Chuyên mục


Du lịch cần vốn để phục hồi

21/03/2022 06:01 (GMT +7)

Nếu không có sự đồng hành của các ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đã không thể trụ lại được thị trường và chờ đến ngày mở cửa du lịch. Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn cần "tiếp sức" thêm.

 Doanh nghiệp du lịch không mạnh vốn

Nếu như địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để đón khách trở lại, thì du khách lại càng hào hứng và quan tâm tới quy định phòng chống dịch của Việt Nam. Trao đổi về vấn đề này, tại Đối thoại chuyên đề "Mở cửa du lịch hậu Covid – Những vấn đề nóng cần giải quyết" do VnEconomy tổ chức ngày 20/3; ông Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng các quy định của Việt Nam hiện nay đối với khách nhập cảnh là khá thông thoáng.

Đối thoại chuyên đề: 'Mở cửa du lịch hậu Covid – Những vấn đề nóng cần giải quyết' tổ chức ngày 20/3. Ảnh VnEconomy

Đối thoại chuyên đề: "Mở cửa du lịch hậu Covid – Những vấn đề nóng cần giải quyết" tổ chức ngày 20/3. Ảnh VnEconomy

Hiện, khách quốc tế vào Việt Nam không yêu cầu hộ chiếu vaccine và chứng nhận tiêm chủng, chỉ yêu cầu có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp test nhanh.

Đó là những điều kiện rất thuận lợi cho ngành du lịch sớm phục hồi. Tuy nhiên, trong thời điểm mở cửa du lịch hoàn toàn, câu chuyện về nhân lực, nguồn vốn để phục hồi thời điểm hậu Covid-19 lại thực sự là vấn đề nan giải.

Suốt hai năm vừa qua, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã khiến ngành du lịch Việt Nam gần như bị "đóng băng". Nếu không có sự đồng hành của các ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đã không thể trụ lại được thị trường và chờ đến ngày mở cửa du lịch. Tuy nhiên, để hoạt động trở lại, doanh nghiệp vẫn cần "tiếp sức" nhiều hơn. 

Theo ông Phùng Xuân Khánh, Giám đốc Công ty TienPhong Travel, Tổng Cục du lịch đã đề nghị với ngân hàng cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đang đóng quỹ 500 triệu đồng được rút 80% về để bổ sung vào hoạt động kinh doanh, điều này hết sức kịp thời. Tuy nhiên, nguồn vốn chỉ mấy trăm triệu đồng thì không thể đủ để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty.

 

"Tôi kỳ vọng bên ngân hàng tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp tiếp cận vốn một cách dễ dàng nhất. Chứ thực sự có những chính sách mà doanh nghiệp không thể tiếp cận vốn.

Chính phủ rất quyết đoán, rất mạnh mẽ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng đến khâu triển khai xuống dưới thì vẫn bị tắc".

Ông Phùng Xuân Khánh, Giám đốc Công ty TienPhong Travel

Theo đó, ông Khánh đề xuất, với gói 350.000 tỷ đồng sẽ đến với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành để làm sao thuận tiện nhất trong việc tiếp cận được nguồn vốn đó.

Về phía ngân hàng, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, thời gian qua, ngành ngân hàng đã rất đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả doanh nghiệp ngành du lịch.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01, 03 và 14 nhằm cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ giúp doanh nghiệp đủ điều kiện vay mới trong bối cảnh phục hồi sau Covid-19. Đồng thời, với gói phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng, các ngân hàng đã chuẩn bị chính sách sao cho các doanh nghiệp đều có thể tiếp cận.

Thời gian tới, khi doanh nghiệp du lịch có phương án kinh doanh có hiệu quả, và trên cơ sở chia sẻ khó khăn của các tổ chức tín dụng thì các doanh nghiệp du lịch sẽ tiếp cận được vốn vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng thực hiện chỉ đạo của chính phủ, của thống đốc cùng các doanh nghiệp chia sẻ khó khăn cùng vượt qua đại dịch.

Đươc biết, tại Quảng Ninh, để chuẩn bị cho sự mở cửa trở lại, từ cuối năm 2021 tỉnh đã ban hành một số chính sách kích cầu, đơn cử như hồi tháng 12/2021 đã miễn giảm 50% vé tham quan vịnh Hạ Long, Yên Tử cho du khách. Hiện, địa phương cũng đang xây dựng thêm các chính sách khác để chuẩn bị cho việc phục hồi.

