Chuyên mục


Khôi phục đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm trước 2030

19/08/2023 12:51 (GMT +7)

Tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt đi qua thành phố Phan Rang, huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận) rồi qua huyện Đơn Dương, thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Toàn bộ tuyến đường sắt có chiều dài hơn 83 km dự kiến có 16 ga và trạm khách, bổ sung hai ga và hai trạm khách so với tuyến cũ.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Kế hoạch về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kế hoạch đề ra mục tiêu phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại phù hợp với quy hoạch tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Trong đó, đến năm 2030, tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác có hiệu quả tuyến đường sắt hiện có; phấn đấu khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm phục vụ du lịch.

Đến năm 2045, phấn đấu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt (bao gồm cả các tuyến đường sắt đô thị monorail) theo hướng hiện đại, đồng bộ theo các quy hoạch được phê duyệt.

Tháp Chàm - Đà Lạt là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi đầu tiên trên thế giới

Tháp Chàm - Đà Lạt là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi đầu tiên trên thế giới

Được biết, đầu năm 2023, Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức đối tác công tư (PPP). Trước đó vào tháng 7/2022, Bộ GTVT chấp thuận giao đơn vị lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức PPP (đối tác công - tư).

Theo Báo cáo tiền khả thi, tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt đi qua thành phố Phan Rang, huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận) rồi qua huyện Đơn Dương, thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Toàn bộ tuyến đường sắt có chiều dài hơn 83km, dự kiến có 16 ga và trạm khách, bổ sung hai ga và hai trạm khách so với tuyến cũ.

Đường khổ rộng 1m, tốc độ thiết kế 30-60 km/h, sử dụng đầu máy diesel và toa xe tải trọng nhẹ. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 1/2025 đến 6/2029.

Dự án có hai hợp phần gồm hợp phần khôi phục đoạn tuyến từ Ga Tháp Chàm (Ninh Thuận) đến Ga Trại Mát (Đà Lạt- Lâm Đồng) dài hơn 76km; khôi phục và xây dựng mới cầu, hầm, ga...

Hợp phần thứ hai là nâng cấp đoạn tuyến từ Ga Trại Mát đến Ga Đà Lạt. Đoạn tuyến này hiện đang khai thác dài 6,7km và tôn tạo, bảo tồn các ga Đà Lạt, Trại Mát.

Theo ước tính của nhà đầu tư, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 28.980 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng hơn 4.510 tỷ đồng và thiết bị 9.240 tỷ đồng. Nhà đầu tư đề xuất ngân sách Nhà nước tham gia dự án khoảng 2.160 tỷ đồng. Nhà đầu tư dự kiến vay khoảng 22.800 tỷ đồng.

Tháp Chàm - Đà Lạt là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi đầu tiên trên thế giới, được khởi công năm 1908, hoàn thành năm 1932. Từ năm 1968, chiến tranh khốc liệt, tuyến đường sắt bị dừng khai thác do không đảm bảo an toàn. Sau năm 1975, gần như toàn bộ đường ray, tà vẹt được tháo gỡ. Hiện chỉ còn đoạn Trại Mát - Đà Lạt dài 6,7 km khai thác tàu du lịch.

Theo nhà đầu tư, dự án sẽ khôi phục tính độc đáo của tuyến đường sắt răng cưa, với khí hậu thay đổi dọc tuyến từ đồng bằng đến trung du và vùng núi cao. Việc tổ chức chạy tàu sẽ góp phần đưa lượng khách du lịch lớn từ các miền đến với Ninh Thuận, Lâm Đồng.

Khánh Uyên
Công ty Ô tô Giải Phóng công bố 'trắng' doanh thu
Quý III/2024, Công ty cổ phần Ô tô Giải Phóng (mã: GGG) báo lỗ hơn 3,9 tỷ đồng. Doanh nghiệp này đã liên tục báo lỗ kể từ năm 2011 cho đến nay.

Giá vàng tăng 'phi mã'
Chiều ngày 21/10, giá vàng trong nước tăng cao, nhiều thương hiệu vàng tăng đến 2 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra.

Hải Dương: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030
Hiện nay, toàn tỉnh Hải Dương đang ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, tạo nền tảng sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII.

Thừa Thiên Huế và WWF - Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác
Sáng ngày 18/10, tại TP Huế diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam).

Nhật Bản ký kết mức vốn ODA kỷ lục cho Việt Nam
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa ký kết các khoản vốn vay với tổng giá trị lên tới hơn 102 tỷ yên (tương đương 678 triệu USD, chưa bao gồm “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân”) - mức cao nhất trong 6 năm qua, với Việt Nam.

Khánh thành 2 công trình lớp học tại tỉnh Điện Biên do SHB trao tặng
Vượt qua những điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, giao thông và địa hình, hai công trình lớp học do SHB tài trợ xây dựng tại huyện Tủa Chùa và Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã chính thức được khánh thành và đưa vào hoạt động.

179.000 tỷ đồng làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
Cục Đường sắt Việt Nam vừa đề nghị Bộ GTVT xem xét thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với kinh phí dự kiến hơn 179.000 tỷ đồng.