Chuyên mục


Lộ trình minh bạch cấp bằng lái xe

31/10/2023 08:08 (GMT +7)

Đào tạo lái xe không tách rời xu hướng chuyển đổi số ngành vận tải, mục đích cuối cùng là để người điều khiển phương tiện có đầy đủ kiến thức tham gia giao thông an toàn,...Nhưng xóa tồn tại như thế nào để người học được hưởng lợi, trung tâm đào tạo nâng cao năng lực, còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

Bất cập ở nhiều khâu 

Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT), cả nước hiện có 141 Trung tâm sát hạch lái xe ô tô Nhà nước, gồm 51 Trung tâm loại 1 (sát hạch lái xe từ hạng A1 đến các hạng F); 90 Trung tâm loại 2 (sát hạch lái xe từ hạng A1 đến hạng C). Ngoài ra, 343 cơ sở đào tạo lái xe ô tô theo mô hình xã hội hóa. Hệ thống cơ sở đào tạo lái xe đã tăng cả về số lượng và chất lượng; hệ thống phòng học, trang thiết bị giảng dạy, đội ngũ giáo viên, xe tập lái...

Cơ sở đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, tại Việt Nam, tính trung bình, có đến 30 - 40% số người trượt lần đầu trong kỳ thi sát hạch, cấp GPLX ô tô

Cơ sở đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, tại Việt Nam, tính trung bình, có đến 30 - 40% số người trượt lần đầu trong kỳ thi sát hạch, cấp GPLX ô tô

Thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động của các trung tâm và cơ sở đào tạo lái xe được dư luận quan tâm hơn việc bất cập trong chương trình đào tạo gây mất thời gian và chi phí; thầy dạy lái xe thu thêm chi phí bên ngoài, cabin mô phỏng có nơi gây chóng mặt cho người học, học phí có trung tâm đẩy lên quá cao...

Trong khi đó, an toàn giao thông vẫn còn là vấn đề nhức nhối. Tất nhiên, để xảy ra mỗi vụ tai nạn giao thông còn do nhiều yếu tố quyết định, không chỉ do hiểu biết về an toàn giao thông và kỹ thuật lái xe của người điều khiển. 

Theo thông tin từ Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 4 tháng đầu năm nay (tính từ ngày 15/12/2022 đến 14/4/2023), toàn quốc xảy ra 3.159 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.895 người, bị thương 2.154 người. So với cùng kỳ năm 2022, số vụ giảm 662 vụ (17,33%), giảm 407 người chết (17,68%), giảm 257 người bị thương (10,66%) (chưa tính số liệu của hàng không vì đặc thù riêng).

Qua tìm hiểu của PV tại cơ sở đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, tại Việt Nam, tính trung bình, có đến 30 - 40% số người trượt lần đầu trong kỳ thi sát hạch, cấp GPLX ô tô. Nguyên nhân chủ yếu do tâm lý, thiếu kinh nghiệm đi trên sân thi, trượt lý thuyết... Theo quy định, thời gian đào tạo đối với hạng B1, B2 là 3 tháng, với hạng C là 6 tháng, nhưng không ít học viên mới đăng ký, do bận công việc, đăng ký đi học lý thuyết, thực hành liên tục trong 1 - 2 tháng đầu, sau đó không ôn luyện, dẫn đến bị quên và phản xạ hạn chế, khi thi thật hay bị tâm lý và trượt, nhất là đối với các bài thi thực hành: Dừng và khởi hành xe ngang dốc (đề pa lên dốc); qua vệt bánh xe đường hẹp vuông góc; qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông; lùi xe vào chỗ đỗ (lùi chuồng); ghép ngang...

Nhìn từ vấn đề tại Việt Nam, không phải ngẫu nhiên quy trình đào tạo lại "khó" cùng với sát hạch khép kín, nghiêm ngặt như bây giờ. Khi học viên tham gia học lý thuyết đều phải điểm danh, nếu học viên học thiếu số tiết sẽ phải học lại, nghỉ học quá quy định thì không được tham gia thi. Tất cả các bài học lý thuyết, thực hành trước khi cấp GPLX cho các học viên đều là quy trình bắt buộc để đảm bảo vững tay lái, thành thục các kỹ năng lái xe an toàn cho bản thân học viên và người tham gia giao thông khác.

Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT), cả nước hiện có 141 Trung tâm sát hạch lái xe ô tô Nhà nước

Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT), cả nước hiện có 141 Trung tâm sát hạch lái xe ô tô Nhà nước

Làm gì để minh bạch 

Nhìn ra thế giới, quy định về học lý thuyết, thực hành và các yêu cầu liên quan tại các quốc gia cũng có sự khác biệt. Tại Mỹ, theo trang Motortrend, công dân Mỹ chưa từng có giấy phép lái xe (GPLX) cần đáp ứng điều kiện sau: Cần có giấy phép học lái xe (provisional instruction permit hoặc learner's permit), cấp cho người đang học để thi lấy bằng lái ô tô. Một số bang cho phép những người từ 14 tuổi nộp đơn xin cấp giấy phép học lái, nhưng hầu hết yêu cầu từ 15 tuổi trở lên.

Sau đó người dân phải hoàn thành số giờ học lái xe theo quy định của bang nơi xin cấp GPLX và vượt qua bài kiểm tra lái xe. Chẳng hạn như tại tiểu bang Massachusets (Hoa Kỳ), muốn thi lấy giấy phép lái xe cần 30 giờ học luật giao thông, 16 giờ thực hành trên xe.  Và không bắt buộc người dân phải hoàn thành khóa học đào tạo tại trường, có thể tự học luật tại nhà và nhờ bạn bè hướng dẫn thực hành lái xe rồi đi thi.

Tại CHLB Đức, với lái xe hạng B, mỗi học viên cần học 14 tiết đôi (mỗi tiết 90 phút), tương đương với 23 giờ về luật giao thông trên đường và 12 tiết đơn (mỗi tiết 45 phút) thực hành trên xe, bao gồm lái xe trên phố, trên cao tốc, lái ban đêm, tổng cộng là 9 giờ.

Tại Nhật Bản, học lái xe chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 học 10 giờ lý thuyết và 15 giờ đào tạo kỹ thuật, sau đó thi lấy giấy phép lái xe tạm thời. Giai đoạn 2 học 16 giờ lý thuyết và 19 giờ đào tạo kỹ thuật sau đó thi tốt nghiệp. Tốt nghiệp rồi 1 năm sau mới được nhận giấy phép lái xe.

Vương quốc Anh, Đầu tiên người học lái có thể xin cấp bằng lái tạm thời (provisional license), cho phép lái xe trên mọi loại đường ở Vương quốc Anh trừ đường cao tốc, song yêu cầu có sự giám sát của giáo viên dạy lái xe, hoặc người đủ 21 tuổi trở lên và đã có GPLX ô tô được tối thiểu 3 năm. Người xin cấp bằng tạm thời phải đủ 15 tuổi 9 tháng trở lên và có thể đọc được biển số xe từ khoảng cách 20 m. Khi đủ 17 tuổi trở lên, người học có thể tham gia khoá đào tạo lái xe của những trường dạy lái đã được cấp phép sau đó vượt qua các bài kiểm tra viết về lý thuyết và thực hành.

Với độ khó được đánh giá hạng “top” trong kỳ thi sát hạch, đi kèm những quy định pháp luật chặt chẽ và chế tài xử phạt rất nặng, sẽ không bất ngờ khi Đức, Thụy Điển và Anh luôn nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ tai nạn giao thông thấp nhất tại Châu Âu và trên thế giới.

Lĩnh vực đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng lớn đến xã hội và trực tiếp đến người dân, đơn vị vận tải, cũng như bảo đảm an toàn giao thông. Do đó, hoạt động này luôn được Bộ Giao thông Vận tải quan tâm chỉ đạo với nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và phòng chống tiêu cực, tham nhũng.

