Chuyên mục


Lãnh đạo Techcombank lên tiếng về 62.000 tỷ đồng trái phiếu

24/04/2022 07:30 (GMT +7)

"Techcombank không liên quan gì đến các khoản vay của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Các trái phiếu và khoản vay của Techcombank đều vào các dự án có giấy tờ hợp lý, đang triển khai bán hàng, không đầu tư vào các dự án treo, giấy tờ không hợp lý."

Đó là một trong những nội dung lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, mã: TCB) khẳng định tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2022 vừa tổ chức.

Tại đại hội cổ đông tổ chức cuối tuần này, HĐQT ngân hàng trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2022 đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 16,2% so với mức thực hiện năm 2021. Dư nợ tín dụng dự kiến tăng 15% hoặc cao hơn trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu thấp hơn 1,5%.

Năm 2022, ngân hàng tiếp tục đề xuất với cổ đông không chia lợi nhuận để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Sau khi trích 2.408 tỷ đồng cho các quỹ bổ sung vốn điều lệ, dự phòng tài chính và quỹ phúc lợi, lợi nhuận còn lại của năm 2021 là gần 13.394 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối lũy kế gần 40.137 tỷ đồng.

Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho biết, quan điểm của ban lãnh đạo luôn nhất quán. Việc chia cổ tức bằng tiền, phát hành thêm để tăng cường vốn, đều phụ thuộc vào lộ trình phát triển của ngân hàng. Tất cả các chỉ tiêu quan trọng của ngân hàng đều dựa trên vốn chủ sở hữu, do đó tăng vốn điều lệ là không cần thiết, làm giảm giá cổ phiếu trên thị trường tương ứng, và cổ đông phải chịu thuế thu nhập cá nhân.  "Một số người nói chia cổ phiếu, giá thấp hơn sẽ giúp cổ phiếu tăng nhanh hơn, tôi không đồng quan điểm", Chủ tịch Techcombank cho biết tại đại hội. 

Techcombank (TCB) họp đại hội cổ đông thường niên 2022 vào sáng ngày 23/4

Techcombank (TCB) họp đại hội cổ đông thường niên 2022 vào sáng ngày 23/4

Về việc liên quan đến IPO Techcom Securities, ông Hùng Anh cũng đề cập ban lãnh đạo có xem xét việc chào bán ra công chúng. Tuy nhiên, việc này triển khai khi ngân hàng có nhu cầu vốn, và cần lượng vốn lớn, đảm bảo lộ trình phát triển của ngân hàng nói chung và công ty chứng khoán. 

 

Techcombank luôn thực hiện theo thông điệp sẽ đóng góp vào chiến lược phát triển thị trường vốn.

Nếu nói siết trái phiếu thì hơi nặng mà đây là động thái làm lành mạnh thị trường trái phiếu, điều đó sẽ tạo cơ hội cho các nhà chuyên nghiệp đưa đến thị trường những sản phẩm tốt cho thị trường.

Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank

Trong năm 2022, Techcombank tiếp tục trình phướng án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Ngân hàng dự kiến chào bán hơn 6,3 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng lên trên 35.172 tỷ đồng.

Cổ phiếu phát hành mới bị hạn chế chuyển nhượng một năm theo quy định kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2022 sau khi được NHNN, Uỷ ban Chứng khoán chấp thuận. Tổng số tiền thu được sau khi phát hành dự kiến sử dụng để bổ sung vốn hoạt động của ngân hàng.

Đối tượng tham gia chương trình trên sẽ bao gồm lao động nước ngoài nên sẽ có sự thay đối về giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hiện tại của ngân hàng. Theo đó, ban lãnh đạo đề xuất điều chỉnh tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa từ 22,4724% thành 22,4595%. Hiệu lực thay đổi vào ngày kết thúc đợt phát hành ESOP năm 2022.

Nói về các vụ siết trái phiếu vừa qua, theo ông Hồ Hùng Anh, đây là những việc cần thiết của cơ quan quản lý làm sạch thị trường. Techcombank luôn thực hiện theo thông điệp sẽ đóng góp vào chiến lược phát triển thị trường vốn. Nếu nói siết trái phiếu thì hơi nặng mà đây là động thái làm lành mạnh thị trường trái phiếu, điều đó sẽ tạo cơ hội cho các nhà chuyên nghiệp đưa đến thị trường những sản phẩm tốt cho thị trường.

Ngân hàng đang nắm giữ khoảng 62.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Techcombank giữ trái phiếu nhiều vì tin tưởng vào khả năng quản lý rủi ro và sẵn sàng cung cấp nguồn trái phiếu đó cho các cá nhân và doanh nghiệp nếu họ có nhu cầu đầu tư.

Bên cạnh đó, Techcombank không liên quan gì đến các khoản vay của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Các trái phiếu và khoản vay của Techcombank đều vào các dự án có giấy tờ hợp lý, đang triển khai bán hàng, không đầu tư vào các dự án treo, giấy tờ không hợp lý.

Kim Khánh
SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.

LPBank sẽ đổi tên, mở rộng bán lẻ ở nông thôn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã: LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 10.500 tỷ đồng.

NHNN hoãn đấu thầu vàng miếng sang 23/4
Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng thứ Ba ngày 23/4.

Bất động sản ven sông Đà Nẵng: Đã có những 'mảnh ghép' xứng tầm
Quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ Đông chính thức được phê duyệt, mở ra kỳ vọng về diện mạo mới của khu vực trung tâm Đà Nẵng.

PVTrans giảm mục tiêu lãi
Năm 2024, Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã: PVT) đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 8.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 760 tỷ đồng, giảm lần lượt 8% và 38% so với thực hiện 2023.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh?
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.