Chuyên mục


Phí sử dụng hạ tầng ở các cửa khẩu vẫn bất cập

05/03/2023 09:48 (GMT +7)

Ở các địa phương, việc thực hiện hợp lý chính sách về mức thu, tỷ lệ phần trăm phân chia phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu có tác động quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu.

Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây. Đây là điều kiện thuận lợi để các địa phương có đường biên giới trên đất liền phát triển kinh tế biên mậu. Thời gian qua, hoạt động thương mại qua biên giới dưới các hình thức xuất - nhập khẩu hàng hoá, hoạt động thương mại tại các chợ (chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu) và trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới đã góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.

Mặc dù kinh tế biên mậu, hoạt động thương mại biên giới có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nhưng các địa phương vẫn chưa khai thác hết tiềm năng trên lĩnh vực này do nhiều nguyên nhân, trong đó có bất cập về thu phí hạ tầng ở khu vực cửa khẩu. Ở các địa phương, việc thực hiện chính sách về mức thu, cơ quan tổ chức thu, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu có ý nghĩa thực tiễn cao nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu, hoạt động thương mại qua biên giới tương xứng với tiềm năng.

Được biết, nguồn thu từ hoạt động kinh tế biên mậu chủ yếu là từ thu phí sử dụng cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu hay phí bến bãi và thuế nộp của các doanh nghiệp trên xuất - nhập khẩu, cung cấp dịch vụ bến bãi, được nhập vào ngân sách địa phương để phân bổ chung, sau khi trích lại một tỷ lệ nhất định cho các khu vực cửa khẩu (thường là cho Ban Quản lý cửa khẩu hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu để duy trì lực lượng cán bộ làm công tác quản lý).

Danh sách các cửa khẩu quốc tế đường bộ tại Việt Nam.

Danh sách các cửa khẩu quốc tế đường bộ tại Việt Nam.

Khu vực biên giới Trung Quốc

Tại tỉnh Lào Cai, mức thu, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu thực hiện theo Quyết định số 140/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Cụ thể với đối với cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (Cửa khẩu quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu; Cửa khẩu quốc tế Đường bộ II – Kim Thành): 30.000 đồng/tấn hàng hóa nhân (x) tải trọng hàng hóa thực tế trên phương tiện vận chuyển.

Đối với các cửa khẩu Mường Khương, cửa khẩu Bản Vược, lối mở, điểm thông quan khác trên địa bàn:

Phụ lục theo Quyết định số 140/2016/QĐ-UBND tỉnh Lào Cai.

Phụ lục theo Quyết định số 140/2016/QĐ-UBND tỉnh Lào Cai.

Tỉnh Quảng Ninh, lại có hình thức tính khác so với các cửa khẩu thông thường, được quy định tại Nghị quyết số 62/2017/NQ-UBND về phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu lại tùy thuộc theo hàng hóa của doanh nghiệp. 

Đối với hàng hóa nói chung, xe container 40 feet sẽ có mức giá 500.000 đồng/ lượt phương tiện, ngoài ra, các mặt hàng khác được quy định theo phí như sau: 

Nghị quyết số 62/2017/NQ-UBND tỉnh Quảng Ninh

Nghị quyết số 62/2017/NQ-UBND tỉnh Quảng Ninh

Đối với tỉnh Lạng Sơn, từ đầu năm 2021 đến nay, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện đồng bộ các giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. HĐND tỉnh Lạng Sơn ban hành Nghị quyết số 38/2021/NQ-HĐND về việc giảm mức phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công công trong khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, theo đó từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/01/2022 thực hiện giảm 10% phí hạ tầng đối với phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Ngay sau khi kết thúc năm 2022, mức phí cửa khẩu đã được phục hồi như ban đầu theo Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐND tỉnh Lạng Sơn, cụ thể, với phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, mức thu phí cao nhất đối với xe ô tô có trọng tải từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet là 800.000 (đồng/xe/lần ra,vào).

Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐND tỉnh Lạng Sơn

Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐND tỉnh Lạng Sơn

Các tỉnh còn lại, trong đó có Cao Bằng quy định theo Nghị quyết số 31/2022/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh, mức phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh (gồm: cửa khẩu Quốc tế, cửa khẩu chính và các cửa khẩu phụ, lối mở, cặp chợ biên giới, điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu được cấp có thẩm quyền cho phép, gọi tắt là cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng) cho phương tiện vận tải hàng hóa là container loại 40 feet là 5.000.000 đồng/container.

Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang được quy định tại Nghị quyết 41/2016/NQ-HĐND ban hành ngày 11 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Theo đó, các phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất, nhập khẩu Container loại 40 Feet, xe ô tô có trọng tải từ 15 tấn trở lên có mức thu với  khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy là 500.000 đồng/ lượt và 400.000 đồng/ lượt với cửa khẩu, lối mở khác.

Khu vực cửa khẩu quốc tế giáp với Lào 

Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào cả năm 2022 đạt giá trị 1,703 tỷ USD, tăng 24% so với cả năm 2021.

Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào cả năm 2022 đạt giá trị 1,703 tỷ USD, tăng 24% so với cả năm 2021.

Theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào cả năm 2022 đạt giá trị 1,703 tỷ USD, tăng 24% so với cả năm 2021. Xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 656,4 triệu USD, tăng 10,4%. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm xăng dầu các loại đạt 125,4 triệu USD, tăng 439%; phân bón các loại đạt 32,5 triệu USD, tăng 31,2%; sắt thép các loại đạt 60,1 triệu USD, giảm 15%; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đạt 59,2 triệu USD, tăng 1,4%; sản phẩm từ sắt thép đạt 44,3 triệu USD, giảm 41%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 36,6 triệu USD, giảm 20,7%.

Kim ngạch nhập khẩu đạt 1,047 tỷ USD, tăng 34,6%. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 140 triệu USD, tăng 29,4%; phân bón các loại đạt 92 triệu USD, tăng 50%; cao su đạt 242,2 triệu USD, tăng 30,4%; ngô đạt 29 triệu USD, tăng 5,259%.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế về hạ tầng giao thông giữa hai nước, nhất là xây dựng các tuyến đường kết nối tới cửa khẩu tại một số khu vực còn chậm, chưa đáp ứng được tiềm năng và nhu cầu của hoạt động mua bán, trao đổi, lưu thông hàng hóa tại khu vực biên giới. Quy mô trao đổi hàng hóa tại các chợ biên giới còn nhỏ lẻ, cơ sở vật thiếu thốn, chưa thực thu hút được đông đảo doanh nghiệp, thương nhân và cư dân biên giới tham gia các hoạt động kinh doanh tại khu vực. Giao thông tại các chợ biên giới ở một số khu vực biên giới Việt Nam - Lào còn khó khăn, bước đầu mới chỉ triển khai theo hình thức chợ phiên, vì vậy sức mua hạn chế, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của cư dân biên giới.

Việc áp đặt phí sử dụng đường bộ tại cửa khẩu không hợp lý ảnh hưởng đến phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là khu vực giáp biên giới với Lào. Các doanh nghiệp trong khu vực này không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác do chi phí cộng vào hàng hóa bị đẩy cao.

Việc áp đặt phí sử dụng đường bộ tại cửa khẩu không hợp lý ảnh hưởng đến phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là khu vực giáp biên giới với Lào. Các doanh nghiệp trong khu vực này không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác do chi phí cộng vào hàng hóa bị đẩy cao.

Tại tỉnh Hà Tĩnh, theo Quyết định 95/2014/QĐ-UBND được UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành vào ngày 29 tháng 12 năm 2014, ban hành quy định về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí các công trình kết cấu cấu hạ tầng đối với phương tiện ra, vào Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, đối với phương tiện cáo tải trọng từ 20 tấn trở lên, xe container 40 feet có mức giá được quy định là 800.000 (đồng/xe/lượt).

