Chuyên mục


Khó khăn trong hoạt động quản lý vận tải sẽ sớm được khắc phục

12/10/2022 11:11 (GMT +7)

“Phải tính đến hiệu quả của xã hội, của người dân và doanh nghiệp” là đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Quyền tại Hội nghị phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý vận tải, phương tiện và người lái.

Chiều 11/10, Cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý vận tải, phương tiện và người lái. Tham dự và chủ trì Hội nghị có ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam và ông Nguyễn Xuân Cường - Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.

Hội nghị phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý vận tải, phương tiện và người lái

Hội nghị phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý vận tải, phương tiện và người lái

Tại đây, đại diện Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái (Cục Đường Bộ Việt Nam) đã trả lời các kiến nghị của Hiệp Hội Vận tải Ô tô Việt Nam về các vấn đề giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực quản lý đào tạo, sát hạch lái xe và lĩnh vực vận tải.

Theo đại diện Cục Đường bộ Việt Nam, việc kéo dài thêm thời gian tối ưu nhận diện tình huống với điểm tối đa thêm 5 giây, Cục Đường bộ Việt Nam đã tiếp thu, điều chỉnh phần mềm kéo dài thời gian nhận biết tình huống gây mất an toàn giao thông (ATGT). Phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu phần mềm mô phỏng dùng cho sát hạch, cấp GPLX tại Anh, Úc, Nhật, Singapore... mục đích cho người học nhận biết, kịp thời phát hiện các tình huống mất ATGT, vì vậy, chỉ tính điểm từ khi xuất hiện tình huống mất ATGT.

Cục ĐBVN đề nghị giữ nguyên mức điểm đạt và thứ tự thực hiện các bài sát hạch trong thi sát hạch cấp GPLX như quy định hiện hành. Việc bố trí nội dung sát hạch lái xe trên Phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông trước nội dung sát hạch thực hành lái xe phù hợp theo quy định.

Cục Đường bộ Việt Nam cũng tiếp thu ý kiến của Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam về nội dung giảm số km học lái xe trên đường và bỏ quy định tuyến đường tập lái trên Giấy phép tập lái ô tô, Cục sẽ tổ chức đánh giá, xin ý kiến của các Sở GTVT, các cơ sở đào tạo lái xe và học viên sau một thời gian thực hiện để tổng hợp, báo cáo Bộ GTVT xem xét, điều chỉnh phù hợp.

Đại diện Phòng Quản lý Vận tải, phương tiện và người lái báo cáo

Đại diện Phòng Quản lý Vận tải, phương tiện và người lái báo cáo

Trên lĩnh vực quản lý vận tải, nhất là với vận tải hành khách, đại diện Cục Đường bộ Việt Nam cho hay, các nội dung về khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô, bến xe khách được Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tổng hợp, phân tích là đúng với thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô và bến xe ô tô khách hiện nay.

Đối với 11 nội dung đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam đã nhận được phản ánh nhiều lần tại các hội nghị triển khai, hướng dẫn Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Cục Đường bộ Việt Nam thống nhất tiếp thu, nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi vào văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới.

Để tăng cường công tác sử dụng dữ liệu từ camera lắp trên phương tiện kinh doanh vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản gửi Sở GTVT các tỉnh, thành phố nhằm đôn đốc các đơn vị vận tải lắp đặt camera trên phương tiện đồng thời tăng cường khai thác dữ liệu để theo dõi, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm trên hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, hệ thống xử lý dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định.

“Từ 1/1/2022 đến ngày 10/10/2022, theo báo cáo các Sở GTVT, thông qua dữ liệu từ thiết bị GSHT, các Sở GTVT đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với 11.792 phương tiện, chấn chỉnh nhắc nhở đối với 19.529 phương tiện. Bên cạnh đó, các Sở GTVT tiếp tục thực hiện tra cứu, cung cấp dữ liệu của các phương tiện theo yêu cầu của các cơ quan Công an để phục vụ công tác điều tra và đảm bảo an toàn giao thông trên cả nước” - đại diện Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái thông tin.

Tham dự hội nghị, có sự góp mặt của ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam

Tham dự hội nghị, có sự góp mặt của ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam

Đến dự và chủ trì Hội nghị, ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam nhất trí với báo cáo của Cục Đường bộ Việt Nam. Người đứng đầu Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, tiếp thu các ý kiến kiến nghị của các đơn vị hội viên, các Hiệp hội, Chi hội trực thuộc, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã tổ chức 2 buổi tọa đàm tại tỉnh Bắc Ninh và Nghệ An về những khó khăn, vướng mắc trong đào tạo, sát hạch lái xe ô tô, hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, bến xe khách.

