Chuyên mục


NFT ông Trịnh Văn Quyết có trị giá vượt hơn 20.000 USD

02/04/2022 11:56 (GMT +7)

Những NFT chân dung hình ảnh ông Trịnh Văn Quyết xuất hiện từ ngày 29/3 trên sàn OpenSea, trong đó có những tấm hình đã được rao bán với giá khởi điểm là 6 ETH (tương đương hơn 20.000 USD).

NFT được rao bán cao nhất hiện nay có giá 6 ETH, tuy nhiên, các sản phẩm NFT này phần lớn vẫn chưa có giao dịch. Ảnh Opensea

NFT được rao bán cao nhất hiện nay có giá 6 ETH, tuy nhiên, các sản phẩm NFT này phần lớn vẫn chưa có giao dịch. Ảnh Opensea

Bắt đầu từ tài khoản có tên AFENFT trên sàn OpenSea, các tấm hình chân dung đầu tiên của ông Trịnh Văn Quyết được đăng lên và có tấm hình đã được rao bán với giá khởi điểm là 5 ETH, tương đương 17.000 USD. Sau đó không lâu, cũng có nhiều tài khoản khác cũng rao bán theo hàng loạt ảnh về cựu Chủ tịch FLC dưới dạng NFT sau vụ việc ông bị bắt vì thao túng chứng khoán.

Hiện nay, giá sàn của NFT có trị giá cao nhất là 6 ETH, nhưng đây vẫn chưa phải giá giao dịch thực tế. Theo một số chuyên gia về tài sản số, việc rao bán NFT trên mang tính xu hướng hơn là đem lại giá trị thật cho người mua bởi chúng đều là những hình ảnh gắn NFT không có nguồn gốc rõ ràng. Do đó, những NFT này thường không có tính độc nhất khiến cho giá trị sưu tầm bị giảm đi và trở nên khó bán.

Không chỉ riêng ông Trịnh Văn Quyết, hình NFT của bà Nguyễn Phương Hằng, một nhân vật nhận được nhiều sự chú ý của cư dân mạng trong tuần, cũng xuất hiện trên nền tảng Opensea. Ảnh Opensea

Không chỉ riêng ông Trịnh Văn Quyết, hình NFT của bà Nguyễn Phương Hằng, một nhân vật nhận được nhiều sự chú ý của cư dân mạng trong tuần, cũng xuất hiện trên nền tảng Opensea. Ảnh Opensea

"Trong trường hợp này, có thể người tạo NFT đơn giản là tải ảnh từ Internet, sau đó đăng lên sàn, đợi ai đó sẽ mua để họ kiếm lời", ông Phan Đức Nhật, chuyên gia về tài sản số, nhận định. Ông cũng chia sẻ rằng phần lớn các NFT hiện giờ chỉ mang giá trị sưu tầm. Chỉ có một số ít trường hợp các NFT này có thể được quy đổi với các quyền lợi khác nhưng sẽ phải thông qua một bên tổ chức thứ 3 khác như đổi với các loại voucher mua sắm hay các nhân vật trong game.

Hải Chu
Đề xuất mới về quản lý dữ liệu từ camera hành trình trên ô tô
Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, dữ liệu hình ảnh người lái xe phải được truyền về máy chủ dịch vụ với tần suất không quá 30 giây/ lần khi xe chạy và không quá 15 phút/ lần khi xe dừng.

Trình tự các bước đăng ký xe qua cổng Dịch vụ công
Từ 1/8, công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có thể đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

SHB cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: Giả mạo hỗ trợ đăng ký xác thực sinh trắc học
Nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh cán bộ ngân hàng, cơ quan quản lý để liên hệ với người dân “hỗ trợ cài đặt dịch vụ xác thực sinh trắc học” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tước gần 500 giấy phép lái xe qua VNeID
Từ ngày 1-7/7, Cảnh sát Giao thông toàn quốc đã kiểm soát 26.961 trường hợp thông qua ứng dụng Định danh Quốc gia VNeID; tước 499 giấy phép lái xe trên môi trường điện tử, tích hợp vào VNeID.

Có thể đăng ký và bấm biển số xe trực tuyến qua ứng dụng VNeID
Bắt đầu từ ngày 1/8/2024, công dân có thể đăng ký xe và tự chọn biển số xe trực tuyến thông qua ứng dụng VNeID, theo quy định tại Thông tư 28 mới được Bộ Công an ban hành.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo hỗ trợ cài đặt sinh trắc học
Lợi dụng tình trạng người dân khó khăn khi thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, tội phạm đã giả danh nhân viên ngân hàng đề nghị hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Hà Tĩnh: Một phụ nữ  bị tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID
Chiều ngày 3/7, thông tin từ Công an TP Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa tạm giữ 01 giấy phép lái xe mô tô trên môi trường điện tử, thông qua ứng dụng VNeID đối với một phụ nữ với hành vi dừng xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông.