Chuyên mục


Khó đòi nợ 'con' của PVN

22/03/2022 17:44 (GMT +7)

PVCombank, OceanBank và Vietcombank đã khởi kiện đòi công ty con Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn gần 1.371 tỷ đồng.

Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank), Ngân hàng Thương mại TNHH một thành viên Đại Dương (OceanBank) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã gửi đơn kiện lên tòa án đòi khoản nợ gốc và lãi vay 1.371 tỷ đồng đối với Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), công ty thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) được chuyển đổi mô hình hoạt động thành công ty cổ phần và niêm yết trên sàn UPCOM kể từ ngày 1/3/2018. BSR có 2 công ty con gồm Công ty CP Nhà và thương mại dầu khí; Công ty CP Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung (BSR-BF).

Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất

Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất

Được biết, năm 2009, PVN giao cho BSR và BSR giao cho BSR-BF làm chủ đầu tư Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất. Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol có tổng vốn đầu tư khoảng 80 triệu USD, tương đương gần 1.900 tỷ đồng, khởi công xây dựng tháng 9/2009. Theo công suất thiết kế, nhà máy có 4 phân xưởng gồm: phân xưởng chính (sản xuất Ethanol 99,7%), phân xưởng điện hơi (6,5 MW), phân xưởng phụ trợ và phân xưởng xử lý nước thải.

Công suất thiết kế nhà máy 100 triệu lít/năm, bình quân mỗi ngày nhà máy sản xuất 330 tấn sản phẩm Ethanol. Tháng 3/2012, nhà máy cho ra đời dòng sản phẩm đầu tiên. Tuy nhiên, kể từ tháng 4/2015, nhà máy tạm dừng hoạt động do kinh doanh thua lỗ. Dự án này cũng nằm trong danh sách 12 đại dự án thua lỗ của ngành công thương.

Theo báo cáo tài tài chính năm 2021 của BSR, BSR nắm giữ 65,54% vốn của BSR-BF, công ty này thực hiện dự án Bio-Ethanol Dung Quất nhưng hiện đã tạm dừng hoạt động sản xuất. Tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất, BSR-BF đang trong quá trình thực hiện các thủ tục quyết toán chi phí đầu tư xây dựng. Giá trị quyết toán nhà máy sẽ được điều chỉnh khi có phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

Tại thời điểm 31/12/2021, nợ ngắn hạn của BSR-BF vượt quá tài sản ngắn hạn là 1.330 tỷ đồng, lỗ lũy kế của BSR-BF là 1.243 tỷ đồng và nợ quá hạn thanh toán là 926 tỷ đồng. 

Theo Công ty Kiểm toán Deloitte, khoản vay của nhà máy này liên quan tới 3 ngân hàng. Trong năm 2021, 3 ngân hàng cấp tín dụng cho BSR-BF gồm Oceanbank, PVComBank và Vietcombank đã gửi đơn kiện lên TAND TP.Quảng Ngãi. Vụ việc có liên quan đến khoản vay quá hạn thanh toán và biện pháp thu hồi nợ, lãi vay hợp đồng tín dụng xây dựng Nhà máy Ethanol Dung Quất với tổng giá trị nợ gốc và lãi vay là khoảng 1.371 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2021, giá trị ghi sổ còn lại của toàn bộ tài sản cố định hữu hình dùng làm thế chấp cho các khoản vay trên là khoảng 1.217 tỷ đồng. Đến ngày lập báo cáo này, TAND TP.Quảng Ngãi đang trong quá trình thực hiện các thủ tục chuẩn bị xét xử khởi kiện trên.

Theo tìm hiểu, ngày 30/3/2010, OceanBank ký hợp đồng làm đầu mối thu xếp vốn cho dự án Ethanol Dung Quất. Tổng trị giá hợp đồng hơn 45,5 triệu USD và 70,5 tỷ đồng. PVCombank Đà Nẵng và Vietcombank Dung Quất là các đơn vị đồng tài trợ.

Về kết quả kinh doanh của BSR, riêng quý IV/2021, doanh thu thuần của BSR đạt 34.491 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 3.174 tỷ đồng, cao hơn 2,3 lần thực hiện so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là lọc hoá dầu, doanh thu từ hoạt động tài chính của BSR đạt 241 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế quý IV đạt 2.675 tỷ đồng, tăng 116% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế cả năm 2021, BSR đạt 101.079 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 74% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt 6.673 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ tới 2.858 tỷ đồng. Hiện, cổ phiếu BSR giao dịch quanh mức 26.800 đồng/cổ phiếu.

Khánh Uyên
Tìm nhà tư vấn cho Dự án thành phần 4, Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTVT khi triển khai Dự án thành phần 4, Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng.

Không hỗ trợ dự án BOT do lỗi của doanh nghiệp
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190/TB-VPCP ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Nhật Bản tăng cường các chuyến thăm và làm việc nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội
Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG, nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

Giá xăng dầu, tăng giảm trái chiều
Hôm nay (2/5) là thời điểm điều chỉnh giá xăng, dầu trong nước theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công Thương. Trong kỳ điều hành này, giá xăng, dầu biến động trái chiều với mức độ nhẹ.

Vi phạm “bủa vây” Bến xe Giáp Bát
Hàng loạt vi phạm trật tự đô thị, trật tự ATGT và vô số điểm gửi xe quanh bến ô tô Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn tấp nập hoạt động, phớt lờ Kế hoạch 01 của Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội.

Đèo Cả: Lãi tăng 37% từ BOT và thầu cao tốc
Lãi ròng của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu HHV) trong quý I/2024 đã tăng 32% khi mảng thu phí BOT lẫn xây lắp cùng tăng trưởng tích cực.

Du lịch đường bộ và tàu hoả 'lên ngôi'
Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhiều người dân lựa chọn phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt để di chuyển, du lịch những điểm quanh thành phố.