Sau hai cuộc tọa đàm, tập hợp các ý kiến đã được phát biểu, phân tích, tranh luận, Hiệp hội đã có 2 văn bản đề xuất, kiến nghị gửi đến Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan và 1 văn bản kiến nghị gửi đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ Lao động Thương binh xã hội và các cơ quan có liên quan.

“Chúng tôi được biết, hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang giao cho các cơ quan có liên quan xem xét, giải quyết các ý kiến kiến nghị, đề xuất thời gian qua. Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam xin trân trọng cảm ơn và đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan có liên quan trọng quá trình xem xét giải quyết các kiến nghị, đề xuất của Hiệp hội có sự phối hợp chặt chẽ, khách quan, bám sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, nhưng phải tính đến hiệu quả của xã hội, của người dân và doanh nghiệp; Cần chú trọng công tác rà soát tình hình thực hiện các quy định mới, tổ chức sơ kết để có đánh giá, điều chỉnh, bổ khuyết một cách kịp thời, đảm bảo sự nhịp nhàng giữa quản lý nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp, tránh sự lệch pha gây lãng phí xã hội” – ông Quyền nói.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Quyền, qua theo dõi quá trình xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và một số văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua, nhận thấy quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa được thực thi nghiêm túc, một số biểu hiện như: Việc xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) không bám sát vào báo cáo tổng kết thi hành Luật Giao thông đường bộ 2008; Việc thành lập ban soạn thảo, có mời đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tham gia nhưng sau đó có thành lập ban soạn thảo hay không thì không rõ? Hiệp hội không được mời dự họp lần nào; Quá trình xây dựng một số Nghị định, Thông tư nhiều lần Ban soạn thảo không gửi dự thảo xin ý kiến hoặc có lấy ý kiến của Hiệp hội nhưng có nhiều ý kiến tham gia của Hiệp hội không được tiếp thu, và cũng không được giải trình thuyết phục.

“Hiệp hội đề nghị cần tăng cường sự phối hợp thật sự, thực chất hơn trong công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để văn bản quy phạm pháp luật đi vào cuộc sống nhanh chóng và hiệu quả hơn, tránh lãng phí, tiêu cực có thể xảy ra” – lãnh đạo Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Xuân Cường - Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Ông Nguyễn Xuân Cường - Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam mong muốn thời gian tới giữa Cục và Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam có sự phối hợp trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm rà soát những bất cập để sửa đổi, phù hợp với thực tiễn, mục tiêu phục vụ tốt công tác quản lý và lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

Lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cũng chỉ đạo phòng Quản lý Vận tải, Phương tiện và Người lái phối hợp với Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam tập hợp, làm rõ cơ sở, đánh giá về hoạt động vận tải, quản lý phương tiện, người lái trước khi trình Bộ GTVT sửa đổi Thông tư, Nghị định.

Đại biểu thành viên tham gia thảo luận và đưa ra một số ý kiến trong Hội nghị

Đại biểu thành viên tham gia thảo luận và đưa ra một số ý kiến trong Hội nghị

Cũng trong hội nghị, các đại biểu thành viên cũng đã thảo luận và đưa ra một số ý kiến xoay quanh vấn đề quản lý vận tải, phương tiện và người lái.

Đức Mạnh
Hà Nội - Nhiều dự án giao thông trọng điểm sắp khởi công
Nhằm giảm tải tình trạng ùn tắc, thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông Thủ đô, thời gian tới, Hà Nội sẽ khởi công xây dựng nhiều dự án giao thông trọng điểm.

Nền kinh tế giữ đà phát triển tích vực trong 4 tháng đầu năm
Ngày 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. Tại phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong 4 tháng đầu năm 2024, đồng thời xem xét nhiều nội dung quan trọng khác.

Du lịch Điện Biên khởi sắc trong dịp Lễ
Trong 5 ngày nghỉ lễ vừa qua, tỉnh Điện Biên đã đón khoảng 180.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm. Trong đó có 123 lượt khách quốc tế, 35.000 lượt khách du lịch có lưu trú.

Thẩm định liên ngành Dự án cao tốc do Geleximco đề xuất
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 378/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình do Tập đoàn Geleximco đề xuất đầu tư.

Tìm nhà tư vấn cho Dự án thành phần 4, Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTVT khi triển khai Dự án thành phần 4, Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng.

Không hỗ trợ dự án BOT do lỗi của doanh nghiệp
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190/TB-VPCP ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Nhật Bản tăng cường các chuyến thăm và làm việc nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội
Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG, nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.