Chuyên mục


CEO bất thường?

09/02/2022 21:38 (GMT +7)

CEO của ông Đoàn Văn Bình đã “qua mặt” những cổ phiếu đình đám như nhóm FLC hay họ Louis trong việc làm “đau lòng” nhà đầu tư.

Mất Tết vì CEO

Tính đến phiên giao dịch ngày 9/2/2022, CEO của Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (HNX) ở giá 52.000 đồng/cp, giảm gần 1 nửa so với thời điểm này tháng trước. CEO đã là cổ phiếu bất động sản "làm mưa làm gió" với đà tăng thần tốc gấp 7 lần chỉ sau 2 tháng. Cụ thể, từ mức giá 12.500 đồng hồi đầu tháng 11/2021, cổ phiếu này phi một mạch lên mức đỉnh lịch sử 92.500 đồng/cp vào phiên 7/1/2022.

Tuy nhiên, so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái, cổ phiếu này vẫn cao gấp 5 lần, tương đương với vốn hoá cao hơn 5 lần trên thị trường chứng khoán. Do vậy, mục tiêu của ban lãnh đạo CEO có thoả mãn không thì đã rõ. 

Nhưng với cổ đông thì khác, CEO na ná một truyện kinh dị. Sóng đỉnh của CEO không được hỗ trợ bởi đà tăng của kết quả kinh doanh, đặc biệt phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng của CEO đang bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19 do du lịch đóng băng suốt 2 năm qua.

Cổ phiếu CEO vào diện cảnh báo vì kinh doanh thua lỗ 

Cổ phiếu CEO vào diện cảnh báo vì kinh doanh thua lỗ 

Trên các diễn đàn chứng khoán, rất nhiều nhà đầu tư than khóc vì đã lỡ dồn hết vốn vào CEO ở giá 75.000 – 92.000 đồng/cổ phiếu tháng cận Tết. Sau khi tăng miệt mài để lấy niềm tin của nhà đầu tư, mã này hầu như liên tục giảm sàn. Cổ phiếu mất giá gần 1 nửa khiến nhiều người mất Tết vì không kịp xả hàng.

Không chỉ nhà đầu tư F0 mà cả những người đã có kinh nghiệm chứng trường lâu năm cũng "đu đỉnh" cổ phiếu CEO. Thậm chí nhiều nhà đầu tư mua CEO còn “đau hơn” những nhà đầu tư dính vào cổ phiếu họ Louis của Đỗ Thành Nhân hồi tháng 9/2021. Khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chính thức lên tiếng về việc về cơ quan này đang tiến hành thanh tra, quản lý giám sát các hoạt động liên quan đến các cổ phiếu có dấu hiệu giao dịch bất thường trên thị trường, trong đó có nhóm cổ phiếu thuộc họ Louis Capital như TGG, APG, BII, SMT, VKC... 

Hay hồi tháng 1/2022, FLC, ROS, AMD, KLF, HAI… đua nhau giảm sàn la liệt, sau thông tin ông Trịnh Văn Quyết bị phong tỏa tài khoản vì “bán chui” 74,8 triệu cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư hiện cũng đang mắc kẹt với nhóm cổ phiếu này do thị giá đã giảm 1 nửa. Tuy vậy, thị giá cổ phiếu nhóm FLC không cao bằng CEO nên mức độ thiệt hại hạn chế hơn. Dòng FLC hay Louis vẫn có tiếng "cổ phiếu đầu cơ" nên ít người sẵn lòng “all-in” (tất tay).

Thế mới nói CEO có độ mê hoặc, tăng giá bất chấp sự lập lờ của ban lãnh đạo và những cảnh báo nguy hiểm của giới chuyên gia. Chia sẻ với cổ đông tại ĐHĐCĐ diễn ra vào cuối tháng 6/2021, ban lãnh đạo CEO cho thấy kỳ vọng lớn vào nguồn thu, đặc biệt với dự án trọng điểm tại Mê Linh và dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Vân Đồn. 

Theo một số nguồn tin, dự án trên của CEO đã bán tương đối tốt, nhưng có khả năng lợi nhuận đã chuyển sang sân sau. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của CEO đạt 406 tỷ, giảm 40,5%. Sau khi trừ các khoản chi phí, CEO lỗ 224 tỷ trong 9 tháng, gấp đôi mức lỗ cùng kỳ năm 2020.

