Chuyên mục


Gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải và bến xe

19/09/2022 09:55 (GMT +7)

Tình hình hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nói chung, hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, kinh doanh bến xe khách nói riêng gặp rất nhiều khó khăn sau đại dịch Covid-19.

Thời gian qua, báo chí phản ánh rất nhiều về tình trạng xe dù, bến cóc; tình trạng bất bình đẳng trong kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, gây mất trật tự, an toàn giao thông…

Trên tinh thần đó, tại tỉnh Nghệ An, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam vừa tổ chức buổi Tọa đàm với nội dung “Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, bến xe khách và đề xuất, kiến nghị”. Buổi tọa đàm có sự tham gia của hơn 100 đại biểu từ các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, bến xe khách, đại diện Sở Giao thông vận tải 15 tỉnh, thành phố và đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của hơn 100 đại biểu từ các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, bến xe khách, đại diện Sở Giao thông vận tải 15 tỉnh, thành phố và đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Buổi tọa đàm có sự tham gia của hơn 100 đại biểu từ các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, bến xe khách, đại diện Sở Giao thông vận tải 15 tỉnh, thành phố và đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã nêu và phân tích nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc, đề xuất những biện pháp giải quyết nhằm “cứu doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, Bến xe khách”. Nhiều đại biểu phản ánh, xe khách hoạt động tuyến cố định dần bỏ bến ra ngoài, chạy vòng vo tìm khách, gom khách…; bến xe giảm đáng kể số lượng xe vào bến đón khách, khách đến bến chỉ còn 20 ÷ 50% so với trước; có bến xe rơi vào tình trạng khó khăn có nguy cơ phá sản.

Các đơn vị khai thác Bến xe là doanh nghiệp nhưng lại phải thực hiện quy định giá dịch vụ xe ra vào bến theo quyết định của UBND cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 83 Luật Giao thông đường bộ 2008) không được chủ động kê khai giá như các đơn vị vận tải. Xe hợp đồng phát triển mạnh. Hiện số xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng gấp 9 lần xe kinh doanh vận tải theo tuyến cố định, khó kiểm soát, nhất là loại xe limousine (xe cải tạo từ xe 16 chỗ xuống thành xe 10 đến 12 chỗ kể cả người lái). Thực chất đây là hình thức hoạt động theo tuyến cố định sử dụng hình thức kết nối với hành khách qua mạng, tổ chức đưa đón khách từ nhà đến nơi cần đến và ngược lại.

Trước tình hình trên một số doanh nghiệp vận tải khách theo tuyến cố định có xu hướng bỏ bến xe ra thành lập văn phòng đại diện để hoạt động, bến cóc xe dù tăng cao; cơ quan quản lý nhà nước không ngăn chặn được, thậm chí còn có tình trạng bảo kê cho xe dù bến cóc hoạt động như một số cơ quan báo chí đã nêu. Cơ chế quản lý xe taxi truyền thống và taxi công nghệ không bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ; nhất là quyền lợi và nghĩa vụ về thuế; xe taxi truyền thống bị cấm trên một số tuyến đường trong khi taxi công nghệ thì không....

Theo các đại biểu, nguyên nhân của tình trạng này là hầu hết các đơn vị kinh doanh vận tải có quy mô nhỏ; nhiều đơn vị là các hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ; hoạt động theo cơ chế khoán... việc áp dụng các biện pháp chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải chậm được triển khai. Lượng khách tại bến xe rất ít nên càng làm gia tăng tình trạng xe khách chạy tuyến cố định chạy vòng vo đón khách không đảm bảo thời gian, một số xe thu tiền không đúng với giá vé đã công bố và niêm yết tại bến xe gây bức xúc cho hành khách, có xe trên đường đi còn “bán khách” cho xe khác…

Với doanh nghiệp taxi, nhiều doanh nghiệp thực hiện bán thương quyền, không quản lý trực tiếp. Doanh nghiệp Bến xe và doanh nghiệp vận tải theo tuyến cố định chưa quản lý chặt chẽ, hầu hết chưa áp dụng chuyển đổi số vào tổ chức hoạt động vận tải nên quản lý chưa hiệu quả, chưa phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình phục vụ hành khách tại bến xe khách. Các đơn vị vận tải tuyến cố định và bến xe chưa có sự phối hợp cung cấp thông tin, nắm bắt nhu cầu về khách đi xe đến bến có nhu cầu đi tiếp để bố trí xe trung chuyển đưa khách đến nơi cần đến…