Mới đây nhất, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam có văn bản số 28/CV-HHVT và văn bản số 39/CV-HHVT gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc kiến nghị sửa đổi quy định không phù hợp trong lĩnh vực đào tạo lái xe ô tô và những góp ý xây dựng dự thảo Thông tư (TT) thay thế TT số 12/2017 và các TT sửa đổi TT số 12/2017 về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, giải quyết khó khăn vướng mắc và tháo gỡ cho các cơ sở đào tạo lái xe thoát khỏi làn sóng buộc phải vi phạm một số quy định của Bộ Giao thông vận tải trong quá trình thực hiện, Hiệp hội đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét tính hợp pháp, hợp lý và tính khả thi của một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh lĩnh vực đào tạo lái xe ô tô; sớm sửa đổi các quy định hiện hành trong lĩnh vực này theo hình thức rút gọn. 

Dẫn chứng như việc, có thể sửa đổi chương trình đào tạo lái xe, đặc biệt là sửa đổi nội dung học lái xe trên đường giao thông công cộng theo hướng giảm số giờ học, không quy định bắt buộc học đầy đủ các tình huống có tính đặc thù vùng miền để đảm bảo tính khả thi; quy định thi cấp Chứng chỉ đào tạo hoặc Chứng chỉ sơ cấp nghề cho phù hợp với quy định về việc xét cấp chứng chỉ đào tạo hoặc chứng chỉ sơ cấp nghề của pháp luật Giáo dục nghề nghiệp; ...

Đặc biệt, việc quy định quá nhiều giờ thực hành như hiện nay là khó khăn rất lớn cho các cơ sở đào tạo trong việc tuyển dụng giáo viên; phát sinh chi phí không cần thiết và thời gian cho cả cơ sở đào tạo và người học.

Tới đây, khi những bất cập được khắc phục, mảng đào tạo - sát hạch lái xe áp dụng công nghệ số... người học tiết kiệm được thời gian, nhưng hiệu quả học tập và thực hành sẽ cải thiện. Từ đó, người điều khiển phương tiện sẽ tự tin tham gia giao thông an toàn. 

Thanh Hiển
Ngành đường sắt nỗ lực khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3
Bão số 3 đã gây ra thiệt hại nặng nề cho hệ thống đường sắt phía Bắc, với tổng thiệt hại ước tính hơn 200 tỷ đồng. Hiện tại, ngành đường sắt đang tập trung toàn lực khắc phục sự cố để sớm khôi phục hoạt động.

Cần gần 3.000 tỷ đồng để khắc phục các tuyến quốc lộ sau bão
Theo Bộ GTVT, ước tính giá trị thiệt hại ban đầu cần khắc phục đối với quốc lộ từ Thanh Hóa trở ra các tỉnh miền Bắc vào khoảng 2.900 tỷ đồng (bao gồm chi phí dự kiến xây dựng lại cầu Phong Châu mới với dự kiến khoảng 800 tỷ đồng).

Đề xuất xây cầu Phong Châu 865 tỷ đồng
Hai là, gia cố, nâng cấp đoạn đê, kè xung yếu và hệ thống tường ngăn lũ thuộc đê tả, hữu sông Thao (kết hợp Quốc lộ 2D và Quốc lộ 32C) với quy mô dự kiến là 18 km; tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ 100%).

Đề nghị miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ vùng ảnh hưởng bão lũ
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOT đề nghị miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ.

Vietnam Airlines kịp thời chuyển gần 30 tấn hàng đến vùng bão lũ
Chỉ sau 2 ngày triển khai, Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa như: áo phao, thuốc men, thực phẩm, đồ uống... cứu trợ vùng bão lũ miền Bắc.

Giải pháp vận hành trở lại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau bão số 3
Bão số 3 - siêu bão Yagi tuy không có thiệt hại về người trên tuyến Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp và để lại thiệt hại lớn về kết cấu hạ tầng và các công trình giao thông trên tuyến.

Phà ra đảo Cát Bà hoạt động trở lại
Sau nhiều giờ dừng phục vụ để đảm bảo an toàn trong bão số 3, từ 12 giờ trưa nay (9/9), phà Đồng Bài – Cái Viềng nối đảo Cát Bà với đảo Cát Hải của Hải Phòng đã chính thức hoạt động trở lại.