Chuyên mục


Giá xăng tăng 13%, cước vận tải chỉnh sao?

23/02/2022 12:21 (GMT +7)

Từ đầu năm 2022 đến nay, xăng RON 92 tăng 2.982 đồng/lít, tăng 13,2%. Giá xăng dầu chiếm tới 40% trong cơ cấu giá cước vận tải.

Giá xăng tăng 13%, giá cước nhích 4-5%

Liên Bộ Tài chính - Công Thương mới công bố giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu. Giá bán lẻ tại các doanh nghiệp đầu mối cũng được điều chỉnh theo từ ngày 21/2/2022. Mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 961 đồng lên 25.532 đồng/lít và RON 95 tăng 965 đồng lên 26.287 đồng/lít.

Với mức tăng giá này, giá xăng RON 95 vượt đỉnh từng ghi nhận vào ngày 7/7/2014. Thời điểm đó, xăng RON 92 có giá 25.640 đồng/lít, còn xăng RON 95 ở mức 26.140 đồng/lít. Trong kỳ điều chỉnh gần đây nhất (ngày 11/2), giá xăng RON 95 tăng 962 đồng/lít, xăng E5 RON 92 tăng 981 đồng/lít. 

Ở kỳ điều chỉnh ngày 21/2/2022, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 961 đồng lên 25.532 đồng/lít và RON 95 tăng 965 đồng lên 26.287 đồng/lít. Với mức tăng giá này, giá xăng RON 95 vượt đỉnh từng ghi nhận vào ngày 7/7/2014

Ở kỳ điều chỉnh ngày 21/2/2022, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 961 đồng lên 25.532 đồng/lít và RON 95 tăng 965 đồng lên 26.287 đồng/lít. Với mức tăng giá này, giá xăng RON 95 vượt đỉnh từng ghi nhận vào ngày 7/7/2014

Như vậy, giá xăng đã tăng lần thứ 4 liên tiếp trong năm 2022. Từ đầu năm 2022 đến nay, xăng RON 95 tăng 2.992 đồng/lit, tương ứng tăng hơn 12,8%. Xăng RON 92 tăng 2.982 đồng/lít, tăng 13,2%.

Ở kỳ điều hành này, cơ quan điều hành cũng chi 250 đồng từ quỹ để bù cho mỗi lít xăng E5 RON 92; RON 95 là 100 đồng. Mức chi quỹ với dầu diesel là 300 đồng mỗi lít; còn dầu hoả, dầu madut là 0 đồng. Liên bộ tiếp tục không trích quỹ bình ổn cho tất cả mặt hàng, trừ dầu mazut trích 300 đồng mỗi kg vào Quỹ bình ổn giá xăng daub.

Theo Hiệp hội Vận tải Hà Nội, chi phí cho xăng dầu chiếm tới 40% trong cơ cấu giá cước vận tải. Do đó, khi giá xăng dầu liên tục tăng từ trước Tết đến nay, đã tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, gây áp lực lớn lên chi phí vận hành, kinh doanh.

Khi giá xăng dầu tăng khoảng 30-40%, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh cước vận tải khoảng 10%. Nhưng hiện nay giá xăng dầu tiếp tục trong xu thế tăng giá khiến doanh nghiệp thận trọng khi tính toán mức tăng. 

Ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty quốc tế Delta, dự đoán trong thời gian tới cước phí vận tải đường bộ nói chung sẽ tăng khoảng 4 - 5%. Trước đó, giá cước vận tải không dám “nhúc nhích” từ sau dịch Covid-19 bùng phát đợt 4. Đa số các doanh nghiệp chấp nhận gồng mình lỗ trong ngắn hạn để mong khách quay trở lại. Tuy nhiên, khi giá xăng dầu tăng liên tục thì tính toán để điều chỉnh tăng giá cước chính là cách ứng phó mà doanh nghiệp bắt buộc phải lựa chọn.