Đòn bẩy tài chính cao khi tính đến cuối tháng 9/2021, CEO chỉ có 50 tỷ đồng tiền mặt trong khi nợ ngắn hạn lên đến 2.066 tỷ. Dòng tiền thuần trong kỳ của CEO Group âm hơn 169 tỷ đồng.

CEO tăng giá một phần cũng gặp thời  “sóng” cổ phiếu bất động sản dịp cuối năm 2021 đã thu hút lượng lớn nhà đầu tư nhảy vào nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao, không ít người trong số đó đã lựa chọn “all-in” (tất tay) toàn bộ tài sản vào cổ phiếu. Nhưng chỉ trong hơn 1 tuần giữa tháng 1/2022, một loạt mã chứng khoán đã bay 30 - 50% giá trị, khiến các nhà đầu tư mới (F0) rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Tâm lý hoảng loạn lan rộng khắp thị trường.

Dĩ nhiên, sự hoảng loạn này phần lớn đến từ các nhà đầu tư sử dụng giao dịch ký quỹ (margin) ở mức cao, tập trung vào các mã đầu cơ. Giá tăng thì lãi tính bằng lần, nhưng giá giảm thì mất mát rất lớn.

Trong giai đoạn CEO được thổi phồng, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) đã ra khuyến nghị đặc biệt cho nhà đầu tư. Các chuyên viên của CTCK SBS đã đánh giá mức độ cực kì rủi ro đối với cổ phiếu này khi thị giá đang bị ảnh hưởng quá mức bởi dòng tiền đầu cơ. Nhưng nhà đầu tư vẫn "sập bẫy".

Không thể “hữu xạ tự nhiên hương”

Nhiều nhà đầu tư đặt niềm tin vào CEO cho rằng, đây là cổ phiếu hấp dẫn bởi các dự án bất động sản tiềm năng và ban lãnh đạo có uy tín. CEO tăng “tự nhiên” chứ không phải dòng cổ phiếu đầu cơ.

Nhưng thực tế, CEO không khác họ FLC và Louis là mấy. Tập đoàn C.E.O tập trung vào 5 trụ cột kinh doanh cốt lõi bao gồm phát triển và quản lý bất động sản, bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch - quản lý khách sạn, xây dựng, phát triển nguồn nhân lực.

Theo SBS, CEO kinh doanh bất động sản và có quỹ đất giá trị lên đến 962.1 ha chủ yếu tập trung vào bất động sản nghỉ dưỡng ở Phú Quốc (304 ha), Quảng Ninh (383 ha), Hà Nội (44 ha). Tuy sở hữu nhiều quỹ đất lớn nhưng khả năng triển khai dự án của CEO vẫn còn hạn chế do thiếu quy mô vốn đầu tư.

Cách đây không lâu, HNX đã đưa cổ phiếu CEO của CEO Group vào diện bị cảnh báo từ ngày 20/4/2021. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ năm 2020 trên báo cáo tài chính hợp nhất của CEO Group do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam ký báo cáo kiểm toán ngày 9/4/2021 là số âm 67 tỷ đồng, thuộc trường hợp bị cảnh báo theo quy định.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2021 đã được kiểm toán vừa được công bố, trụ sở của công ty là toà tháp C.E.O cũng đã phải mang đi thế chấp cho khoản vay tại Ngân hàng BIDV (giá trị còn lại thời điểm 30/6/2021 gần 134 tỷ đồng).

Đồng thời, CEO Group cũng đã thế chấp bất động sản đầu tư dự án Sonasea Condotel Phú Quốc Resort với giá trị còn lại tại ngày 30/6/2021 khoảng 566 tỷ đồng để đảm bảo cho khoản tiền vay ngân hàng.

Hiện, người nắm giữ vị trí cao nhất tại Tập đoàn C.E.O là ông Đoàn Văn Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Đoàn Văn Minh làm Tổng Giám đốc. Ông Bình và ông Minh là hai anh em trai.

Hiện, người nắm giữ vị trí cao nhất tại Tập đoàn C.E.O là ông Đoàn Văn Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Đoàn Văn Minh làm Tổng Giám đốc. Ông Bình và ông Minh là hai anh em trai.

Không chỉ kinh doanh thất bát, Tập đoàn C.E.O còn liên tiếp dính án phạt vi phạm thuế. Hồi tháng 7/2021, Cục Thuế TP Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính, công ty phải nộp tổng số tiền phạt, truy thu, chậm nộp vào ngân sách Nhà nước là 1,42 tỷ đồng.

