Chuyên mục


Hài hoà lợi ích khi xử lý vướng mắc tại một số dự án BOT

25/06/2024 15:19 (GMT +7)

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 270/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về Đề án xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông.

Theo Thông báo, các khó khăn, vướng mắc đối với một số dự án BOT giao thông đã phát sinh và kéo dài trong nhiều năm, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo Bộ GTVT và các cơ quan, đơn vị sớm có giải pháp xử lý.

Ưu tiên đề xuất về cơ chế, chính sách để đa dạng hóa nguồn lực, giảm sử dụng vốn nhà nước khi xử lý những khó khăn vướng mắc tại các dự án BOT giao thông

Ưu tiên đề xuất về cơ chế, chính sách để đa dạng hóa nguồn lực, giảm sử dụng vốn nhà nước khi xử lý những khó khăn vướng mắc tại các dự án BOT giao thông

Tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/5/2023, Bộ Chính trị yêu cầu có phương án giải quyết dứt điểm những tồn tại kéo dài các dự án, trong đó có dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, là cơ sở chính trị xây dựng Đề án. Đây là vấn đề có tác động đến nhiều chủ thể, đối tượng liên quan; việc xử lý khó khăn, vướng mắc sẽ khơi thông nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo phương thức PPP, cải thiện môi trường đầu tư.

Bộ GTVT tiếp thu đầy đủ ý kiến của Thường trực Chính phủ, phát biểu các cơ quan tại cuộc họp và văn bản góp ý của các bộ, cơ quan liên quan; rà soát ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Thông báo số 190/TB-VPCP ngày 03/5/2024 của Văn phòng Chính phủ để cập nhật, bổ sung, hoàn thiện Đề án, trong đó lưu ý một số nội dung sau:

Rà soát bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 1834/TB-TTKQH ngày 28/11/2022 của Tổng Thư ký Quốc hội; phối hợp với các địa phương có dự án BOT đang đề xuất xử lý để rà soát, đánh giá kỹ lưỡng thực trạng khó khăn, vướng mắc của các dự án; bổ sung đầy đủ thông tin đối với các dự án cần xử lý do địa phương là cơ quan có thẩm quyền; rà soát các quy định của hợp đồng BOT để xác định cụ thể trách nhiệm chủ quan, khách quan của các chủ thể liên quan; cụ thể hóa được các lợi ích, hiệu quả của các dự án trong thời gian qua… trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giải quyết phù hợp.

Bộ GTVT và các địa phương cần phải thay đổi cách nghĩ, cách làm. Nghiên cứu sử dụng tối đa các quy định, công cụ thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, địa phương, trước hết là trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ GTVT và các địa phương để có giải pháp giải quyết cụ thể cho từng dự án; chỉ đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách nhà nước để xử lý khi các giải pháp khác không khả thi.

Trường hợp thực sự cần thiết phải trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thì cần xem xét các dự án đã hoàn thành, nhưng không đặt được trạm thu phí, ưu tiên đề xuất về cơ chế, chính sách để đa dạng hóa nguồn lực, giảm sử dụng vốn nhà nước khi xử lý; đồng thời, phải xác định rõ thời hạn áp dụng, số lượng, danh mục dự án cụ thể; tập trung danh mục các dự án đã xác định cụ thể, lượng hóa được khó khăn, vướng mắc; đánh giá kỹ tác động của các cơ chế, giải pháp đề xuất, bảo đảm không tạo tiền lệ, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, gây thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm.

Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm việc với các nhà đầu tư, tổ chức cung cấp tín dụng theo nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT và các bên cung cấp vốn phải có trách nhiệm cùng chia sẻ rủi ro, phải có giải pháp cơ cấu lại khoản vay, giảm lãi vay, điều chỉnh phương án trả nợ phù hợp.

Trường hợp đề xuất sử dụng ngân sách nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn phải xác định được giá trị thuộc trách nhiệm nhà nước phải thanh toán, sử dụng nguồn nào và thẩm quyền quyết định; các bên có trách nhiệm chia sẻ tối đa rủi ro theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" (Bộ GTVT và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm việc với Nhà đầu tư, doanh nghiệp và các bên cung cấp vốn để đàm phán theo hướng không có lợi nhuận vốn chủ sở hữu và không tính lãi vay trong giá trị dự kiến đề nghị thanh toán).

Về lâu dài, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT trong quá trình sửa đổi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư nghiên cứu có giải pháp phù hợp để xử lý các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư tiềm ẩn nguy cơ phát sinh khó khăn, vướng mắc. Giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ GTVT và các bộ cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án đảm bảo chất lượng, thuyết phục cao khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thanh Anh
Rà soát, sửa đổi chính sách về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, trong đó cụ thể hóa các mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công. Thời gian hoàn thành quý IV năm 2024.

Bắt 7 đối tượng chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng qua mạng internet
Ngày 10/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa bắt giữ nhóm 7 đối tượng sử dụng mạng viễn thông thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và tàng trữ trái phép chất ma túy.

Xe khách Tân Kim Chi cam kết... 'ngựa quen đường cũ”
Chỉ 4 ngày sau khi cam kết với Đoàn liên ngành (Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, Công an huyện Thanh Trì, CAP Hoàng Liệt - Q.Hoàng Mai) tuyệt đối không đón trả khách ở bến cóc, thì sáng sớm nay (8/7), PV Banduong.vn cập nhật được nhiều hình ảnh lạ!

Lật tẩy vi phạm của nhà xe Tân Kim Chi
Gần đây, đường dây nóng của Banduong.vn liên tục nhận được điện thoại phản ánh xe khách của Công ty Vận tải và DVDL Hải Vân (nhà xe Tân Kim Chi) lập bến cóc hoạt động “trá hình” tuyến cố định; chạy sai luồng tuyến; chở quá số người quy định, thu sai giá vé...

Chạy quá tốc độ, 2 tài xế bị tạm giữ GPLX trên VNeID
Hai tài xế điều khiển ô tô chạy quá tốc độ lưu thông trên quốc lộ 6 vừa bị lực lượng chức năng xử phạt, tạm giữ GPLX trên VNeID.

Hài hoà lợi ích khi xử lý vướng mắc tại một số dự án BOT
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 270/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về Đề án xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông.

Tăng cường các biện pháp quản lý giá
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg ngày 22/6/2024 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu bình ổn giá vật liệu xây dựng và cân đối tải trên các đường bay, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm hè 2024 sắp tới.