Chuyên mục


Khổ với tờ khai tại cảng TC-HICT

15/09/2023 15:44 (GMT +7)

Hàng nghìn khách hàng bức xúc vì sự chồng chéo liên quan đến tờ khai chuyển đổi số phức tạp ở cảng TC-HICT. Những cont hàng đóng tại kho CFS đầu 5 "phải bo bia", đổi lệnh rồi đi thông quan, xong lại quay lại sửa tờ khai trên ePort, rồi đi nộp cho hãng tàu... mà tờ khai này doanh nghiệp không biết.

 Doanh nghiệp hoang mang với các loại tờ khai chồng chéo

Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) vừa có công văn số 956 ngày 18/8/2023 về việc cập nhật thông tin số tờ khai trên hệ thống ePort (cảng điện tử). Theo đơn vị, nhằm thực hiện theo nội dung Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 52a TT 38/2015/TT-BTC về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế XNK và quản lý thuế với hàng hóa XNK; khi đưa hàng hóa vào khu vực cảng biển, cũng như để thuận tiện cho khách hàng làm quen với thao tác trong quá trình cập nhật thông tin số tờ khai trên ePort, TC-HICT thông báo Khách hàng sau khi hạ hàng xuất tại Cảng và mở tờ khai hàng xuất cần phải cập nhật thông tin số tờ khai lên hệ thống ePort từ ngày 1/10/2023.

Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) vừa có công văn số 956 ngày 18/8/2023 về việc cập nhật thông tin số tờ khai trên hệ thống ePort

Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) vừa có công văn số 956 ngày 18/8/2023 về việc cập nhật thông tin số tờ khai trên hệ thống ePort

Đối với các lô hàng chưa mở tờ khai có thể khai báo thông tin số quản lý hàng hóa thay thế để hoàn thành thủ tục hạ hàng. Tuy nhiên, cần phải bổ sung số tờ khai trên ePort sau khi đã có thông tin về số tờ khai chậm nhất  trước giờ dự kiến tàu cập.

Do đó, khi khách hàng khai thông tin cho hải quan thế nào cần khai đúng cho cảng như vậy. Trong trường hợp đối chiếu không khớp, khách hàng kiểm tra lại thông tin đã khai. Trong trường hợp hệ thống hải quan chưa gửi đầy đủ dữ liệu, khách hàng liên hệ lại hải quan để kiểm tra thông tin.

Đáng chú ý, trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải phòng đã lên tiếng và cho rằng, khi nhập tờ khai thông quan trên phần mềm ePort tại Cảng TC-HICT sẽ tồn tại nhiều bất cập.

Ảnh chụp màn hình 2023-08-29 161341

Phản ánh với PV Banduong.vn, khách hàng cho biết, hiện nay hãng tàu thu tờ khai thông quan và vào sổ tàu ở tất cả các hãng tàu tại cảng trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong đó có cảng TC -HICT. Tuy nhiên, mới đây, cảng cập nhật thêm bước nhập số tờ khai thông quan trên hệ thống ePort.

Trong khi, những tờ khai mở tại cửa khẩu xuất hàng phải hạ hàng trước mới mở tờ khai và làm thông quan. Những cont hàng đóng hàng tại kho CFS đầu 5 "phải bo bia". Đồng nghĩa doanh nghiệp đổi lệnh hạ hàng xong đi thông quan xong lại quay lại sửa tờ khai thông quan trên ePort. Chưa kể tờ khai CFS "doanh nghiệp không được biết ". Sau đó, mang tờ khai đi nộp cho hãng tàu.

Có thể nói, nếu áp dung việc cập nhật thông tin số tờ khai trên hệ thống ePort doanh nghiệp phải mất thêm 3 bước để xuất khẩu được lô hàng tại cảng TC-HICT. Cũng vì lẽ đó, doanh nghiệp sẽ phải thêm nhân sự, với xu hướng giảm chi phí Logistics, thế nhưng chi phí giảm lại không đáng có. “Với trò của cảng hãng bây giờ, họ sẽ vào tiếp sổ tàu hay là không cần làm nữa?”,  anh N.H.N nhấn mạnh.

