Chuyên mục


Tháo gỡ khó khăn thiếu tàu bay cho các hãng hàng không

22/07/2024 18:39 (GMT +7)

Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40 - 45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways, Pacific Airlines. Trong khi, hàng không nội địa khó tìm được tàu bay thuê do giá thuê tăng cao.

Theo Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT), 6 tháng đầu năm 2024, tổng thị trường hành khách đạt hơn 37 triệu khách, tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm 2023 và bằng 97% so với cùng kỳ năm 2019. 

Tổng sản lượng hành khách thông qua cảng hàng không, sân bay đạt hơn 54 triệu khách (bằng 97% so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó, hành khách nội địa thông qua đạt hơn 34 triệu khách và hành khách quốc tế đạt hơn 20 triệu khách (tăng 38% cùng kỳ năm 2023).

Hàng hóa thông qua cảng hàng không, sân bay đạt hơn 721 nghìn tấn (tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong đó, hàng hóa nội địa thông qua cảng đạt hơn 228 nghìn tấn và hàng hóa quốc tế đạt 492 nghìn tấn.

Đối với việc thiếu tàu bay do nhà sản xuất triệu hồi động cơ, Thứ trưởng đề nghị các hãng hàng không báo cáo rõ các phương án cần được Nhà nước hỗ trợ. Đồng thời, đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu, tìm giải pháp để Bộ GTVT tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ

Đối với việc thiếu tàu bay do nhà sản xuất triệu hồi động cơ, Thứ trưởng đề nghị các hãng hàng không báo cáo rõ các phương án cần được Nhà nước hỗ trợ. Đồng thời, đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu, tìm giải pháp để Bộ GTVT tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ

6 tháng đầu năm 2024, các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển hơn 17 triệu khách nội địa, bằng 82% so với cùng kỳ năm 2023. Sự sụt giảm này là do khó khăn về đội tàu bay nên các hãng hàng không phải điều chỉnh giảm cung ứng trên các đường bay nội địa. 

Tuy nhiên, các hãng vẫn duy trì mạng đường bay nội địa với 50 đường bay kết nối Hà Nội, TP.HCM và 20 cảng hàng không trên cả nước. Vietnam Airlines và Vietjet Air là hai hãng hàng không chiếm thị phần nội địa lớn nhất với lần lượt là 42% và 44%, tiếp theo sau là Bamboo Airways (7%), Vietravel Airlines (3%), Pacific Airlines và Vasco (4%).

Trong khi, với thị trường quốc tế, hoạt động khai thác vận chuyển quốc tế là điểm sáng nổi bật trong kết quả vận tải hàng không 6 tháng đầu năm 2024. Sản lượng vận chuyển hành khách quốc tế đạt hơn 20, triệu khách, tăng 38% cùng kỳ năm 2023. sản lượng vận chuyển hàng hóa đạt 492 nghìn tấn, tăng 20% so cùng kỳ năm 2023 và tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019.

Số lượng lượt cất hạ cánh quốc tế tại các cảng hàng không sân bay có khai thác quốc tế cũng tăng trưởng ấn tượng, cả về giá trị tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023 và so với cùng kỳ các năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, các hãng hàng không Việt Nam cũng vận chuyển gần 9 triệu khách quốc tế (tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023), chiếm 44% thị phần vận chuyển khách quốc tế. Thị phần của Vietnam Airlines và Vietjet Air lần lượt là 17,8% và 24,5%. Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, các hãng vẫn duy trì ổn định thị phần vận chuyển hàng không quốc tế (40-45%) trong tương quan so sánh với các hãng hàng không nước ngoài.

Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đỗ Hồng Cẩm cho rằng, ngoài việc phải ứng phó với những tác động tiêu cực sau Covid-19, hàng không còn đối mặt với các thách thức như sụt giảm đội tàu bay. 

Năm 2024, đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40-45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways và Pacific Airlines. Các hãng hàng không nội địa cũng khó tìm được tàu bay thuê để bổ sung do giá thuê tăng cao. Đó là chưa kể giá nhiên liệu cũng tăng cao, hay chênh lệch tỷ giá ngoại tệ...

Các yếu tố này khiến nguồn cung bị ảnh hưởng và là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến động của giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong một số giai đoạn cao điểm (ngày lễ, Tết).

Theo đó, Cục Hàng không đã nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành để có giải pháp quản lý hiệu quả, cải thiện tối ưu năng lực và các điều kiện khai thác. Nhờ đó, hoạt động vận tải hàng không đã đạt kết quả tích cực, với hơn 17,2 triệu khách nội địa; khai thác thị trường quốc tế đạt sản lượng hơn 23,6 triệu hành khách, tăng 23,6% so với năm 2023.

Chỉ số thực hiện hiệu quả trong công tác giám sát an toàn của ngành hàng không Việt Nam đạt 77,1%. Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có chỉ số an toàn cao hơn mức trung bình của thế giới.

Đại diện Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết, dù đội tàu bay giảm trung bình trên 10% so năm 2023 nhưng tổng số chuyến bay của Vietnam Airlines đạt gần 70 nghìn chuyến, tăng 8,6% so cùng kỳ. Giờ bay khai thác đạt 165,8 nghìn giờ, tăng 11,3% so cùng kỳ. Số khách vận chuyển trên toàn mạng đạt 11,1 triệu khách, tăng gần 10% so cùng kỳ và chỉ số đúng giờ OTP vẫn đạt mức cao 86,4%.

Còn với hãng hàng không Vietjet, tính đến tháng 7/2024, tổng số tàu bay đã dừng không khai thác của hãng là 10 tàu và thêm 1 tàu sẽ dừng từ tháng 10 tới đây. Theo chương trình triệu hồi, toàn bộ 50 động cơ lắp trên 25 tàu bay A321Neo của hãng sẽ phải tháo để sửa chữa, chương trình này có thể kéo dài qua 2025 hoặc lâu hơn. Để giải quyết tình trạng trên, Vietjet đã lên kế hoạch nhận 10 tàu bay dự kiến gồm 8 tàu A321Neo và 2 tàu E190. Năm 2025, Vietjet dự kiến tiếp tục nhận tàu A321Neo, tàu A330-300, tàu E190 và tàu Boeing 737 Max.

Đề xuất phương án cần được Nhà nước hỗ trợ

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn, thời gian tới, ngành hàng không còn đối mặt với nhiều khó khăn, từ việc thiếu tàu bay, tái cơ cấu, sắp xếp đường bay, giá nhiên liệu tăng cao, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ… Do đó, Cục Hàng không Việt Nam cần chủ động giải quyết các khó khăn đã nêu cũng như các kiến nghị, đề xuất các các hãng hàng không, báo cáo Bộ GTVT.

Đối với việc thiếu tàu bay do nhà sản xuất triệu hồi động cơ, Thứ trưởng đề nghị các hãng hàng không báo cáo rõ các phương án cần được Nhà nước hỗ trợ. Đồng thời, đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu, tìm giải pháp để Bộ GTVT tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đối với việc điều chỉnh hỗ trợ các chi phí đầu vào, các doanh nghiệp chủ động tìm phương án, đề xuất chính sách, cơ chế để Bộ GTVT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để có các phương án phù hợp.

Cục Hàng không Việt Nam và Tổng công ty Cảng Hàng không VN (ACV) rà soát lại toàn bộ đường cất hạ cánh, báo cáo công tác triển khai đầu tư, nguồn vốn bảo trì và đưa ra các khuyến cáo phù hợp, kịp thời cho các hãng hàng không.

Kim Khánh
Cật nhật giá xăng, dầu từ ngày 5/9
Giá xăng và dầu cùng giảm từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Trong đó, giá xăng về dưới 21.000 đồng một lít.

Quảng Ninh: Mở tuyến vận tải hành khách du lịch tới Nam Ninh - Trung Quốc
Ngày 4/9, đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh thông tin về tuyến vận tải xuyên quốc gia kết nối Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).

Cước vận tải biển hạ nhiệt
Cục Hàng hải Việt Nam nhận định, cước vận tải biển giảm mạnh ở tuyến châu Á - bờ Tây nước Mỹ và châu Âu là tín hiệu tích cực cho thị trường vận tải biển giúp giảm chi phí vận tải, dễ dàng hơn trong việc đặt chỗ và tăng hiệu quả kinh doanh

Lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến tăng 8%
Sản lượng hành khách tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất vào ngày 30/8 và 3/9 dự kiến lên đến 125.000 người/ngày.

Đường bay nội địa sôi động trước thềm nghỉ Lễ
Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, tỷ lệ đặt chỗ trên các chuyến bay nội địa trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2024 đã đạt trên 65%. Nhiều đường bay du lịch phổ biến ghi nhận tỷ lệ đặt chỗ lên đến 85-100% vào ngày đầu kỳ nghỉ.

Giá xăng giảm nhẹ
Liên Bộ Công Thương-Tài chính vừa công bố mức giá giảm mặt hàng xăng, dầu áp dụng từ 15h ngày hôm nay 29/8.

Siết chặt quản lý xe đưa đón học sinh trước thềm năm học mới
Chỉ còn vài ngày nữa là đến năm học mới 2024-2025, để bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình vận chuyển, đưa đón học sinh, các cơ quan liên ngành của TP.Hà Nội đã và đang vào cuộc, tăng cường rà soát, kiểm tra, quản lý hoạt động vận chuyển, đưa đón học sinh bằng xe ô tô.