Chuyên mục


Tự động hoá... nhân sức mạnh nội lực của doanh nghiệp

18/09/2023 17:18 (GMT +7)

Nền kinh tế bước vào giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số, doanh nghiệp nào nhanh chân cải tiến máy móc và thiết bị thông qua tự động hoá, thị phần kinh tế sẽ thuộc về doanh nghiệp đó. Thế nhưng, giải bài toán tự động hoá lại là câu chuyện khó, mà mấu chốt nằm ở nhân tố con người.

Nhận diện vai trò và thách thức trong lĩnh vực tự động hoá ở Việt Nam

Khái niệm “Automation” hay còn được gọi là tự động hóa lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1947, khi tập đoàn General Motors của Mỹ thành lập Bộ phận với Tự động hóa. Các dây chuyền tự động hóa ở thời kỳ đầu sử dụng cơ chế điều khiển phản hồi (Feedback control) là cơ chế phản ứng chính, mặc dù công nghệ này đã được phát minh từ những năm 1930.

Trực quan nhất có thể thấy, tự động hóa là công nghệ ứng dụng các hệ thống điều khiển thông minh để thực hiện các quy trình hoặc thủ tục mà không cần sự trợ giúp của con người. 

Tự động hóa trong công nghiệp (Industrial Automation) được hiểu là quá trình ứng dụng các hệ thống điều khiển tự động gồm các thành phần như: như máy tính, các loại robot công nghiệp (các cánh tay robot, hệ thống robot cộng tác) để điều khiển các loại máy móc, vận hành quá trình sản xuất một cách tự động, giúp hạn chế tối đa quá trình thao tác vận hành của con người.

Có thể vẫn có rủi ro với ngành tự động hoá, nhưng lĩnh vực này nếu được đầu tư hợp lý sẽ đem lại kết quả kỳ diệu cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế tương lai nói chung

Có thể vẫn có rủi ro với ngành tự động hoá, nhưng lĩnh vực này nếu được đầu tư hợp lý sẽ đem lại kết quả kỳ diệu cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế tương lai nói chung

Tự động hóa là xu hướng phát triển tất yếu của ngành sản xuất công nghiệp, vậy vai trò của tự động hóa là như thế nào và những hiệu quả mà tự động hóa mang lại có thật sự hữu ích?

Tự động hóa giúp tăng năng suất lao động. Một điều dễ nhận thấy rằng các dây chuyền tự động hóa có

Empty
Ông Vũ Văn Sơn - Giám đốc Bộ phận tự động hoá Intech Group khẳng định: "Tự động hóa nhà máy đem lại điều kỳ diệu cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sản phẩm và mang lại giá trị tối đa cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

khả năng hoạt động liên tục 24/24 mà không cần hoặc cần rất ít sự can thiệp của con người đến quá trình vận hành. Nên sẽ giúp tối ưu hóa năng suất lao động và hiệu quả sản xuất từ dây chuyền. Tự động hóa sẽ giúp tăng chất lượng sản phẩm.

Các thiết bị máy tính, dây chuyền sản xuất tự động sử dụng các thuật toán để tính toán và đưa ra những thao tác vận hành với độ sai số cực thấp so với thao tác của công nhân. Từ đó giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chi phí vận hành, giúp nhà máy, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. 

Tự động hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dễ thích nghi hơn với những biến động khác nhau của nền kinh tế. Một điều chắc chắn rằng, để kiểm soát toàn bộ thiết bị vận hành trong phân xưởng bạn chỉ cần 1 đến 2 máy chủ, tuy nhiên để thực hiện quản lý một phân xưởng với hàng trăm thậm chí hàng nghìn công nhân thì đó là điều không hề đơn giản.

Không khó để nhận ra ngành công nghiệp khi được triển khai tự động hoá quyết liệt sẽ đem lại những bước tiến nhiều kỳ vọng cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số. Thế nhưng, tại sao lĩnh vực này vẫn còn ì ạch, chưa bứt phá?

Dưới góc nhìn của một chuyên gia vừa nghiên cứu và vừa thực thi trực tiếp ở các nhà máy về tự động hoá, ông Vũ Văn Sơn - Giám đốc Bộ phận Tự động hoá Intech Group cho rằng, thời kỳ tự động hóa trong ngành công nghiệp đang gặp nhiều thách thức, và để vượt qua những khó khăn này, cần tập trung vào những nguyên nhân gây ra sự thất bại và đề xuất giải pháp cụ thể.

