Chuyên mục


37.000 tỷ đồng làm 5 dự án BOT

20/09/2023 14:12 (GMT +7)

Trong đó, có 4 dự án sẽ được triển khai theo hợp đồng BOT với phương án doanh nghiệp tham gia 46-50% vốn, phần còn lại ngân sách đầu tư. Riêng dự án xây cầu đường Bình Tiên sẽ được bố trí ngân sách với tỷ lệ 54%, phần còn lại là vốn doanh nghiệp.

Tại Kỳ họp thứ 11 ngày 19/9, HĐND TPHCM khóa X đã biểu quyết thông qua danh mục dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng BOT theo cơ chế có trong Nghị quyết 98 của Quốc hội.

Trước đó, Sở Giao thông vận tải Thành phố đã đề xuất làm 5 tuyến đường là Quốc lộ 13 đoạn từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu; Quốc lộ 1 đoạn từ An Lạc đến giáp tỉnh Long An; Quốc lộ 22 đoạn từ nút giao An Sương đến đường vành đai 3 TPHCM; Trục đường Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm); cầu đường Bình Tiên (đoạn từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh). Tổng mức đầu tư của 5 dự án này khoảng 37.000 tỷ đồng, triển khai trong giai đoạn 2023-2028.

Ảnh chụp màn hình 2023-09-20 135339

Trong đó, có 4 dự án sẽ được triển khai theo hợp đồng BOT với phương án doanh nghiệp tham gia 46-50% vốn, phần còn lại ngân sách đầu tư. Riêng dự án xây cầu đường Bình Tiên sẽ được bố trí ngân sách với tỷ lệ 54%, phần còn lại là vốn doanh nghiệp.

Cụ thể, Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 dài 5,9km, rộng 53-60m, tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 trên địa bàn huyện Bình Chánh và quận Bình Tân dài 9,6km, rộng 52-60m, tổng mức đầu tư 12.876 tỷ đồng.

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 22 trên địa bàn quận 12 và huyện Hóc Môn dài 9,1km, rộng 60m, tổng mức đầu tư 7.173 tỷ đồng. Dự án nâng cấp đường trục Bắc - Nam dài 8km, rộng 60m, tổng vốn hơn 4.500 tỷ đồng. Dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên dài 3,2km, rộng 30-40m, tổng vốn hơn 6.200 tỷ đồng.

Lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM cho biết, các dự án này được Sở chọn lựa ưu tiên đầu tư theo các tiêu chí ưu tiên về vai trò, năng lực giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông; tính khả thi về phương án tài chính của dự án; khả năng huy động vốn đầu tư.

Sau khi hoàn thành các dự án giúp cải thiện năng lực thông hành, giảm ùn tắc giao thông khu vực, hạn chế tình trạng các phương tiện dừng chờ, rút ngắn thời gian lưu thông, phát huy hiệu quả khai thác tuyến đường.

Khánh Uyên
Hải Dương: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030
Hiện nay, toàn tỉnh Hải Dương đang ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, tạo nền tảng sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII.

Thừa Thiên Huế và WWF - Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác
Sáng ngày 18/10, tại TP Huế diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam).

Nhật Bản ký kết mức vốn ODA kỷ lục cho Việt Nam
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa ký kết các khoản vốn vay với tổng giá trị lên tới hơn 102 tỷ yên (tương đương 678 triệu USD, chưa bao gồm “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân”) - mức cao nhất trong 6 năm qua, với Việt Nam.

Khánh thành 2 công trình lớp học tại tỉnh Điện Biên do SHB trao tặng
Vượt qua những điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, giao thông và địa hình, hai công trình lớp học do SHB tài trợ xây dựng tại huyện Tủa Chùa và Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã chính thức được khánh thành và đưa vào hoạt động.

179.000 tỷ đồng làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
Cục Đường sắt Việt Nam vừa đề nghị Bộ GTVT xem xét thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với kinh phí dự kiến hơn 179.000 tỷ đồng.

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024, để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Đề xuất phân loại thống kê theo loại hình kinh tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế.