Chuyên mục


Vietjet và bốn điểm tốt nhất năm 2022

06/08/2022 07:24 (GMT +7)

Vietjet vừa nhận liên tiếp 2 giải thưởng "Hãng hàng không mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng toàn cầu và Top 10 hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất thế giới. Ngoài ra, Vietjet Air cũng là hãng bay "hiếm hoi" có lãi trong đại dịch.

Vietjet là hãng hàng không tai tiếng của năm 2022 khi được khách hàng đổi tên từ hàng không giá rẻ thành "hãng hàng không delay"; chiếc cân khốn khổ của hãng cũng gây bất bình và đây cũng là hãng bay đầu tiên áp dụng thu phí checkin nhanh mà Cục hàng không vừa yêu cầu "cấm thu",...

Quan điểm vẫn là mọi vấn đề đều có hai mặt của nó. Vietjet là hãng bay bán vé giá mềm nhất, mà để làm được vậy, đơn vị phải có những chính sách tối ưu chi phí, tận thu thêm các khoản bổ sung để tăng doanh thu hay đại loại có phương án vốn đề đầu tư tài chính lấp đầy các khoản lỗ của hoạt động kinh doanh khác. 

Lập luận này không phải không có lý do, thực tế là hãng bay này vừa nhận liên tiếp 2 giải thưởng: "Hãng hàng không mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng toàn cầu - Value Airline of the Year" và "Top 10 hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất thế giới - Top 10 Best Low-cost Airlines" năm 2022.

Vietjet được tổ chức chuyên đánh giá dịch vụ và an toàn hàng không này vinh danh dựa trên các tiêu chí mạng bay rộng khắp, giá vé hấp dẫn, dịch vụ trên chuyến bay đầy đủ và các hoạt động quảng bá sáng tạo, mang lại giá trị và sự tiện lợi cao nhất cho hành khách của hãng.

294158231_5214031088693697_3264927919143226225_n
 

Vietjet đã thể hiện rất rõ chiến lược đặt khách hàng làm trọng tâm khi liên tục mở rộng mạng bay với khung giờ bay thuận tiện và giá vé cạnh tranh. Hãng được ghi nhận khi đặc biệt chú trọng đầu tư vào đội tàu bay mới, nâng cấp hệ thống và ứng dụng công nghệ, cung cấp nhiều dịch vụ trước và trong chuyến bay, đáp ứng nhu cầu đi lại nhanh chóng và thuận tiện của khách hàng.

Cùng với Vietjet, các thương hiệu hàng không chi phí thấp uy tín trên thế giới được vinh danh bao gồm các tập đoàn uy tín và danh giá như Ryanair, Fly Dubai, Southwest, EasyJet..., thể hiện sự xuất sắc của các hãng về dịch vụ và giá trị cộng hưởng cho khách hàng sau đại dịch.

Ông Geoffrey Thomas, tổng biên tập AirlineRatings, nhấn mạnh

AirlineRatings cũng tiếp tục đưa Vietjet vào nhóm có chỉ số xếp hạng an toàn hàng không tuyệt đối 7/7 sao, mức cao nhất thế giới mà hãng đã duy trì liên tiếp trong 5 năm từ 2018 đến nay và Top 10 hãng hàng không chi phí thấp an toàn nhất thế giới năm 2022 trong tổng số hơn 385 hãng bay toàn cầu.

AirlineRatings là đơn vị uy tín chuyên đánh giá các sản phẩm và an toàn hàng không, bao gồm an toàn phòng chống COVID-19 của 385 hãng hàng không toàn cầu. Với hệ thống đánh giá 7 sao danh tiếng, AirlineRatings được hàng triệu hành khách từ hơn 195 quốc gia tin tưởng và là một trong các tiêu chuẩn đánh giá uy tín nhất trong ngành.

"Chấp" dịch bệnh, Vietjet lãi ấn tượng 

Duy nhất hãng bay Vietjet Air của doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo báo lãi đẹp bất chấp các doanh nghiệp cùng ngành hay bạn hàng thua lỗ âm vốn. Nhưng hãng hàng không giá rẻ này lại được sử dụng làm công cụ huy động một lượng trái phiếu lớn cho hệ sinh thái Sovico.

VietJet (VJC) thông qua cổ đông kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2022 đạt 32.270 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.000 tỷ đồng; gấp lần lượt 2,5 lần và 12,5 lần so với thực hiện năm 2021. Chỉ tiêu tài chính hãng bay đưa ra khiến cổ đông phấn khởi bởi thời điểm này dù là giai đoạn phục hồi sau dịch nhưng đa phần các hãng hàng không khác mới lên kế hoạch cơ cấu hoạt động, vực lại kinh doanh, giảm thua lỗ. 

Năm 2021, VJC cũng là hãng hàng không duy nhất báo lãi. Cụ thể, tính chung cả năm 2021, VJC đạt doanh thu thuần là 12.998 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2020. Lợi nhuận duy trì dương một phần nhờ doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ là 3.920 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với số đầu năm. Trong khi, các ông lớn hàng không khác như Vietnam Airlines lỗ hơn 13.337 tỷ đồng.

Trong 3 tháng đầu năm, VietJet Air ghi nhận doanh thu thuần 4.522 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ 2021, nhưng vẫn lỗ gộp 257 tỷ đồng. Tuy vậy, con số này đã cải thiện so với mức lỗ hơn 1.000 tỷ đồng của quý I/2021. Quý I/2022, hãng bay ghi nhận lãi ròng 244 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ nhờ hoạt động tài chính. 

Ánh Minh
Tags:
Chủ đầu tư xây cao tốc vướng khi khai thác mỏ cát
Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) và khai thác mỏ cát theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công gói thầu XL02 dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vũng Áng - Bùng.

Quảng Ngãi giải ngân vốn đầu tư công thấp
Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Ngãi giải ngân hơn 1.500 tỷ đồng, đạt hơn 22% kế hoạch được giao.

Vietjet mua 20 tàu bay thân rộng thế hệ mới A330neo
Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus vừa ký hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo (A330-900) với tổng trị giá 7,4 tỷ USD.

6 giải pháp ứng phó với cước vận tải biển leo thang
Trước tình trạng giá cước vận tải biển tăng mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa có công văn gửi các Hiệp hội đề xuất 6 giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh hiện nay.

Tháo gỡ khó khăn thiếu tàu bay cho các hãng hàng không
Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40 - 45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways, Pacific Airlines. Trong khi, hàng không nội địa khó tìm được tàu bay thuê do giá thuê tăng cao.

Các đơn vị điện lực, viễn thông sẽ phải trả phí thuê hạ tầng đường bộ
Luật Đường bộ mới được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định thu phí từ khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Nâng cao năng lực cảng biển Việt Nam
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 5030/VPCP-TH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc khai thác các cảng biển Việt Nam.