Với doanh nghiệp kinh doanh tàu ở Hạ Long, nhờ sự hỗ trợ từ ngân hàng, doanh nghiệp vẫn không ngừng đầu tư về phát triển tàu và các mảng kinh doanh khác. Trong đó, Ambassador Cruise đã đóng mới du thuyền gần 400 chỗ, dự kiến ra mắt vào tháng 7 tới. Hay, Sun Group được cũng được các ngân hàng lớn tại Việt Nam đồng hành trong 2 năm qua. Doanh nghiệp này tập trung vào công tác thay áo mới, phủ xanh cho các cơ sở của mình để vượt qua đại dịch.

Đảm bảo lao động, sẵn sàng phục vụ

Để phục hồi du lịch thì nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng, nhất là khi người lao động trong ngành này đã phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có trong hơn hai năm qua. Theo thống kê, nguồn nhân lực của ngành du lịch là 2,5 triệu lao động, bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau dịch bệnh.

Nguồn nhân lực của ngành du lịch là 2,5 triệu lao động, bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau dịch bệnh. Ảnh Internet

Nguồn nhân lực của ngành du lịch là 2,5 triệu lao động, bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau dịch bệnh. Ảnh Internet

Theo ông Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh, muốn phục hồi du lịch thì một trong những vấn đề cần chuẩn bị tốt là nguồn nhân lực. Bởi lẽ, thời gian qua khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, sự dịch chuyển lao động từ khối du lịch, dịch vụ sang các ngành khác là rất lớn. Muốn kéo nguồn lao động này quay trở lại là không dễ dàng.

Đơn cử như Quảng Ninh, dù là địa phương có thế mạnh lớn về du lịch, song tỉnh còn rất phát triển về công nghiệp chế biến chế tạo. Do đó, trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đây là lĩnh vực tạo việc làm tốt cho người lao động trong ngành du lịch chuyển việc. Sau thời gian đã ổn định, việc kéo người lao động trở lại với ngành du lịch sẽ cần có cách thức phù hợp.

Trong khi, du lịch chất lượng cao không khải là khách sạn 5 sao hay 6 sao mà phải là con người 5 sao, 6 sao. Lao động ngành này phải được đào tạo bài bản, cụ thể ở tất cả các khâu.

Về phía doanh nghiệp, ông Phùng Xuân Khánh, Giám đốc Công ty TienPhong Travel cho biết, đơn vị này đã mời gọi được một số lao động lâu năm quay trở lại, còn thời gian tới sẽ tùy tình hình công việc. Các năm, doanh nghiệp này cũng đón một lực lượng nhân lực là sinh viên chuẩn bị ra trường đến thực tập. Đây là cơ hội để doanh nghiệp vừa đào tạo, hướng dẫn và chọn lọc nhân sự.

Ngày 15/3, mở cửa hoàn toàn thị trường du lịch, có thể coi là dấu mốc lịch sử với ngành công nghiệp không khói của Việt Nam. Hiện, các địa phương có tiềm năng lớn về du lịch đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để đón khách. Song, theo các chuyên gia, ngành du lịch cần chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo an toàn trong bối cảnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt, để du lịch sớm phục hồi hoàn toàn, các doanh nghiệp ngành này cần được đồng hành nhiều hơn. 

Năm 2020, du lịch Việt bắt đầu lao dốc. So với năm 2019, Việt Nam mất 80% lượng du khách quốc tế; khách nội địa giảm 50%; ngành du lịch thiệt hại khoảng 530.000 tỷ đồng.

Xét trên bình diện vĩ mô, nếu như năm 2019, tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch đối với GDP là 9,20% thì con số này trong các năm 2020 và 2021 lần lượt là 3,58% và 1,97%.

Năm 2021, các chỉ tiêu du lịch tiếp tục giảm sâu. Ước tính số liệu khách du lịch nội địa 10 tháng đầu năm nay đạt 32,3 triệu lượt, chỉ bằng 44,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách lưu trú chỉ đạt 16,2 triệu lượt, bằng 44% so với năm 2019. Có đến 90% các cơ sở lưu trú đều phải đóng cửa và không hoạt động, công suất hoạt động phòng khách sạn không có, chỉ sử dụng 10% là tối thiểu.

Kim Khánh
Du lịch đường bộ và tàu hoả 'lên ngôi'
Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhiều người dân lựa chọn phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt để di chuyển, du lịch những điểm quanh thành phố.

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Bắc Ninh tăng xe phục vụ người dân dịp Lễ
Do thời gian nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài, dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao. Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Bắc ninh triển khai nhiều kế hoạch nhằm phục vụ nhu cầu tối đa nhu cầu đi lại của người dân, du khách.

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp 30/4
Biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 được áp dụng tại cảng hàng không gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương từ ngày 27/4 đến hết ngày 1/5.

Yêu cầu đơn vị vận tải không tăng giá vé dịp lễ
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị vận tải không tăng giá cước hoặc có thì phải đáp ứng các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan,…

Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trong tháng 5/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.