lợi nhuận năm 2022 của Vietjet tương đối bất ngờ khi trước đó hãng bay công bố hoạt động kinh doanh chính đang phục hồi sau đại dịch

Lợi nhuận năm 2022 của Vietjet tương đối bất ngờ khi trước đó hãng bay công bố hoạt động kinh doanh chính đang phục hồi sau đại dịch

Cả năm 2022, doanh thu tăng hơn 3 lần lên 39.342 tỷ đồng nhờ biến chuyển tích cực ở mảng vận chuyển nội địa. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh hơn, khiến hãng bay chịu lỗ gộp gần 2.167 tỷ đồng.

Trong khi, VietJet có khoản chi phí tài chính trong năm 2022 tăng lên gần 2.733 tỷ đồng. Nhờ khoản lợi nhuận khác đạt hơn 2.064 tỷ đồng, cho nên, tính trong cả năm 2022, VietJet chỉ còn ghi nhận lỗ sau thuế chỉ hơn 2.171 tỷ đồng. Con số này khá bất ngờ so với mức lãi gần 122 tỷ đồng trong năm 2021. Đây là năm đầu tiên VietJet Air báo lỗ.

Tính tới cuối năm 2022, VietJet cũng ghi nhận nợ phải trả tăng vọt gấp hơn 1,5 lần so với cuối năm 2021, lên hơn 52.905 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn tăng gần gấp đôi lên hơn 30.822 tỷ đồng. Nợ thuế, phải trả người lao động, chi phí phải trả ngắn hạn, phải trả người bán ngắn hạn... hầu hết đều tăng mạnh. Tới cuối năm 2022, tổng vay và nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn (vay ngân hàng, trái phiếu... ) của hãng gần 17,5 nghìn tỷ đồng. 

Trước đó, VietJet vẫn lãi nhờ các khoản lợi nhuận khác, mà chủ yếu là từ cách hạch toán việc mua bán máy bay và quyền mua bán máy bay trong tương lai. VietJet vẫn đối mặt với khó khăn do giá nhiên liệu cao và đường bay quốc tế chưa hồi phục hoàn toàn cũng như lãi suất tăng mạnh và tỷ giá ở mức cao.

Kim Khánh
Đường sắt Hà Nội 'bốc hơi' lãi
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội (mã: HRT) đạt 1.489 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 40 tỷ đồng.

Kiểm kê đất đai cả nước từ ngày 1/8
Thời gian thực hiện kiểm kê từ ngày 1/8 - thời điểm có hiệu lực của ba Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản. Số liệu được tính đến hết ngày 31/12/2024.

Hà Nội áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất mới từ 29/7
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024, áp dụng với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ; hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản...

Khẩn trương hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 340/TB-VPCP của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng cho cao tốc Bắc - Nam
Bộ GTVT dự kiến sẽ bổ sung thêm 6.300 tỷ đồng cho giai đoạn 2 dự án cao tốc Bắc - Nam

VPBank trở thành đối tác chiến lược của hãng xe điện BYD
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ký kết hợp tác cùng hãng xe điện BYD nhằm cung cấp giải pháp tài chính ưu việt cho khách hàng mua xe điện BYD trên toàn quốc.

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.