Chuyên mục


Khi Trung Nam công khai "chuyện buồn"

27/05/2023 21:53 (GMT +7)

Trungnam Group là doanh nghiệp đầu ngành điện năng lượng tái tạo sở hữu nhiều dự án quy mô lớn, quy mô tài sản tăng vọt lên 96.000 tỷ nhưng lãi mất gần hết, trái phiếu còn nhiều lô không giải quyết được,...

Lãi hụt 84%, dù nhiều dự án thu chui 7 năm?

Mới đây, đoàn thanh tra của Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra phát hiện 2 công trình thủy điện nói trên chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình nhưng đã đưa vào vận hành phát điện. Theo Sở Công thương, đối với vi phạm nêu trên, ngoài xử phạt bằng tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do vi phạm từ hoạt động phát điện để bổ sung vào ngân sách nhà nước.

Đập thủy điện của nhà máy thủy điện Krông Nô 2.

Đập thủy điện của nhà máy thủy điện Krông Nô 2.

Nhà máy thủy điện Krông Nô 2 (xã Đưng K'Nớ, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng và xã Krông Nô, huyện Lắk, Đắk Lắk) chính thức vận hành khai thác vào tháng 12/2016 với tổng vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng, sản lượng điện trên 105 triệu kWh/năm. Và nhà máy thủy điện Krông Nô 3 (xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) và xã Krông Nô, huyện Lắk), chính thức vận hành khai thác vào tháng 5/2016 với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, sản lượng điện hơn 63 triệu kWh/năm.

Tính tới nay đã gần 7 năm sau khi 2 nhà máy được vận hành, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cũng đề nghị CTCP thủy điện Trung Nam - Krông Nô cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2016 đến nay để làm cơ sở xử lý vi phạm của doanh nghiệp này tại các công trình thủy điện Krông Nô 2 và Krông Nô 3. Theo Sở Công thương, đối với vi phạm nêu trên, ngoài xử phạt bằng tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do vi phạm từ hoạt động phát điện để bổ sung vào ngân sách nhà nước.

CTCP Đầu Tư Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) vừa công bố định kỳ về tình hình tài chính năm 2022. Đây là thông tin gây chú ý trên thị trường bởi những vấn đề liên quan đến tài chính của Trung Nam thường là một ẩn số. Theo báo cáo tài chính hợp nhất, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt gần 255 tỷ đồng, giảm 84% so với kết quả năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu của công ty giảm từ 5,85% xuống 0,91%.

Để tài trợ loạt dự án năng lượng, Trungnam Group cũng như các đơn vị thành viên cần nguồn vốn rất lớn.

Để tài trợ loạt dự án năng lượng, Trungnam Group cũng như các đơn vị thành viên cần nguồn vốn rất lớn.

Tổng tài sản của Trungnam Group tại ngày 31/12/2022 đạt hơn 96.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu không biến động nhiều so với đầu năm, đạt mức 27.914 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu là 2,44 lần, tương ứng giá trị nợ phải trả ở mức 68.110 tỷ đồng, tăng 5,5% so với hồi đầu năm. Dư nợ trái phiếu tại thời điểm cuối năm là 24.285 tỷ đồng, chiếm gần 36% tổng nợ.

Để tài trợ loạt dự án năng lượng, Trungnam Group cũng như các đơn vị thành viên cần nguồn vốn rất lớn. Nhiều năm qua, nhóm công ty của ông Nguyễn Tâm Thịnh và Nguyễn Tâm Tiến đã liên tục huy động vốn qua kênh trái phiếu.

SSI Research cho biết, ngành năng lượng và khoáng sản đứng top 3 phát hành trái phiếu năm 2021. Trong đó, Trung Nam Group nổi lên làm một hiện tượng đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Riêng công ty mẹ Trungnam Group phát hành 11 lô trái phiếu với tổng giá trị 8.960 tỷ đồng. Trong đó, có 2 lô phát hành năm 2021 trị giá 4.000 tỷ đồng, thời hạn 3 năm; 1 lô phát hành vào ngày 5/4/2022 trị giá 2.000 tỷ đồng, thời hạn 2 năm. Các lô còn lại phát hành trong nửa đầu năm 2022, đều kỳ hạn 1 năm.

Trong năm 2022, Trungnam Group không có lô trái phiếu nào đến hạn trả gốc, đồng thời mua lại toàn bộ lô trái phiếu TNGCB2122002 có tổng giá trị 600 tỷ đồng. Công ty trả đúng các đợt thanh toán lãi với tổng số tiền hơn 350 tỷ đồng. Tuy nhiên sang đầu năm 2022, tình trạng khó khăn về dòng tiền bắt đầu thể hiện rõ với việc chậm thanh toán nợ gốc và lãi.

Chủ tịch Nguyễn Tâm Thịnh trong năm vừa qua cũng đã khẳng định với dòng tiền bán điện thu về đều đặn 8.000 tỷ đồng/năm, chưa kể Tập đoàn còn có các nguồn thu khác, Trung Nam Group hoàn toàn đảm bảo các nghĩa vụ nợ. Thực tế thì lại khác, lô trái phiếu trị giá 430 tỷ đồng phát hành ngày 24/6/2022 kỳ hạn 1 năm, công ty đã phải lùi ngày thanh toán lãi hơn 10 tỷ đồng từ 23/3 sang 27/3/2023. Lý do được đưa ra là gặp vấn đề trong quá trình chuyển tiền từ các hệ thống ngân hàng khác nhau.

Với lô trái phiếu TNGCH2223002 phát hành ngày 22/3/2022 trị giá 300 tỷ đồng, kỳ hạn trả lãi 3 tháng/lần. Tới ngày đáo hạn 22/3/2023, Trung Nam đã thanh toán hết hơn 7 tỷ đồng tiền lãi. Tuy nhiên với số tiền gốc, công ty chỉ thanh toán được 30,5 tỷ đồng. Như vậy số tiền chậm trả là gần 270 tỷ đồng.

Với lô trái phiếu TNGCH2223001 trị giá 400 tỷ đồng phát hành ngày 16/3/2022, đáo hạn ngày 16/3/2023; đến ngày thanh toán, công ty đã tất toán toàn bộ 9,37 tỷ đồng tiền lãi nhưng cũng chỉ có thể thanh toán 80 tỷ đồng tiền gốc, còn nợ lại 320 tỷ đồng.

Đầu năm nay, trong danh sách mới công bố về doanh nghiệp chậm trả lãi cho trái chủ của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Trung Nam với đại diện là Điện gió Trung Nam Đak Lak 1, Điện mặt trời Trung Nam, Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam góp mặt trong danh sách này. Trong hệ sinh thái Trungnam Group phát hành trái phiếu lớn nhất là Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 với dư nợ gần 9.900 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022.

Chỉ trong năm 2021, Trung Nam Đắk Lắk 1 đã 10 lần phát hành thành công trái phiếu với lượng vốn lên đến hơn 10.000 tỷ đồng. Việc huy động vốn qua trái phiếu chỉ diễn ra trong vòng nửa năm từ khoảng tháng 6/2021 đến hết năm. Các lô trái phiếu đa số có thời gian đáo hạn khá dài, tới 2034, 2035; lãi suất trung bình 9,5%.

Trong năm 2022, công ty đều thanh toán đúng hạn với số tiền gốc đã thanh toán là 205 tỷ đồng và tiền lãi gần 935 tỷ đồng. Năm 2022, "đứa con đẻ" này của Trungnam cũng báo lỗ gần 859 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lãi 1,4 tỷ đồng.