Doanh nghiệp vận tải "khó thở" hơn

Ngay sau khi nhận được thông tin giá xăng RON 95 tiếp tục tăng được liên Bộ Công Thương-Tài chính công bố lúc 15h chiều 21/2, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hệ thống logistics bày tỏ sự lo lắng.

Ông Phạm Văn Xô, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu tỉnh Bình Dương cho biết, giá xăng dầu tăng đột biến ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp nói chung và hệ thống vận tải hoạt động logistics. Với mức tăng của giá xăng, mặt bằng giá cước vận tải mới sẽ được hình thành và tác động tiêu cực tới người dân, doanh nghiệp, làm chậm thêm quá trình phục hồi thị trường vận tải và nhu cầu đi lại của hành khách sau đại dịch Covid-19.

 Doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh COVID-19 chưa kịp phục hồi thì nay lại thêm vấn đề mới đó là giá cả tăng cao, gây ảnh hưởng nặng cho ngành vận tải hoạt động trong hệ thống logistics. Phí vận chuyển tăng tác động vào cấu thành phí logistics với một loạt phí cùng tăng như phí cầu đường, phí xăng dầu, chi phí nhân công, phí cầu cảng bến bãi.

Nếu các doanh nghiệp vận tải hàng hóa có thể bị ảnh hưởng giảm khoảng 20 - 30% lượng hàng, doanh thu thì khối vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch bị ảnh hưởng tới 70 - 80%. Các doanh nghiệp vận tải hành khách còn hơn cả kiệt quệ

Nếu các doanh nghiệp vận tải hàng hóa có thể bị ảnh hưởng giảm khoảng 20 - 30% lượng hàng, doanh thu thì khối vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch bị ảnh hưởng tới 70 - 80%. Các doanh nghiệp vận tải hành khách còn hơn cả kiệt quệ

 

Doanh nghiệp và người dân hiện có hai mối lo thường trực, đó là dịch Covid-19 và giá nhiều loại nguyên liệu đầu vào tăng cao. Trong khi dịch bệnh đã tạm thời được kiểm soát, nền kinh tế trên đà hồi phục, việc giá xăng dầu lại liên tục tăng, gây áp lực rất lớn lên đà phục hồi kinh tế.

Hiện mỗi lít xăng dầu bán ra thị trường phải gánh 4 loại thuế gồm: thuế giá trị gia tăng 10%, thuế nhập khẩu 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10% và thuế bảo vệ môi trường từ 3.800 - 4.000 đồng/lít.

Trong số này, chỉ có thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt là có thể giảm. Hiện, thuế nhập khẩu đã ở mức thấp trong khi nghị quyết mới đây của Quốc hội về giảm thuế VAT cho các hàng hóa, dịch vụ thì mặt hàng xăng dầu không được đề cập đến.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long

Ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TP.HCM cho biết, giai đoạn vừa qua, nếu các doanh nghiệp vận tải hàng hóa có thể bị ảnh hưởng giảm khoảng 20 - 30% lượng hàng, doanh thu thì khối vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch bị ảnh hưởng tới 70 - 80%. Các doanh nghiệp vận tải hành khách còn hơn cả kiệt quệ. Sau ngày 1/10 năm 2021, dù TP.HCM đã mạnh dạn mở cửa kinh tế, xã hội theo Nghị quyết 128, nhưng nhu cầu đi lại vẫn chưa sáng sủa hơn. Tại hai bến xe lớn nhất TP.HCM là bến xe miền Đông và bến xe miền Tây, lượng khách lèo tèo, luồng tuyến mở ít. Nhìn chung, hoạt động vận tải hành khách vẫn chưa thể khởi sắc, chỉ cố gắng cầm chừng ở mức 20 - 30% so với giai đoạn trước.