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, trong điều kiện kinh tế xã hội, khoa học công nghệ phát triển nhưng quy định tại các văn bản QPPL hiện hành còn nhiều vấn đề chưa phù hợp. Có những nội dung quy định đối với doanh nghiệp phải thực hiện, những dữ liệu được truyền dẫn, tích hợp tại cơ quan quản lý nhà nước nhưng việc sử dụng dữ liệu để phục vụ quản lý, hậu kiểm, xử lý vi phạm chưa tương ứng yêu cầu quản lý, như: việc cấp phép xe hợp đồng sau đó không có lực lượng kiểm tra và xử lý vi phạm; khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe để phát hiện và xử lý xe hợp đồng có đủ tiêu chí là xe hợp đồng theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hay không…

Cấp phép văn phòng đại diện nhưng không có lực lượng kiểm tra văn phòng đại diện đã hoạt động đúng hay chưa. Chưa có quy định trách nhiệm quản lý đối với các phường xã để xảy ra tình trạng bến cóc xe dù trên địa bàn. Quy hoạch bến xe không ổn định, các địa phương có xu hướng đưa các bến xe ra xa trung tâm, gây khó khăn cho việc thu hút hành khách và các bến xe khách cũng không dám đầu tư nâng cấp để nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng các dịch vụ phục vụ hành khách, cũng như tổ chức các dịch vụ khác như thương mại điện tử...  Xe tuyến cố định chỉ được đón, trả khách tại những nơi quy định nhưng hầu hết các tuyến đường lại không quy định nơi đón trả khách.

Một số tuyến đường có quy định điểm đón trả khách nhưng không có kết cấu để phục vụ hành khách ngồi chờ xe. Quy định cấm xe taxi tại một số tuyến đường nhưng xe cá nhân chở khách vẫn hoạt đồng bình thường là không hợp lý. Chính sách quản lý về giá, thuế giữa với taxi truyền thống với taxi công nghệ chưa công bằng.

Cũng có ý kiến cho rằng có những văn bản của nhà nước ban hành nhưng không có hướng dẫn cụ thể để các đơn vị tổ chức thực hiện.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đề xuất Chính phủ có ý kiến chỉ đạo các địa phương nghiên cứu ổn định quy hoạch các bến xe, theo hướng bến xe cần bố trí ở nơi thuận tiện thu hút xe và khách vào bến; để các doanh nghiệp kinh doanh bến xe khách yên tâm đầu tư, khai thác bến xe theo hướng chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách, xe vào bến; tổ chức các dịch vụ tham gia vào chuỗi thương mại điện tử; áp dụng các giải pháp giảm thiểu sử dụng điện lưới để giảm thiểu khí thải... Trong lúc chưa sửa đổi bổ sung Luật Giao thông đường bộ 2008 cần có hướng dẫn để doanh nghiệp bến xe khách được kê khai giá dịch vụ xe ra vào bến thay vì thực hiện theo quyết định của UBND cấp tỉnh như hiện nay. Có quy định trách nhiệm quản lý nhà nước với chính quyền cấp phường, xã khi để xảy ra tình trạng bến cóc, xe dù và việc đón khách trái quy định tại các văn phòng đại diện của đơn vị vận tải khách trên địa bàn.

Có ý kiến đề nghị cần nghiên cứu giải pháp tổ chức quản lý đối với xe hợp đồng là loại xe limousine và loại xe 16 chỗ đưa đón khách từ nhà đến nơi cần đến theo hướng: cho thí điểm quy định phạm vi hoạt động; điểm đầu xuất phát tại các bến xe; đăng ký hành trình hợp lý; số điểm tối đa được dừng để đón trả khách; phương thức xác định doanh thu tính thuế, hóa đơn… vì đây là nhu cầu thực tế được xã hội chấp nhận. Đồng thời, cơ quan quản lý cần sử dụng dữ liệu giám sát hành trình, camera để giám sát, quản lý chặt chẽ hình thức kinh doanh này.