Nhìn lại hành trình đến với năng lượng tái tạo, bắt đầu từ năm 2018, Trungnam Group đã tham gia vào lĩnh vực này và gây được tiếng vang. Đến tháng 10/2021 Trung Nam đã đóng góp 1,63GW năng lượng vào lưới điện quốc gia. Theo 1 báo cáo gần đây của VNDirect Research, Trungnam đang chiếm 7% thị phần điện năng lượng tái tạo, dẫn đầu trong ngành này và được đánh giá cao có lợi thế về quy mô, năng lực đàm phán giá và khả năng huy động vốn sẽ bứt lên trong giai đoạn tới..

Empty

Trungnam Group không duyên với những dự án bất động sản

Trong ngày đầu tháng 3/2023, Cục thuế Đà Nẵng đã quyết định cưỡng chế thu nợ thuế với Công ty cổ phần Trung Nam (Trungnam Land). Một ngân hàng thương mại chi nhánh Đà Nẵng - nơi công ty này mở tài khoản - được yêu cầu trích tiền từ tài khoản hoặc phong toả tài khoản để nộp số tiền cưỡng chế trên. Cơ quan thuế cũng thông báo việc ngừng sử dụng hóa đơn (gồm hóa đơn điện tử) trong một năm, để đảm bảo truy thu nợ thuế.

Lý do bị cưỡng chế vì Công ty Cổ phần Trung Nam (Trungnam Land) nợ tiền thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định. Số tiền Công ty cổ phần Trung Nam bị cưỡng chế hơn 445 tỷ đồng. Cục Thuế thành phố Đà Nẵng yêu cầu phía Ngân hàng nơi doanh nghiệp này đăng ký tài khoản trích tiền từ tài khoản hoặc phong tỏa tài khoản của Công ty cổ phần Trung Nam để nộp số tiền cưỡng chế vào tài khoản của Cục Thuế thành phố Đà Nẵng.

Trong trường hợp số tiền trong tài khoản của Công ty Cổ phần Trung Nam nhỏ hơn số tiền bị cưỡng chế, Cục Thuế thành phố Đà Nẵng yêu cầu Ngân hàng vẫn phải trích số tiền còn lại sau khi trừ đi số dư tối thiểu để duy trì tài khoản và tiếp tục theo dõi, trích tiếp số tiền phát sinh có trên tài khoản của người nộp thuế trong thời gian quyết định cưỡng chế có hiệu lực.

Ông Phạm Đức Thường, Cục trưởng Cục Thuế thành phố Đà Nẵng cho biết: “Số tiền cưỡng chế 445 tỷ đồng từ ngày 7/2. Do mới phát sinh, giao từng đợt, chủ yếu là tiền sử dụng đất phát sinh. Việc này, chúng tôi đã công khai thông tin trên website của Cục rồi".

Đại diện Trung Nam cũng lên tiếng xác nhận, công ty đang nợ số tiền thuế hơn 445 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến giữa tháng 2/2023, công ty đã tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất số tiền 199,2 tỷ đồng trên tổng số 445,5 tỷ đồng.

Như vậy, hiện Trungnam Land chỉ chậm nộp phần thuế sử dụng đất tương đương khoảng 246 tỷ đồng và phần thuế sử dụng đất này sẽ được tiếp tục nộp vào tháng 3/2023 để hoàn thành các nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất.

Lý giải về thời gian chậm nộp thuế, Trungnam Land cho biết, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của dự án Khu đô thị Golden Hills City được chia ra làm nhiều giai đoạn phù hợp với tiến độ giao đất, hoàn thành pháp lý giao đất và kế hoạch kinh doanh của Trungnam Land.

Tính đến hết năm 2022, hơn 492 tỷ đồng, bao gồm 93 tỷ đồng kinh phí hoàn thiện bố trí tái định cư theo quyết định của UBND TP Đà Nẵng và 399 tỷ đồng tiền thuế sử dụng đất đã được Trungnam Land nộp ngân sách Nhà nước nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do vướng mắc các thủ tục pháp lý.

"Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của công ty và các nghĩa vụ thuế mà công ty phải thực thi", đại diện Trungnam Land chia sẻ.

Cụ thể, Trungnam Land đã nộp 340 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước hoàn thành nghĩa vụ tiền thuế sử dụng đất trước và sau 1/7/2014; 59 tỷ đồng công ty nộp dư tiền sử dụng đất cho phần diện tích bàn giao trước ngày 1/7/2014 mà doanh nghiệp chưa được cấn trừ.

Còn lại 93 tỷ đồng liên quan đến nghĩa vụ của UBND TP Đà Nẵng phải hoàn trả kinh phí cho 203 lô bố trí tái định cư đã bàn giao từ 26/3/2019 đến 15/6/2022 mà đến nay chính quyền TP Đà Nẵng chưa hoàn tất thủ tục hoàn trả cho Trungnam Land. Việc chậm trễ này gây khó khăn không nhỏ cho chủ đầu tư trong việc giải trình và chứng minh tài chính với nhà đầu tư và ngân hàng, cũng như việc cân đối dòng tiền trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Dự án Golden Hills có tổng vốn đầu tư 1,67 tỷ USD

Dự án Golden Hills có tổng vốn đầu tư 1,67 tỷ USD

Trung Nam Group cũng "tự tin" thể hiện bản lĩnh với 3 siêu dự án đó là Dự án khu công viên văn hóa đô thị Đà Lạt có vốn đầu tư 150 triệu USD tại Đà Lạt, Dự án Golden Hills có tổng vốn đầu tư 1,67 tỷ USD và Dự án tháp đôi cao nhất Miền Trung 180 triệu USD tại Đà Nẵng. Nhưng, dường như Trung Nam không có duyên với lĩnh vực BĐS khi những dự án được giới thiệu hoành tráng một thời nhưng chưa thấy dự án nào cũng "có chuyện".

Trong số đó là Dự án Golden Hills Đà Nẵng với quy mô 381 ha, tổng mức đầu tư 1,67 tỷ USD (khoảng 38.000 tỷ đồng), được khởi công xây dựng từ năm 2011. Dù sau khi xây dựng phần thô và đi vào hoàn thiện thì những hạng mục còn lại vẫn bị đình trệ suốt nhiều năm. Sau khi được hồi sinh thì Trung Nam Land bị xử phạt vì hành vi xây dựng dự án Golden Hills City (Khu D2) khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Cuối năm 2019, Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND Tp. Đà Nẵng rà soát, kiểm tra cụ thể 800 lô đất tại khu vực có diện tích 12,77ha ở khu B và C thuộc dự án.

Vào cuối tháng 8, đầu tháng 9/2011, Trung Nam cũng dính vào một vụ án làm xôn xao dư luận với hành vi ẩu đả với dân của 5 nhân viên thuộc dự án Golden Hills tại Hòa Liên, Hòa Vang, Đà Nẵng. Trong số nhân viên nói trên còn có Nguyễn Tâm Lộc là em ruột của ông Nguyễn Tâm Tiến - tổng giám đốc dự án Golden Hills. Vụ việc trên đã “châm ngòi” khiến hàng ngàn người dân Hòa Liên kéo đến bao vây và đập phá khu nhà điều hành của dự án Golden Hills trong nhiều ngày liền và khiến chính quyền TP Đà Nẵng phải ngồi lại đối thoại với dân vùng giải tỏa.

Theo tìm hiểu, năm 2017, Trung Nam Group lại lọt danh sách nợ xấu của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV). Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2017 của ACV, tính đến 31/12/2017, doanh nghiệp này vẫn còn một khoản nợ xấu hơn 30 tỷ đồng.