Theo ghi nhận, doanh nghiệp đau đầu nhất là giá thành xuất mỗi container sang châu Âu và Mỹ đang bội chi. Trước đây mỗi container có giá hơn 5.000 USD/container. Nhưng nay tăng hơn 10.000USD/container. Việc tăng giá liên tục gây sức ép lớn cho ngành vận tải dịch vụ logistics, buộc các đơn vị phải "thắt lưng buộc bụng" cắt giảm mọi khâu chi phí để thích ứng tồn tại.

Du lịch mở cửa từ giữa tháng 3 sẽ là liều ô xy cấp cứu cho các doanh nghiệp vận tải, đáng ra phải rất mừng. Nhưng, giá xăng dầu liên tục tăng cao và lập đỉnh đã tạo lực cản kéo lại sự hồ hởi, phấn khởi của các doanh nghiệp, khiến việc mở cửa mất đi phần nào ý nghĩa. Tới đây, doanh nghiệp vận tải sẽ điều chỉnh tăng giá cước. Nhưng muốn tăng cũng khó bởi thông thường, sau phiên điều chỉnh giá xăng dầu, ngành vận tải tăng giá cũng phải có độ trễ, từ 15 - 20 ngày sau mới có thể điều chỉnh giá theo.

Đại diện một đơn vị kinh doanh taxi cho biết, dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp taxi cạn kiệt nguồn lực. Giá xăng dầu tăng càng khiến lái xe mất thêm thu nhập, ngại việc và bỏ việc. Trong khi đó, giá xăng tăng thì chắc chắn các hãng taxi sẽ phải tăng giá cước nhưng tăng vào thời điểm nào, mức tăng như thế nào thì cần thời gian để nghiên cứu và đánh giá tình hình.

Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải vẫn chưa thể khôi phục hoạt động, riêng vận tải hành khách đường bộ chỉ hoạt động 30% công suất. Nếu không tăng giá cước, người lao động không có thu nhập và sẽ nghỉ việc, nhưng khi tăng giá cước lại ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng. Điều này sẽ khiến khách hàng sụt giảm mạnh hơn.

Theo ghi nhận, nhiều tàu thuyền trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã phải hủy kế hoạch ra khơi đầu năm do chi phí đội lên cao, trong khi ngư trường đánh bắt lại ngày càng cạn kiệt, giá hải sản lại không cao. Ngư dân chia sẻ, với giá xăng dầu tăng như hiện nay, bình quân mỗi chuyến biển chi phí của ngư dân phải tăng thêm 20-25%. Nếu như vào những năm trước - thời điểm ngư dân Bà Rịa-Vũng Tàu phấn khởi vì được mùa được giá thì năm nay ngư dân lại phải lo làm sao đủ bù các phí tổn cho mỗi chuyến biển.

Để hạn chế tác động từ giá xăng, nhiều đơn vị vận tải đã áp dụng công nghệ và quy trình xử lý khoa học vào vận hành, cũng như sử dụng nhiều công nghệ đời mới nhằm tối ưu, tiết kiệm nhiên liệu, kiểm soát các chi phí.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho biết, nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng trong thời gian tới thì sẽ không tránh khỏi việc các doanh nghiệp vận tải, logistics phải thực hiện điều chỉnh giá cước phí để duy trì hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo các cam kết về chất lượng dịch vụ kinh doanh.

Khánh Uyên
Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Bắc Ninh tăng xe phục vụ người dân dịp Lễ
Do thời gian nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài, dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao. Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Bắc ninh triển khai nhiều kế hoạch nhằm phục vụ nhu cầu tối đa nhu cầu đi lại của người dân, du khách.

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp 30/4
Biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 được áp dụng tại cảng hàng không gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương từ ngày 27/4 đến hết ngày 1/5.

Yêu cầu đơn vị vận tải không tăng giá vé dịp lễ
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị vận tải không tăng giá cước hoặc có thì phải đáp ứng các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan,…

Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trong tháng 5/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn
Chiều ngày 21/4, tại thành phố Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024.