Chuyên mục


Ấn tượng khoản cho vay 10.000 tỷ của SCB

26/02/2022 00:23 (GMT +7)

SCB có chính sách cho vay mua nhà rất linh hoạt để giúp nhiều người thực hiện mơ ước về ngôi nhà tổ ấm. Và đặc biệt là khoản cho vay lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng với nhóm công ty tư nhân ít tên tuổi.

Linh hoạt cho vay bất động sản, xử lý nợ xấu nhanh 

Trong năm 2021, SCB đã thực hiện phương án tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.788 tỷ đồng thông qua chào bán hơn 478 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Theo kế hoạch sử dụng vốn huy động, SCB sẽ ưu tiên phát triển hoạt động tín dụng và đầu tư trái phiếu Chính phủ.

Hiện, SCB chưa có báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2021 và năm 2021. Nhưng tính đến hết quý III/2021, SCB ghi nhận thu nhập lãi thuần hơn 7.883 tỷ đồng, tăng gấp 5,7 lần cùng kỳ năm 2020. Thu nhập ngoài lãi từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán đầu tư đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.

SCB nhiều lần nhận giải thưởng “Straight Through Processing Award - Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc” qua hệ thống toàn cầu của The Bank of New York Mellon (BNY Mellon)

SCB nhiều lần nhận giải thưởng “Straight Through Processing Award - Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc” qua hệ thống toàn cầu của The Bank of New York Mellon (BNY Mellon)

 
Dù thị trường chứng khoán đang rất thuận lợi, song có rất nhiều lý do khiến ngân hàng chần chừ lên sàn, như sợ công khai minh bạch, nhất là những ngân hàng có kết quả kinh doanh yếu kém. Hoặc có những ngân hàng nợ xấu lớn chưa được xử lý, chủ yếu là hậu quả tồn đọng trong thời gian dài để lại.

Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Trí Hiếu

Đáng chú ý, SCB trong quý III đã trích lập hơn 6.991 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi cùng kỳ được hoàn nhập gần 211 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế trong quý của SCB đạt hơn 296 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng năm 2021, ngân hàng này ghi nhận 6.646 tỷ đồng thu nhập lãi thuần và 784 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng gấp 2,3 lần và tăng gấp 6,9 lần 9 tháng năm 2020.

Như vậy, để hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận, SCB dự kiến phải đạt được 526 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý IV.

Tính đến 31/9/2021, tổng nợ xấu của SCB là 3.675 tỷ đồng, chiếm 1,04% tổng dư nợ. Trong đó, Nợ dưới tiêu chuẩn hơn 734 tỷ đồng, Nợ nghi ngờ chiếm 611 tỷ đồng và Nợ có khả năng mất vốn chiếm  tới 2.329 tỷ đồng. 

Theo Báo cáo tài chính, dư nợ xấu của SCB trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm hơn 60% còn 3.212 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,34% cuối năm trước về 0,89%. Và tăng lên 1,04% tại thời điểm cuối quý III/2021.

 Đến hết năm 2020, tổng nợ xấu của SCB lên tận 8.221 tỷ đồng. Đối chiếu với khoản nợ xấu cuối năm 2020, đến ngày 30/9/2021, SCB đã xử lý 60% nợ xấu.

Ảnh chụp Màn hình 2022-02-25 lúc 18.31.36

Nhà băng này có mối quan hệ tín dụng khá thân thiết với nhiều doanh nghiệp "tiếng tăm" về bất động sản tại TP.HCM và tương đối linh hoạt với các khoản vay tiêu dùng bất động sản. Do đó, các khoản nợ xấu của SCB nằm khá nhiều trong lĩnh vực bất động sản là điều không khó hiểu. Tính đến hết ngày 30/6/2021, SCB thuộc top 10 ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất Việt Nam. Những vấn đề về nợ xấu khiến SCB là ngân hàng hiếm hoi không thể đảm bảo duy trì an toàn vốn tối thiểu để tham gia vào cuộc đua Basel II.

Có thể cũng do các yếu tố liên quan đến nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn khiến cho SCB chậm niêm yết. Năm 2021, hàng loạt ngân hàng đã nhanh chân niêm yết lên sàn chứng khoán, nếu loại trừ các ngân hàng yếu kém bị mua lại bắt buộc hoặc đang bị kiểm soát thì SCB là trường hợp hiếm hoi vẫn chưa niêm yết cổ phiếu. 