Khi trở thành con nợ xấu của ACV, tập đoàn này khiến dư luận xôn xao chuyện tài chính yếu. Vào thời điểm đó, để thực hiện được dự án này, vốn chủ đầu tư phải có ít nhất 5.700 tỷ đồng. Bởi, theo Luật đất đai quy định, chủ dự án phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha và không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên. Thế nhưng, công ty Trung Nam (pháp nhân do Trung Nam Group lập ra để thực hiện dự án Golden Hills) chỉ có vốn điều lệ 700 tỷ đồng. Ngay cả công ty mẹ là Trung Nam Group cũng khó có đủ tiềm lực để thực hiện dự án Golden Hills.

Cũng tại dự án tai tiếng này, Trung Nam Group được biết đến với vụ doanh nghiệp kiện đòi UBND TP. Đà Nẵng hơn 2.000 tỷ đồng. Xuất phát của vụ việc là do UBND TP. Đà Nẵng công bố danh sách các doanh nghiệp nợ tiền thuế đất. Trong danh sách này, Trung Nam Group nợ gần 300 tỷ đồng tiền thuế của 2 dự án Khu đô thị Golden Hills và Dự án vệt 50m đường Nguyễn Tất Thành nối dài.

Tại Đà Nẵng, năm 2008, Trung Nam Group và một số đối tác khác đã công bố sẽ xây dựng tòa tháp đôi với tổng mức đầu tư 180 triệu USD theo mô hình “thung lũng silicon” của Mỹ, đạt tiêu chuẩn của một khu công nghệ thông tin mang tầm cỡ quốc tế. Tuy nhiên, đến năm 2014, dự án này vẫn chỉ là bãi đất hoang, trong khi Trung Nam Group đã chuyển toàn bộ cổ phần của mình tại dự án này cho đối tác khác. 

Mỹ Diệu
Quảng Bình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025
Sau khi hoàn tất việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Bình sẽ có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 6 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh sẽ giảm xuống còn 145 đơn vị, trong đó có 122 xã, 15 phường và 8 thị trấn.

Tập đoàn Sơn Hải bị 'chơi xấu'
Hàng loạt biển cam kết bảo hành 10 năm trên tuyến đường cao tốc trọng điểm Quốc gia Nghi Sơn – Diễn Châu do Tập đoàn Sơn Hải thi công vừa bị kẻ xấu phá hoại.

Hải Phòng: Thu hồi khu đất 72 Lạch Tray
Mặc dù đã được TP Hải Phòng tạo điều kiện tiếp tục sử dụng đất thuê quá thời hạn để giải quyết các vấn đề tồn đọng, song một doanh nghiệp trên địa bàn vẫn chây ỳ không bàn giao đất, không di chuyển tài sản ra khỏi khu đất, không bố trí việc làm cho người lao động.

Quảng Bình: Bắt giữ 11 đối tượng đuổi chém người
Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vừa bắt giữ 11 đối tượng trong vụ dùng xe máy truy sát 3 người thương vong trong đêm 20/10.

Thấy gì khi Công ty Thịnh Phát không đủ năng lực gói thầu 128 tỷ đồng ở Hạ Long?
Ban QLDA Đầu tư xây dựng TP.Hạ Long (Quảng Ninh) vừa huỷ thầu Gói thầu số 12: Xây lắp các hạng mục công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, điện thuộc dự án Tuyến đường An Tiêm qua khu công nghiệp Việt Hưng do các nhà thầu không đủ năng lực. Có nhiều góc nhìn tích cực ở quyết đinh trên.

Quảng Ninh: Khởi tố Phó TGĐ Công ty Xi măng Hạ Long và 7 bị can
Cơ quan CSĐT (Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long và bắt tạm giam đối với Phó Tổng Giám đốc Công ty xi măng Hạ Long.

Phá cầu đập tràn sông Uông
Cầu đập tràn TP Uông Bí (Quảng Ninh) nhiều năm qua, cứ mỗi khi mưa to kéo dài, hàng trăm hộ dân phường Trưng Vương, Quang Trung, Bắc Sơn, Vàng Danh… rơi vào cảnh nước tràn vào nhà, cuộc sống vì thế mà cũng khó khăn hơn.