Nguyên nhân bị phạt là do công ty kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng mua vào để thi công trường học thuộc dự án Khu đô thị Quốc Oai thuộc đối tượng không chịu thuế, vi phạm Thông tư 26/2015 của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, Tập đoàn C.E.O còn có hành vi vi phạm khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp theo quy định tại Nghị định 129/2013 của Chính phủ.

Tháng 5/2019, Tập đoàn C.E.O cũng đã bị Tổng cục Thuế xử lý vi phạm qua thanh tra thuế năm 2016 - 2017. Sau khi thanh tra thuế từ năm 2016-2017, Tổng cục Thuế đã xử lý vi phạm về thuế đối với Tập đoàn C.E.O tổng số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Trong đó, công ty bị truy thu thuế giá trị gia tăng là 1,13 tỷ đồng. Nộp bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp 665 triệu đồng. Tăng thu thuế thu nhập cá nhân 377 triệu đồng và số tiền chậm nộp và phạt hành chính là 686 triệu đồng.

Cổ phiếu CEO cũng có một đợt tăng giá ấn tượng từ 10.000 đồng lên 17.000 đồng nhờ những tín hiệu khả quan về dự án bất động sản và lợi nhuận. Việc cổ phiếu CEO tăng trưởng thần tốc thời gian đến từ những kỳ vọng đến từ việc doanh nghiệp này đang nắm giữ những quỹ đất lớn điển hình như 3 dự án lớn với tổng quỹ đất 300 ha tại Phú Quốc.

Ngoài ra, những tham vọng lớn của ban lãnh đạo công ty đặt ra cũng làm nhiều nhà đầu tư siêu lòng. Năm 2018, Tập đoàn CEO đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 2.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 468 tỷ đồng và lãi sau thuế 370 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với năm 2017.

Kể từ năm 2016 tới nay, hạng mục Các khoản phải thu ngắn hạn luôn duy trì ở mức cao trong cơ cấu tổng tài sản của CEO (có lúc chiếm tới 35% tổng tài sản). Cần lưu ý, với những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như CEO, phần lớn doanh thu thông thường sẽ nằm ở hạng mục Người mua trả tiền trước (theo Thông tư 200 của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp bất động sản sẽ không được ghi nhận doanh thu từ việc bán bất động sản trước khi hoàn thành dự án). Có thể nói, việc CEO duy trì khoản phải thu ngắn hạn ở mức cao là một bất thường đáng lưu tâm.

Đáng lưu ý trong khoản phải thu nói trên của CEO nằm ở 4 doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Đầu tư Trang Nguyễn Phú Quốc, Thu Hoài Phú Quốc, Quốc tế Đỗ Gia Phú Quốc và Đầu tư Quang Tiến Phú Quốc.

Cả 4 doanh nghiệp này được cho là "công ty ma" khi đều có chung địa chỉ tại Khu tổ hợp du lịch Sonasea Villas and Resort, Tổ 5, ấp Đường - Xã Dương Tơ - Huyện Phú Quốc - Kiên Giang, đều được thành lập vào ngày 22/12/2016.

Không chỉ có vậy, khoản phải thu đối với các doanh nghiệp nói trên của CEO đã bắt đầu xuất hiện từ khi lập BCTC năm 2016 nghĩa là chỉ sau vài ngày khi 4 công ty trên được thành lập và đi vào hoạt động. 

Do vậy, diễn biến cổ phiếu CEO thời gian qua có thể là bất ngờ với các nhà đầu tư F0 nhưng lại khớp với độ minh bạch tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp bất động sản này. 

Kim Khánh
Lên kế hoạch triển khai Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa chủ trì cuộc họp với Ủy viên UBND Thành phố, đại diện các sở, ngành góp ý cho dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.

Bỏ 5 Thông tư lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2024/TT-BTC bãi bỏ các Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất
Trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất.

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên.

Ngân hàng đầu tiên phê duyệt khoản vay mua xe ô tô trên nền tảng đối tác
Không cần đến showroom ô tô hay chi nhánh ngân hàng, sau khi chọn được mẫu xe mong muốn, khách hàng có thể tự đăng ký vay mua xe ngay trên website của Carmudi và nhận kết quả phê duyệt của VPBank qua email ngay sau 5 phút.

Chuẩn bị xây cao tốc Nam Định - Thái Bình
Chủ tịch tỉnh Thái Bình vừa phê duyệt dự án xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, trong đó đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).