Chuyên mục


Tài chính Pacific Airlines rất nghiêm trọng

28/06/2022 08:53 (GMT +7)

Trong giai đoạn 2009 - 2021, Pacific Airlines chỉ có lãi 3 năm, 10 năm còn lại thua lỗ. Đỉnh điểm giai đoạn Covid 2020 và 2021 Pacific Airlines lỗ lần lượt 2.144 tỷ và 2.308 tỷ đồng, trong khi, vốn điều lệ của hãng bay chỉ ở mức 3.522 tỷ đồng.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã: HVN) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2022 vào ngày hôm nay (28/6).

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, năm 2022, Vietnam Airlines lên kế hoạch với doanh thu công ty mẹ 45.252 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Công ty vẫn dự kiến sẽ lỗ ròng 9.335 tỷ đồng, giảm 23,5% so với khoản lỗ năm 2021. Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng sẽ phấn đầu vận chuyển 17 triệu khách cùng 271.200 tấn hàng hóa. 

Bên cạnh đó, hãng hàng không này trình cổ đông thông qua bổ sung điều lệ về việc chuyển nhượng vốn ra ngoài Vietnam Airlines. Cụ thể, việc chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài công ty, bao gồm cả việc chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vào CTCP, công ty TNHH thực hiện theo quy định, đảm bảo các nguyên tắc tuân thủ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước; phản ánh đầy đủ giá trị doanh nghiệp bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất và bảo đảm nguyên tắc thị trường. 

Pacific Airlines được thành lập vào năm 1991, hiện có vốn điều lệ là 3.522 tỷ đồng

Pacific Airlines được thành lập vào năm 1991, hiện có vốn điều lệ là 3.522 tỷ đồng

Vietnam Airlines tập trung vào việc tái cơ cấu danh mục đầu tư. Trong đó, doanh nghiệp hàng không này sẽ hoàn thành việc tái cơ cấu Pacific Airlines, thanh lý tài sản, bán và cho thuê máy bay, tái cơ cấu nguồn vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu, cùng với đó là chuyển nhượng, thoái vốn tại một số doanh nghiệp thành viên. 

Theo báo cáo của Vietnam Airlines, tính đến tháng 6, tình hình tài chính của Pacific Airlines đang rất nghiêm trọng, dòng tiền thiếu hụt, nợ quá hạn lớn đe dọa mất khả năng thanh toán và phải chấm dứt hoạt động.

Vietnam Airlines cho biết, quy trình lựa chọn nhà đầu tư gặp rất nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách theo các quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước và hãng vẫn đang tiếp tục báo cáo các cấp có thẩm quyền để xử lý. Trong giai đoạn này, Pacific Airlines tiếp tục tổ chức hoạt động khai thác tối thiểu, tinh giản bộ máy tận dụng nguồn lực chung với Vietnam Airlines Group để tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả.

Theo tìm hiểu, Pacific Airlines được thành lập vào năm 1991 với các cổ đông là doanh nghiệp nhà nước. Năm 2007, Tập đoàn Qantas mua 30% cổ phần Pacific Airlines và hãng đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines. Đến năm 2012, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã chuyển giao 68% vốn tại Jetstar Pacific cho Vietnam Airlines. Đến tháng 7/2020, Jetstar Pacific trở về tên khai sinh Pacific Airlines.

Tháng 10/2020, Qantas Group thực hiện các thủ tục rút khỏi liên danh tại Pacific Airlines và chuyển giao lại 30% cổ phần của Qantas tại Pacific Airlines cho Vietnam Airlines theo hình thức tặng lại. Trong giai đoạn 2009 - 2021, Pacific Airlines chỉ có lãi 3 năm, 10 năm còn lại thua lỗ. Đỉnh điểm giai đoạn Covid 2020 và 2021 Pacific Airlines lỗ lần lượt 2.144 tỷ và 2.308 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của hãng bay chỉ ở mức 3.522 tỷ đồng. Hiện Pacific Airlines đang âm sâu vốn điều lệ.

Tại thời điểm chuyển giao, ông Gareth Evans, lãnh đạo cấp cao Tập đoàn Qantas, Tổng giám đốc Tập đoàn Jetstar cho biết: "Trước một thị trường cạnh tranh gay gắt như Việt Nam và sự ngưng trệ nghiêm trọng của ngành hàng không do dịch COVID-19, chúng tôi cho rằng đã đến lúc tận dụng lợi thế và tiềm lực của Vietnam Airlines tại thị trường nội địa. Đồng bộ hoá hệ thống đặt chỗ sẽ giúp Pacific Airlines giảm chi phí và tạo nền tảng vững chắc để hãng tiếp tục vươn lên mạnh mẽ sau khi các quy định về hạn chế di chuyển quốc tế được gỡ bỏ".

Cũng trong quý I/2022, Hội đồng quản trị Vietnam Airlines đã ban hành nghị quyết về việc tiếp nhận toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của Qantas Asia Investment Company tại Pacific Airlines. Sau khi nhận số cổ phần mà Qantas tặng, Vietnam Airlines sẽ kiểm soát tới gần 99% vốn của Pacific Airlines.

HĐQT Vietnam Airlines định hướng, năm 2022 sẽ là giai đoạn có nhiều khởi sắc đối với ngành hàng không Việt Nam. Việc nối lại các đường bay nội địa và quốc tế thường lệ không chỉ giúp ngành hàng không duy trì hoạt động vận chuyển hành khách mà cũng cũng góp phần tháo gỡ khó khăn cho công ty, thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế. 

Kim Khánh
Năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.

Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.