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được thành lập theo quyết định 162/2007/QĐ-Ttg ngày 19/10/2017 của Thủ tướng chính phủ bao gồm các xã Sơn Kim, Sơn Kim 2, Sơn Tây và thị trấn Tây Sơn thuộc huyện Hương Sơn chạy dọc theo Quốc lộ 8A nối Quốc lộ 13 của Lào đi Thái Lan. Được biết, sau khi mở cửa lại vào ngày 13/5/2022, trung bình mỗi ngày cửa khẩu Cầu Treo có khoảng 5 xe khách, 20 - 30 ô tô con và 60 - 80 xe vận tải hàng hóa, làm thủ tục xuất, nhập cảnh qua lại cửa khẩu.

Quyết định 95/2014/QĐ-UBND được UBND tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định 95/2014/QĐ-UBND được UBND tỉnh Hà Tĩnh

Tại tỉnh Quảng Bình, đối với phương tiện xe container 40 feet theo diện phương tiện chở hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển cảnh, hàng hóa chuyển khẩu, hàng hóa gửi kho ngoại quan tại Cửa khẩu quốc tế Cha Lo có mức phí 880.000 đồng một lượt, được quy định tại Nghị Quyết số 10/2021/NQ-UBND. 

Cửa khẩu quốc tế Cha Lo có mức phí 880.000 đồng một lượt, được quy định tại Nghị Quyết số 10/2021/NQ-UBND tỉnh Quảng Bình

Cửa khẩu quốc tế Cha Lo có mức phí 880.000 đồng một lượt, được quy định tại Nghị Quyết số 10/2021/NQ-UBND tỉnh Quảng Bình

 

Trong số các cửa khẩu giáp với Lào, hiện nay, cửa khẩu Bờ Y tại tỉnh Kon Tum mức phí đang được một số doanh nghiệp đánh giá là khá cao so với các cửa khẩu quốc tế khác giáp Lào. Cụ thể, mức thu phí đối với hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu này là 3.000.000 đồng/con’t 40′ tại Cửa khẩu QT Bờ Y theo Nghị quyết số 80/2021/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của HĐND tỉnh Kon Tum. 

Nghị quyết số 80/2021/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.

Nghị quyết số 80/2021/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.

Tại Quảng Trị, đối với phương tiện xe container 40 feet, tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo có mức phí 300.000 đồng/ lượt, và cửa khẩu La Lay là 150.000 đồng/ lượt, được quy định tại Nghị quyết số 13/2022/NQ-UBND. 

Đặc biệt, tại Cửa khẩu Nam Giang - Quảng Nam, đối với phương tiện chở hàng hóa hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển cảnh, hàng hóa chuyển khẩu, hàng hóa gửi kho ngoại quan vẫn đang miễn thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu. 

Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Quảng Nam đang xây dựng đề án nhằm triển khai thu, nộp, quản lý sử dụng phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng đối với phương tiện ra, vào Cửa khẩu quốc tế Nam Giang thuộc Khu Kinh tế Cửa khẩu Nam Giang. 

Khu vực biên giới với Campuchia

Trong tháng đầu năm 2023, Việt Nam tiếp tục là thị trường lớn thứ 3 của Campuchia sau Mỹ và Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Campuchia và Việt Nam đạt 478,7 triệu USD, giảm 1,8% so với tháng 1 năm 2022. Theo các chuyên gia thương mại, xuất khẩu sang Campuchia cũng còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng thương mại nói chung và cơ sở hạ tầng thương mại ở cửa khẩu biên giới nói chung, hệ thống giao thông, hệ thông tin liên lạc, dịch vụ thanh toán giao nhận, vận chuyển còn nhiều hạn chế.

Theo Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND được HĐND tỉnh An Giang Khóa X tại Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 12/7/2022 và có hiệu lực từ ngày 22/7/2022, quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu kinh tế cửa khẩu An Giang, gồm: Cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu được cấp có thẩm quyền cho phép trên địa bàn tỉnh An Giang. Mức thu với phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng hóa tạm xuất tái nhập, hàng hóa chuyển khẩu, hàng hóa của nước ngoài gửi kho ngoại quan, hàng hóa quá cảnh tại khu vực An Giang "khá mềm" khi xe tải trọng tải từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet có mức phí 115.000 đồng/ lượt. 

Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND được Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang

Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND được Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang

Tại tỉnh Tây Ninh, nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ban hành ngày 1/7/2021 quy định mức phí cho xe container 40 feet là 2.500.000 đồng/lượt cho cả 4 cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát, Chàng Riệc, Tân Nam. Cụ thể: 

Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ban hành ngày 1/7/2021

Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ban hành ngày 1/7/2021

Tại tỉnh Đồng Tháp, Nghị quyết số 82/2021/NQ-HĐND ban hành ngày 09/12/2021 quy định, xe ô tô tải và xe chuyên dùng thuộc loại vận tải hàng hóa có tải trọng từ 18 tấn trở lên; Xe chở hàng bằng container 40 feet có mức phí thu kết cấu hạ tầng đường bộ là 160.000 đồng/ lượt.

UBND tỉnh Bình Phước quy định theo Nghị quyết số 36/2017/NQ-HĐND đối với cửa khẩu quốc tế Hoa Lư cho xe ô tô có trọng tải từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet là 300.000 (đồng/xe/lần ra,vào).

Ngày 8/7/2022, UBND tỉnh Gia Lai ra Nghị quyết số 34/2022/NQ-UBND quy định lại về mức thu phi sửa dụng công trình kết cấu hạ đối với phương tiện ra vào cửa khẩu trong Khu vực cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh. Cụ thể, đối với xe ô tô tải và xe chuyên dùng vận tải hàng hóa có tải trọng (cho phép tham gia giao thông) từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet sẽ có mức thu phí 230.000 đồng/ lượt. Ngoài ra sẽ miễn phí với những xe không chở hàng hóa và xe chở hành khách.

Trên thực tế, doanh nghiệp còn phải gánh nhiều khoản chi phí khác như lệ phí đối với hàng hóa quá cảnh là 200.000 đồng/tờ khai, lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường bộ (gồm: ô tô, đầu kéo, máy kéo) 200.000 đồng/phương tiện;... 

Ai cũng biết, chi phí phí sử dụng hạ tầng tại cửa khẩu quốc tế là một trong những chi phí quan trọng và không thể tránh khỏi khi xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là khi hàng hóa phải thông qua cửa khẩu. Thế nhưng việc giảm phí sử dụng đường bộ tại cửa khẩu quốc tế có thể giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu tại địa phương giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận chuyển hàng hóa, từ đó tăng lợi nhuận và cải thiện năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 

Không những thế, đối với địa phương còn nhiều khó khăn và chưa phát huy được hết tiềm lực của cửa khẩu quốc tế, thì việc giảm chi phí hàng hóa quá cảnh không chỉ giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp mà còn có tác động tích cực đến địa phương giúp trong việc thu hút các doanh nghiệp khác tới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Thu Châu
Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn
Chiều ngày 21/4, tại thành phố Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Cao tốc bị ngắt điện vì ban quản lý nợ phí
Ban quản lý dự án Thăng Long chưa bố trí kinh phí trả tiền điện khiến đơn vị điện tạm ngưng cung cấp điện tại các nút giao trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận.

Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.

Quảng Nam đề xuất phương án đầu tư QL.14D
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục đầu tư và sớm triển khai đầu tư xây dựng dự án nâng cấp, cải tạo QL14D theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động lấn biển, có hiệu lực từ ngày 16/4/2024.

Thay đổi thú vị về ô tô và xe máy trong hơn một thập kỷ qua
Theo Báo cáo “Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2022” của Tổng cục Thống kê, tình hình ô tô và xe máy tại Việt Nam qua hơn 1 thập kỷ đã có nhiều thay đổi thú vị.

Hà Nội: Tìm nhà thầu xây cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A
Dự án cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A hoàn chỉnh hướng tuyến mới của đường 427 theo quy hoạch, giúp kết nối với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ một cách thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.