Chi hàng chục nghìn tỷ đồng cho công ty cá nhân

Theo dữ liệu của Banduong, hàng chục cá nhân từ cuối năm 2020 đã thành lập ra nhiều công ty có sở hữu chéo cùng có 3 cổ đông sáng lập, trong đó 1 cổ đông nắm quyền tuyệt đối. Sang năm 2021, các công ty tăng vốn và dùng cổ phần thế chấp cho các khoản vay nghìn tỷ đồng tại SCB.

Ngày 7/1/2022, CTCP xây dựng Minh Trường Phú đã phát hành thành công 29,5 triệu trái phiếu để huy động 2.950 tỷ đồng. Lô trái phiếu có thời hạn 1 năm, đơn vị phát hành và trái chủ của lô trái phiếu này không được tiết lộ. Được biết, Minh Trường Phú được thành lập vào tháng 5/2020 với tên gọi ban đầu là CTCP Dragon Success do bà Đậu Thị Nguyệt làm Tổng giám đốc.

Công ty có vốn điều lệ 460 tỷ đồng, sau đó tăng vốn điều lệ lên gần 800 tỷ đồng. Công ty gồm 3 cổ đông sáng lập là Đỗ Thị Kim Nga (2,25%), Lê Thị Hồng Hạnh (2%) và Đậu Thị Nguyệt (95,75%). Bà Đậu Thị Nguyệt còn là bà chủ và nằm cố phần lớn của CTCP Long Điền Khang. Công ty này cũng mới thành lập vào tháng 12/2020 với mô hình giống Minh Trường Phú: là 3 cổ đông cá nhân, cùng vốn điều lệ 460 tỷ đồng.

Đầu năm 2021, Long Điền Khang đã nâng vốn điều lệ lên 1.846 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không thay đổi. Sau khi tăng vốn điều lệ bà Nguyệt đã dùng khối cổ phần làm tài sản đảm bảo cho khoản vay 1.959 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Ảnh chụp Màn hình 2022-02-25 lúc 19.27.15

Bà Đỗ Thị Kim Nga được biết đến là bà chủ của Công ty Cổ phần Hưng Tường Khang. Công ty này cũng chỉ mới thành lập trong năm 2020, với 3 cổ đông sáng lập. Tháng 10/2021, bà Nga dùng 145,8 triệu cổ phần tại Hưng Tường Khang (tương đương 1.458 tỷ đồng) để thế chấp tại SCB. Khoản vay tại SCB tính đến tháng 2/2022 là 1.592 tỷ đồng.

Một người quen khác của bà Đậu Thị Nguyệt là bà Nguyễn Thị Cẩm Hường, cổ đông nắm quyền tuyệt đối tại CTCP xây dựng Khang Tường cũng mang tài sản là 1.469 tỷ đồng thế chấp cho SCB. Khoản vay tại SCB tính đến tháng 2/2022 lên 1.599 tỷ đồng. 

Theo dữ liệu của chúng tôi, công ty liên quan đến ông Trần Thành Long, Nguyễn Thị Thanh Thúy, Ngô Trường Lâm, Vũ Quốc Lưu cũng mang tài sản là những khối cổ phần trị giá từ 1.000 - 2.000 tỷ đồng để thế chấp tại SCB. 

Việc các công ty trên được khai sinh và cùng có khoản vay đặc biệt, duy nhất tại SCB cho thấy có điều gì đó cần làm sáng tỏ? Trong chiến lược cấp tín dụng linh hoạt cho lĩnh vực bất động sản, SCB còn vướng nhiều câu chuyện khác sẽ được Banduong cập nhật tới đây,...

Kim Khánh
Hải Dương: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030
Hiện nay, toàn tỉnh Hải Dương đang ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, tạo nền tảng sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII.

Thừa Thiên Huế và WWF - Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác
Sáng ngày 18/10, tại TP Huế diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam).

Nhật Bản ký kết mức vốn ODA kỷ lục cho Việt Nam
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa ký kết các khoản vốn vay với tổng giá trị lên tới hơn 102 tỷ yên (tương đương 678 triệu USD, chưa bao gồm “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân”) - mức cao nhất trong 6 năm qua, với Việt Nam.

Khánh thành 2 công trình lớp học tại tỉnh Điện Biên do SHB trao tặng
Vượt qua những điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, giao thông và địa hình, hai công trình lớp học do SHB tài trợ xây dựng tại huyện Tủa Chùa và Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã chính thức được khánh thành và đưa vào hoạt động.

179.000 tỷ đồng làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
Cục Đường sắt Việt Nam vừa đề nghị Bộ GTVT xem xét thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với kinh phí dự kiến hơn 179.000 tỷ đồng.

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024, để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Đề xuất phân loại thống kê theo loại hình kinh tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế.