Chuyên mục


Lý do Bảo Yến Bus trúng loạt gói thầu ở Hà Nội?

24/02/2022 18:53 (GMT +7)

Công ty TNHH Du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến trúng liền 7 gói thầu cung cấp dịch vụ vận tải hành khách với tư cách nhà thầu duy nhất. Đơn vị này gặp may khi được Tổng Công ty Khí Việt Nam – PV GAS cung cấp khí CNG.

 Nhà đầu tư được tạo điều kiện

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP. Hà Nội vừa hoàn tất lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đối với 7 tuyến trên địa bàn Thành phố trong 5 năm tới. Tổng giá trúng thầu là 1.049,459 tỷ đồng, giảm 254 triệu đồng so với giá gói thầu. 

Bus Bảo Yến trúng 7 gói thầu trong 1 ngày với tư cách nhà thầu duy nhất, tổng giá trúng thầu 1.049,459 tỷ đồng

Bus Bảo Yến trúng 7 gói thầu trong 1 ngày với tư cách nhà thầu duy nhất, tổng giá trúng thầu 1.049,459 tỷ đồng

 

Nguồn vốn triển khai các dự án nói trên từ trợ giá ngân sách thành phố Hà Nội và nguồn xã hội hóa.

Hợp đồng có thời hạn thực hiện trong 5 năm, áp dụng đơn giá điều chỉnh, trường hợp giá nhiên liệu có sự biến động thì nhà thầu sẽ được xem xét thanh toán bù trừ khoản chênh lệch chi phí nhiên liệu.

Giá trúng thầu của Bus Bảo Yến tại 7 gói thầu này lần lượt như sau: Gói thầu số 157 Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Sơn Tây (251,884 tỷ đồng), gói thầu số 158 Bến xe Yên Nghĩa - Khu đô thị Đặng Xá (212,455 tỷ đồng), gói thầu số 159 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 - Khu đô thị Times City (190,109 tỷ đồng), gói thầu số 160 Kim Lũ (Sóc Sơn) - Nam Thăng Long (136,253 tỷ đồng), gói thầu số 161 Cầu Giấy - Tam Hiệp (Thanh Trì) (60,631 tỷ đồng), gói thầu số 162 Nhổn - Thọ An (Đan Phượng) (70,069 tỷ đồng), gói thầu số 163 Bến xe Yên Nghĩa - Hoài Đức (128,056 tỷ đồng).

Đáng chú ý, hình thức đấu thầu rộng rãi, qua mạng nhưng kết quả mở thầu cả 7 gói cho thấy chỉ duy nhất Bus Bảo Yến tham gia. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu được ông Đào Việt Long, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội ký ngày 27/12/2021.

Trước đó, Bus Bảo Yến là đơn vị khai thác 7 tuyến xe buýt trên theo hình thức đặt hàng cung ứng dịch vụ. Kể từ năm 2018, Công ty đưa vào vận hành 7 tuyến buýt sử dụng nhiên liệu sạch (khí CNG) đầu tiên của TP. Hà Nội. Đây là một trong những yếu tố giúp công ty tạo được lợi thế cạnh tranh tuyệt đối tại các gói thầu vừa trúng. 

Luôn thắng nhờ "bảo bối" khí CNG?

Bên cạnh 7 gói thầu vừa trúng, Bus Bảo Yến cũng đang thực hiện 6 gói thầu cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội với tổng giá trúng thầu hơn 1.267 tỷ đồng, do Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị mời thầu từ năm 2018 - 2020.

Hiện, trên địa bàn TP. Hà Nội có 121 tuyến xe buýt trợ giá. Bên cạnh Bảo Yến, các doanh nghiệp vận tải đang khai thác đa số tuyến còn lại thông qua đấu thầu rộng rãi có thể kể đến Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), Công ty CP Xe điện Hà Nội, Công ty CP Vận tải và Dịch vụ Liên Ninh, Công ty CP Vận tải Newway.

Giữa năm 2021, Công ty này lần đầu tham gia thị trường TP.HCM khi được Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM lựa chọn là đơn vị khai thác 6 tuyến xe buýt có trợ giá (01, 04, 15, 43, 65 và 152) thông qua đấu thầu rộng rãi, với tổng giá trị hợp đồng gần 230 tỷ đồng.

Khi đó, các chỉ tiêu mời thầu dựa trên Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ (KPI) do chuyên gia của Ngân hàng Thế giới tư vấn theo Chương trình cho vay hỗ trợ chính sách phát triển cho ngân sách thành phố, vốn vay Ngân hàng Thế giới. Bộ tiêu chí với những chỉ tiêu rất chi tiết làm cơ sở thanh toán chi phí trợ giá và xem xét các hình thức thưởng phạt tương ứng, thông qua đó kiểm soát nhà thầu đảm bảo đúng chất lượng dịch vụ theo hợp đồng, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

Trong đó, 3 tuyến gồm tuyến số 1, 65 và 152 được đầu tư sử dụng 42 xe mới 100%, đảm bảo tiêu chuẩn khí thải ra môi trường. Tuyến số 04 và 43 với giá trúng thầu là 98,4 tỷ đồng, giảm 7,4 tỷ đồng so với giá gói thầu, đạt tỷ lệ tiết kiệm 6,99%. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa 60 tháng (từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025), hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.

Gói thầu nêu trên sử dụng nguồn vốn từ kinh phí trợ giá - ngân sách TP.HCM, được đấu thầu rộng rãi trong nước theo phương thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ, đóng thầu ngày 7/4/2021. Cán bộ đấu thầu của Trung tâm Tư vấn khoa học và công nghệ cầu đường cảng (bên mời thầu) cho biết, có 2 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. Trong đó Công ty CP Xe khách Sài Gòn bị loại ở bước đánh giá về tài chính vì có giá dự thầu cao hơn nhà thầu còn lại.

Được biết, Bus Bảo Yến được thành lập từ năm 2002, trụ sở tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Vốn điều lệ tính đến thời điểm hiện tại là 170 tỷ đồng. Về hoạt động kinh doanh, doanh thu năm 2018 là hơn 437 tỷ đồng, năm 2019 là 486 tỷ đồng, năm 2020 là 479 tỷ đồng.

Theo thông tin được biết, loại xe buýt do công ty Bảo Yến vận hành sử dụng CNG, một loại khí thiên nhiên có thành phần chủ yếu là CH4 – metane. Đây là nhiên liệu không giải phóng nhiều khí độc và hầu như không phát sinh bụi. Ngoài ra, sử dụng khí CNG còn giảm 20% lượng khí cacbonic, 30% khí nito oxit, 70% sunfua oxit so với các nhiên liệu từ dầu và giảm đến 50% lượng hydrocacbon thải ra so với động cơ xăng. Xe buýt CNG còn có màn hình tích hợp 3 camera theo dõi, giúp tài xế lùi xe an toàn và đọc dữ liệu một cách thuận tiện.

Ban lãnh đạo Công ty cùng các đối tác cắt băng khai trương 4 tuyến xe buýt 01,15,65,152. Trong đó, 3 tuyến gồm tuyến số 1, 65 và 152 được đầu tư sử dụng 42 xe mới 100%

Ban lãnh đạo Công ty cùng các đối tác cắt băng khai trương 4 tuyến xe buýt 01,15,65,152. Trong đó, 3 tuyến gồm tuyến số 1, 65 và 152 được đầu tư sử dụng 42 xe mới 100%

Sử dụng khí CNG giảm 40% chi phí, gói thầu nên tiết kiệm nhiều hơn!

 

Chi phí cho xăng dầu chiếm tới 40% trong cơ cấu giá cước vận tải. Do đó, khi giá xăng dầu liên tục tăng từ trước Tết đến nay, đã tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, gây áp lực lớn lên chi phí vận hành, kinh doanh.

Khi giá xăng dầu tăng khoảng 30-40%, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh cước vận tải khoảng 10%. Nhưng hiện nay giá xăng dầu tiếp tục trong xu thế tăng giá khiến doanh nghiệp thận trọng khi tính toán mức tăng.

Theo Hiệp hội Vận tải Hà Nội

So với xe chạy bằng nhiên liệu xăng hoặc dầu (diesel), khí nén thiên nhiên CNG được đánh giá mang lại hiệu quả cao hơn không chỉ ở khía cạnh kinh tế mà còn có tác dụng bảo vệ môi trường.

Thực tế cho thấy, chi phí cho xe sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên CNG thấp hơn khoảng gần 40% so với xe chạy xăng hoặc dầu. Ngoài ra, xe chạy bằng khí thiên nhiên CNG được đánh giá êm hơn, không có bụi và khói đen, các khí thải gây hại đến sức khỏe con người so với xe thông thường cũng giảm một nửa.

Với lợi thế sử dụng khí CNG cho các xe đang vận hành, chi phí giá vận tải của doanh nghiệp cũng sẽ giảm tương đối lớn (10-20%) theo tính toán của giới chuyên gia. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí cho gói thầu lớn hơn rất nhiều dự toán. Cho nên việc Bus Bảo Yến tiết kiệm 6,99% với các gói thầu tại TP.HCM là điều không khó hiểu. Thậm chí, doanh nghiệp vẫn có thể nâng gấp đôi mức đó. Hay với 7 gói thầu tại Hà Nội mới đây, Bus Bảo Yến tiết kiệm hơn 200 triệu cho tổng gói thầu hơn 1.000 tỷ đồng là vẫn khiêm tốn!

Trên thế giới, CNG được sử dụng thay thế xăng do những lợi thế vượt trội. CNG dễ phát tán, không tích tụ như hơi xăng và LPG. Do quá trình cháy xảy ra hoàn toàn, không gây đóng cặn trong thiết bị đốt và bộ chế hòa khí của các phương tiện nên CNG giúp nâng cao hiệu suất, kéo dài được chu kỳ bảo dưỡng và tuổi thọ máy móc thiết bị.

Trước Hà Nội, việc sử dụng nhiên liệu khí CNG đối với phương tiện vận tải hành khách công cộng được thực hiện tại TP.HCM. Tuy nhiên, thực tế từ hơn gần 10 năm triển khai xe buýt sử dụng nhiên liệu khí CNG tại TP.HCM cho thấy, có nhiều nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của dòng xe buýt này, trong đó có hai rào cản lớn nhất đó là cơ chế chính sách và đầu tư hạ tầng trạm nạp nhiên liệu.

Trong đó, khó khăn nhất khiến loại xe buýt này không thể nhân rộng là do thiếu nguồn cung cấp khí CNG. TP.HCM cho biết, các chủ trương chính sách, phương án đầu tư, kế hoạch dành cho xe buýt CNG đều đã sẵn sàng, tuy nhiên không thể đầu tư mà chưa có nguồn cung cấp CNG.

Công ty Cổ phần CNG Việt Nam (Đơn vị thành viên của Tổng Công ty Khí Việt Nam – PV GAS) là đơn vị duy nhất của PV GAS cung cấp nhiên liệu sạch CNG cho toàn bộ thị trường Việt Nam.

Ngoài cung cấp CNG cho giao thông vận tải, hiện nay khí CNG còn được CNG Việt Nam cung cấp chủ yếu làm nhiên liệu cho các hộ công nghiệp trải dài khắp từ Bắc vào Nam góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng như: chi phí rẻ hơn nhiên liệu xăng, dầu DO/FO, LPG …, giảm chi phí bảo dưỡng sửa chữa thiết bị.

Kim Khánh
Tăng thời gian bay đêm để phục vụ dịp Tết Nguyên đán
Cục Hàng không Việt Nam cho biết sẽ kéo dài thời gian khai thác bay đêm tại 6 cảng hàng không, bao gồm Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku và Tuy Hòa để phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Vận hành thương mại đoạn trên cao đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội
UBND TP Hà Nội vừa tổ chức lễ vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, cam kết phát triển hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô vì mục tiêu Net Zero năm 2050.

'Đắp chiếu' gần 10 năm, dự án logistics nghìn tỷ ở Bắc Giang sắp hồi sinh?
Sau khi tỉnh Bắc Giang ra “tối hậu thư” đối với dự án hạ tầng, kho bãi Trung tâm Logistics quốc tế thành phố Bắc Giang gần 10 năm đắp chiếu. Hiện dự án đang có dấu hiệu được tái khởi động.

Quy định quản lý chất lượng đối với vật liệu xây dựng
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 10/2024/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Bắc Ninh: Rà soát dự án dừng thi công, gây lãng phí
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn về việc rà soát, báo cáo các công trình sử dụng vốn đầu tư công, đầu tư tư trên địa bàn tỉnh.

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng
Từ 15h chiều nay (7/11), giá mỗi lít xăng RON 95-III tăng 351 đồng, E5 RON 92 tăng 336 đồng so với giá cơ sở hiện hành.

Siết chặt kiểm soát thị trường, ngăn đầu cơ tăng giá cuối năm
Theo Thông báo số 511/TB-VPCP, Chính phủ yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp ổn định lực lượng vận tải hàng không, đảm bảo cân đối tải trên các đường bay nội địa và quốc tế, đáp ứng nhu cầu di chuyển trong dịp cao điểm cuối năm 2024.