Phải tích hợp, phân tích và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình camera gắn trên xe khách để xử lý các vi phạm theo quy định. Xử lý thu hồi phù hiệu xe hợp đồng với đơn vị vận tải không gửi hợp động vận chuyển và danh sách hành khách về Sở Giao thông vận tải trước khi thực hiện hợp đồng. Nghiên cứu có quy định xử lý xe khách tuyến cố định bỏ bến ra chạy bên ngoài trái quy định. Nhà nước cần quy định cơ chế chính sách và biện pháp quản lý bình đẳng giữa xe taxi công nghệ và taxi truyền thống như bình đẳng trong thực hiện các quy định về phạm vi tuyến đường hoạt động; kê khai doanh thu chịu thuế…

Đồng thời, cần tuyên truyền, khuyến khích và có cơ chế để mọi người dân cung cấp thông tin về những xe vi phạm, xe hợp đồng trá hình đón trả khách tại văn phòng đại diện; những nơi không được phép đón, trả khách, bến cóc và xe khách đón khách tại bến cóc đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo số điện thoại đường dây nóng của từng địa phương để xử lý theo quy định.

Có ý kiến kiến nghị Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương có các tuyến xe buýt được trợ giá cần nghiên cứu về đơn giá tiền lương trong giá thành vận tải xe buýt để thu hút được lái xe, nhân viên phục vụ trên xe vào làm việc ổn định, lâu dài; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải bằng xe buýt. Nghiên cứu bố trí các điểm dừng đỗ đón trả khách, đầu tư mái che, ghế ngồi tương tự như điểm dừng xe buýt để phục vụ hành khách trên đường cho các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định để các đơn vị thực hiện kinh doanh có hiệu quả, không vi phạm.

Khi cơ quan quản lý nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới cần tổ chức tập huấn hướng dẫn, định kỳ có sơ kết để các đối tượng thực hiện hiểu và thực hiện đúng. Tổ chức hướng dẫn và tạo điều kiện để các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và bến xe thực hiện việc chuyển đổi số để kinh doanh có hiệu quả phục vụ tốt hơn nữa sự đi lại của nhân dân.

Nội dung các kiến nghị, đề xuất của các đại biểu tại buổi tọa đàm đã được Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ VN và Tổng cục Thuế xem xét chỉ đạo, khắc phục những tồn tại, bất cập; ngăn chặn tình trạng xe tuyến cố định bỏ bến, xe hợp đồng trá hình hoạt động trái quy định; xe taxi truyền thống và taxi công nghệ cạnh tranh không bình đẳng;… nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông để các đơn vị vận tải và bến xe phát triển ổn định.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi toạn đàm:

z3731857070852_2f95643afab84b99a748369d18843514
z3731856568205_572dc1f7939a14055cfa41a30741b3e8
z3731856220958_abe6f80f39f7624b6153c3d6a2bbbc8e
z3731805439735_0932caf0cfb7e968b9c2af5b0b33dde7
Empty

                                                                                               

Thu Hải
Quản lý khoản thu của ban quản lý dự án sử dụng vốn Nhà nước
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 70/2024/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/11/2024.

Kinh tế 9 tháng tăng trưởng tích cực
Các ngành thương mại, du lịch, vận tải duy trì đà tăng trưởng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 9 tháng năm 2024 tăng 6,95% so với cùng kỳ năm trước.

Tạp chí Vận tải ô tô có tân Tổng Biên tập
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam vừa trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Dương Thanh Hiển giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Vận tải ô tô, Tạp chí điện tử Bạn Đường với thời hạn bổ nhiệm 5 năm.

Phân công nhiệm vụ triển khai Đề án bến cảng quốc tế Cần Giờ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 746/TTg-CN về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Siêu tàu du lịch mang theo hàng nghìn du khách đến vịnh Hạ Long
Siêu tàu Costa Serena (Italy) chở 3.000 du khách quốc tế cùng hơn 1.000 thủy thủ đoàn vừa cập Cảng tàu du lịch quốc tế Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) vào sáng ngày 30/9.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu
Tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ phân cấp thực hiện dự án Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 Km53+000 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình).

Sớm đầu tư đường cất hạ cánh số 2 của Cảng hàng không Phù Cát
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có buổi làm việc với tỉnh Bình Định, các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Cảng hàng không Phù Cát.