Chuyên mục


KCN Việt Nam - Singapore III sẽ trở thành biểu tượng

21/03/2022 06:30 (GMT +7)

Xây dựng VSIP III thành biểu tượng quan hệ 2 nước Việt Nam – Singapore, mang đậm dấu ấn Singapore, mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và lao động tại tỉnh Bình Dương.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự lễ khởi công KCN Việt Nam-Singapore III (VSIP III) tại tỉnh Bình Dương ngày 19/3 vừa qua. Việt Nam-Singapore III (VSIP III) có diện tích 1.000 ha với tổng vốn đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng, được xây dựng tại phường Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên. Đây là KCN VSIP thứ 11 trên cả nước và là KCN VSIP thứ 3 tại Bình Dương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu di chuyển bằng xe buýt đến nơi khởi công dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu di chuyển bằng xe buýt đến nơi khởi công dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian qua, việc chuẩn bị triển khai dự án đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, các bộ ngành của Việt Nam và Singapore, nỗ lực của Lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Tổng công ty Becamex IDC, Công ty Liên doanh TNHH KCN Việt Nam-Singapore và phía đối tác Singapore - Công ty Sembcorp Development.

Phát biểu tại buổi lễ động thổ dự án, Thủ tướng cho biết: "Bình Dương là địa phương có nhiều khu VSIP nhất tại Việt Nam và mỗi dự án đánh dấu một bước phát triển mới, đặc biệt là dự án VSIP III được triển khai theo hướng xanh hơn, thông minh hơn, bền vững hơn, bao trùm hơn, chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, từ lượng sang chất, phù hợp với xu thế của thế giới và của Việt Nam."

Cùng với đó, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra các mục tiêu và các định hướng lớn về phát triển kinh tế-xã hội đất nước, nhằm mục đích đưa Việt Nam vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại và thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

“Đây là mục tiêu lớn, song tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế, Việt Nam sẽ thực hiện thành công”, Thủ tướng khẳng định.

Cũng theo Thủ tướng, Việt Nam và Singapore chung ngôi nhà ASEAN – khu vực phát triển rất năng động. Quan hệ Việt Nam – Singapore phát triển rất tốt đẹp, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế, thể hiện qua các VSIP.

Thủ tướng phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam hướng tới phát triển nhanh, bền vững, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, phát triển dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài (gồm con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa lịch sử…); nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá (là vốn, công nghệ, quản lý…).

Để tối đa nhân tố con người; Việt Nam xác định con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển; không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trong quá trình phát triển, phải kiên định các vấn đề có tính nguyên tắc nhưng luôn đặt con người và sự vật, linh hoạt để thích ứng với tình hình cụ thể.

Về quan hệ Việt Nam-Singapore, Thủ tướng nêu rõ hai nước cùng trong "Ngôi nhà chung ASEAN", có quan hệ tốt đẹp, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và năm 2023 sẽ kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Trong đó, các KCN VSIP là biểu tượng trong quan hệ hai nước.

Bình Dương là địa phương có nhiều khu VSIP nhất tại Việt Nam và mỗi dự án đánh dấu một bước phát triển mới, đặc biệt là dự án VSIP III được triển khai theo hướng xanh hơn, thông minh hơn, bền vững hơn, bao trùm hơn, chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, từ lượng sang chất, phù hợp với xu thế của thế giới và của Việt Nam.

Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực, giải pháp của tỉnh Bình Dương để đạt được những thành tựu như vừa qua, góp phần củng cố niềm tin và thu hút các nhà đầu tư, góp phần cụ thể hóa, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Dương tiếp tục tạo điều kiện cho nhà đầu tư; quan tâm đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tỉnh nói chung và của người dân tái định cư, nhường đất cho dự án nói riêng, với mức sống ở nơi ở mới phải cao hơn nơi ở cũ, năm sau cao hơn năm trước.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư phát triển, dựa trên pháp luật Việt Nam, các cam kết quốc tế của Việt Nam và theo luật pháp quốc tế. “Việt Nam đã ký kết, tham gia 16 hiệp định thương mại tự do, do đó các nhà đầu tư đến Việt Nam không chỉ có thị trường Việt Nam mà có thị trường rộng lớn do 16 hiệp định này mang lại”, Thủ tướng phân tích.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu nghe giới thiệu về các dự án KCN VSIP đã triển khai tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu nghe giới thiệu về các dự án KCN VSIP đã triển khai tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

VSIP III được xây dựng với cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh theo hướng xanh và thông minh để thu hút đầu tư trong các lĩnh vực: điện, điện tử, sản xuất và lắp ráp phương tiện vận tải, các ngành cơ khí sản xuất, sản phẩm phụ trợ công nghiệp kỹ thuật cao, dệt may, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ hậu cần, kho bãi.

Cùng với thực hiện nghi thức động thổ xây dựng VSIP III, Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu đã chứng kiến trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và biên bản ghi nhớ cho các nhà đầu tư vào VSIP, trong đó có dự án trị giá 1 tỷ USD của Tập đoàn LEGO có khả năng tạo ra hơn 4.000 việc làm.

Hoài Linh
Bảo đảm công suất khai thác mỏ cát san lấp theo kịp tiến độ dự án cao tốc
Tại cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị thi công có phương án điều phối lực lượng thi công các cầu trên cao tốc trong khi chưa có đủ cát san lấp.

Hà Nội sắp xây ba cầu lớn vượt sông Hồng
UBND TP Hà Nội vừa thống nhất chủ trương xây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi trong giai đoạn 2025-2030 bằng vốn đầu tư công.

Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.

Bắc Ninh: Lập 6 chốt kiểm tra ở làng nghề, Cụm công nghiệp Mẫn Xá
Ngày 19/11, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh triển khai 6 Tổ chốt kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm về môi trường, nhất là việc vận chuyển nguyên vật liệu, xỉ thải, chất thải, rác thải công nghiệp… ra, vào thôn và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.