Đặc biệt, trong trường hợp một container nhiều tờ khai thì doanh nghiệp chưa biết xử lý thế nào. Chưa kể hệ thống phần mềm thì chậm, thao tác mất thời gian.

z4646690399230_99847e119bc5f34541ab3e7645ac379e

“Mệt mỏi vì phải đợi"

Liên quan đến vấn đề này, trên CLB ACE Chạy Lệnh Hải Phòng, hàng loạt doanh nghiệp đã lên tiếng. Chủ tài khoản D.Q.H cho rằng: “Doanh nghiệp chỉ biết lấy vỏ đi đóng hàng, hạ hàng ở đâu do Hãng tàu chỉ định. Doanh nghiệp chỉ làm việc với Hãng tàu. Container đã hạ hàng đúng cutoff, tờ khai thông quan và giao đúng thời gian cho Hãng tàu. Còn việc Cảng có cho xuất container đi hay không là việc của Hãng tàu. Nếu rớt tàu thì không hiểu Hãng tàu có trách nhiệm gì ở đây, đúng là mang con bỏ chợ mà”.

Chủ tài khoản C.V.T cũng bức xúc lên tiếng: “Giờ lại phải đợi nhà máy mở tờ khai xong mới làm được lệnh hạ không làm được trước, đến tầm chiều tối hoặc đêm mới có tờ khai thì rất bất cập lại rất dễ sót và nhầm. Nếu làm trước khai số quản lý hàng hóa thì lại thêm 1 lần nữa vào sửa lại. Như vậy, lái xe về sớm lại đợi chờ ngoài cảng sẽ gây ách tắc”.

z4646690407469_05eb685c48f7e9dce5718e9c05f7b43f
z4646690401638_9b33f64213f350f70e7963c641f686db

Rốt cuộc vướng mắc nằm ở đâu?

Theo tìm hiểu của PV, TC-HICT là liên doanh giữa Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (nắm giữ 51% vốn), Công ty TNHH MITSUI O.S.K Lines Nhật Bản (nắm giữ 17,5% vốn), Công ty Wan Hai Lines Đài Loan (nắm giữ 16,5% vốn) và Tập đoàn Itochu Nhật Bản (nắm giữ 15% vốn). Như vậy, doanh nghiệp là đơn vị uy tín, nhà đầu tư quốc tế có nhiều nghiệm, tại sao chuyển đổi số tại cảng biển lại gây khó cho doanh nghiệp, với quy trình phức tạp?

Empty

Tại lễ kỷ niệm 5 năm đón chuyến tàu đầu tiên cập cảng đầu năm 2023, đại diện TCHICT khẳng định, để đạt mục tiêu là 1 trong 2 doanh nghiệp cảng đón hơn 1 triệu container/năm tại Hải Phòng, doanh nghiệp luôn chủ động đối thoại và lắng nghe phản hồi từ khách hàng và đưa ra những giải pháp phù hợp nhu cầu của khách hàng.

Theo đó, doanh nghiệp cũng đề xuất cảng có thể yêu cầu doanh nghiệp gửi mã vạch thông quan để cảng quét và lưu dữ liệu cho doanh nghiệp. Hoặc thống nhất với hãng tàu có hàng xuất về việc cảng không thu tờ khai.

TC-HICT là cảng container nước sâu lớn miền Bắc Việt Nam, có khả năng tiếp nhận tàu với trọng tải lên tới 14.000 TEUs với tuyến dịch vụ trực tiếp đi châu Mỹ và châu Âu, giảm đáng kể thời gian và chi phí logistics. Kể từ tháng 01/2016 Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã khởi động chương trình thực hiện thủ tục qua mạng E-port và thanh toán trực tuyến tại Cảng Tân Cảng Cát Lái. Theo giới thiệu, ePort là tiện ích mà Tân cảng Sài Gòn xây dựng nhằm hỗ trợ các khách hàng khai báo thủ tục nâng/hạ container và thanh toán phí nâng/ hạ container trực tuyến. Tiện ích này được cung cấp hoàn toàn miễn phí với rất nhiều lợi ích mang lại cho các khách hàng như tiết kiệm thời gian, cắt giảm chi phí.

Trong khi nhiều doanh nghiệp cảng khác từ lâu đã áp dụng ePort đối với các tác nghiệp, đến tháng 4/2023, TC-HICT mới áp dụng ePort đối với 100% tác nghiệp. Thậm chí, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp cảng không sử dụng tiền mặt khi giao dịch tại quầy, nhưng bắt đầu từ 1/6/2023, TC-HICT mới áp dụng khi hoàn thiện đầy đủ về tài khoản, mã QRcode và sử dụng thẻ ATM qua máy POS tại quầy thủ tục.

Cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này là Công ty TNHH MTV - Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn - doanh nghiệp có hệ thống công ty thành viên hoạt động mạnh trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển

Cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này là Công ty TNHH MTV - Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn - doanh nghiệp có hệ thống công ty thành viên hoạt động mạnh trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển

Theo tìm hiểu được biết, Hải Phòng hiện có trên 40 cảng biển, với vài chục con tàu ra vào mỗi ngày, trong đó có đến 50% là số tàu quốc tế. Nhưng được biết, chỉ riêng cảng cảng TC- HICT áp dụng cho công đoạn này. Nói về chuyển đổi số, hiện có cảng Tân Vũ đang đi đầu và tiên phong về điện tử SMart gate và không cần nhập tờ khai trên hệ thống Eport.

Năm 2022, tổng sản lượng container thông qua các cảng thuộc hệ thống Tân Cảng Sài Gòn đạt hơn 9,27 triệu Teu container (tương đương 130 triệu tấn hàng hóa), tăng 6,6% so với năm 2021. Doanh thu toàn hệ thống tăng 5,4%; đặc biệt lợi nhuận tăng mạnh 16,2%, (đạt trên 4.500 tỷ đồng); nộp ngân sách trên 1.900 tỷ đồng.

Hệ sinh thái của Tân Cảng Sài Gòn gồm 20 công ty con và 9 công ty liên kết trải dài từ Bắc đến Nam. Hiện nay, đang có 7 doanh nghiệp thuộc họ “Tân Cảng” đang có mặt trên sàn chứng khoán, hầu hết đều hoạt động chính trong lĩnh vực logistics.

Trong đó, bao gồm 4 công ty con là CTCP Đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng (TCL), CTCP Kho vận Tân Cảng (TCW), CTCP ICD Tân Cảng Sóng Thần (IST), CTCP ICD Tân Cảng Long Bình (ILB) và 3 công ty liên kết là CTCP Cảng Cát Lái (CLL), CTCP Dịch vụ biển Tân Cảng (TOS) và CTCP Tân Cảng – Phú Hữu (PNP).

Hồng Mến
Chưa xử lý hết vi phạm ở Dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long
Sau phản ánh của Banduong.vn về việc xe chở thải từ Dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long gây ô nhiễm, chính quyền phường Hồng Hải (Hạ Long) đã xử lý vi phạm hành chính về giao thông. Nhưng, việc khai thác khoáng sản khi chưa được gia hạn cấp phép gây thất thu nguồn ngân sách Nhà nước vẫn chưa được làm rõ.

Tập đoàn Dabaco bị tố thu phí nhà ở xã hội bất thường
Tại Bắc Ninh, cư dân sinh sống ở Khu nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm mới đây liên tục căng băng rôn khẩu hiệu trên đường trước trụ sở chủ đầu tư CTCP Tập đoàn Dabaco đề nghị cấp lại nước, đối thoại về mức phí dịch vụ 8.500 đồng/m2...

Bài 2: 'Xe đạp điện trá hình' và hiểm hoạ tai nạn giao thông ở học sinh
Tai nạn giao thông gia tăng liên quan đến học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện thời gian gần đây đã ít nhiều tạo cái nhìn không tốt trong dư luận. Tuy nhiên, thực trạng này lại mâu thuẫn với những giá trị tiện ích đem lại cho người tiêu dùng và xã hội mà nhiều nhà sản xuất xe mong muốn.

Bài 1: Xe đạp điện 'trá hình trước mặt' cơ quan chức năng!
Xe đạp điện là một trong những mặt hàng đang bị bát nháo nhiều nhất về chất lượng và nguồn gốc. Đáng ngại lên mức cảnh báo đỏ bởi những chiếc xe "râu ông nọ cắm cằm bà kia", hàng nhái hoặc là có tên lạ hoắc lạ hơ... đang được học sinh, con em điều khiển với tốc độ xe máy đến trường.

Tập đoàn Anh Vinh đẩy BIDV vào vụ kiện thế nào?
BIDV phát hành thư bảo lãnh khoản tạm ứng cho CTCP Tập đoàn Thành Vinh tại 2 dự án thầu giao thông và đảm bảo hoàn trả vô điều kiện cho chủ đầu tư Ban Giao thông TPHCM. Nhưng các cam kết đang bị phá vỡ.

Thông báo về 02 tổ chức khủng bố “Nhóm Hỗ trợ người Thượng - MSGI” và “Người Thượng vì công lý - MSFJ”
Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an thông báo 02 tổ chức dưới đây đã và đang tiến hành hoạt động khủng bố.

CSGT kịp thời đưa bệnh nhân tai biến đi cấp cứu
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên quốc lộ 91, CSGT tỉnh An Giang đã nhanh chóng dùng xe đặc chủng, kịp thời đưa người phụ nữ có biểu hiện tai biến đi cấp cứu.