"Theo tôi, có một trong những nguyên nhân có thể được nhắc tới đầu tiên đó là những yếu tố về tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp. Bao gồm lãnh đạo, người đứng đầu và những người thực hiện có chủ trương chưa chú ý về tầm nhìn, thiếu quyết tâm thực hiện.

Yếu tố thứ hai được nhắc tới là một số nhà máy đã lựa chọn những giải pháp công nghệ chưa phù hợp và lỗi thời, khiến cho khi thực hiện dự án trong thời gian ngắn mới từ 3 năm - 5 năm thì dây chuyền đã không còn phù hợp với hệ thống máy móc mới.

Thứ ba, việc lựa chọn nhà thầu thi công không đủ năng lực cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự thất bại đối với nhiều nhà máy.

Thứ tư, nguồn lực nhân sự triển khai vận hành, đa phần các nhà máy chưa tập trung vào đầu tư đội ngũ nhân viên có kiến thức và kỹ năng trong việc quản lý và vận hành hệ thống tự động hóa. Đa số các nhà máy vẫn ưu tiên tìm tới nguồn lao động giá rẻ, có trình độ lao động thấp, thực hiện các thao tác đơn giản, dẫn đến việc khó có thể tiếp cận tới nguồn công nghệ cao như tự động hóa, đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn.

Thứ năm là vấn đề tài chính, nhiều dự án đang thực hiện dở dang bị thất bại do chưa có sự chuẩn bị kỹ càng hoặc đánh giá, phân bổ nguồn lực tài chính phù hợp theo từng giai đoạn, hoặc phân chia để có thể cập nhật từng khâu từng bộ phận theo kế hoạch lâu dài như 5 tới 10 năm", ông Sơn phân tích. 

Doanh nghiệp tương tác toàn diện, khó khăn nào cũng được gỡ 

Đó chính là thông điệp và mục tiêu đặt ra của Diễn đàn Tự động hóa 2023: “Cơ hội, xu hướng, và giải pháp ứng dụng tự động hóa trong công nghiệp” tổ chức vào cuối tháng 10 tới đây. Theo kế hoạch, sự kiện sẽ được tổ chức vào ngày 26 -28/10/2023, tại Bắc Ninh, CLEANFACT & RESAT EXPO 2023 là chuỗi sự kiện lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam trong lĩnh vực phòng sạch, Nhiệt – Lạnh, nhà máy công nghệ cao. Triển lãm mở ra cơ hội để các doanh nghiệp Việt tham gia giao thương, trao đổi thông tin và hợp tác quốc tế với các đối tác, khách hàng tiềm năng trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển chung của ngành. Chuỗi sự kiện quy tụ các thương hiệu lớn trên thế giới trong lĩnh vực HVACR, phòng sạch, các ngành công nghiệp liên quan đến lĩnh vực sản xuất và xây dựng công nghiệp, công nghệ cao,…

z4697828659900_a3af613e8e47c3ee7fbe7ffecf37420d

TS. Nguyễn Quân – Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam kỳ vọng: "Đây sẽ là sân chơi để các nhà cung cấp giới thiệu giải pháp tự động hóa và kết nối với khách hàng trong ngành. Dự kiến diễn đàn sẽ trình bày và thảo luận về các vấn đề như thách thức trong quá trình tự động hóa, tối ưu hóa chi phí và nhân sự, đảm bảo tính an toàn và linh hoạt trong sản xuất cao cấp, cùng với giải pháp quản lý nhà máy thông minh. Với hy vọng tạo ra không gian thú vị và bổ ích, diễn đàn hứa hẹn mang đến giải pháp cụ thể và cơ hội tương tác toàn diện".

Tự động hóa sẽ trở thành một trong những thành phần tối quan trọng trong các nhà máy sản xuất công nghiệp tương lai. Tuy nhiên, rất nhiều chủ doanh nghiệp hiện nay vẫn còn rất mơ hồ về khái niệm tự động hóa, và vai trò của tự động hóa trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.

Thực tế, để đầu tư tự động hoá hợp lý cũng là một bài toán lớn khó khăn và đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn cũng như tầm nhìn của ban lãnh đạo công ty. Do vậy mà đã có những bài học nhãn tiền của không ít dự án tự động hóa đứng trước khó khăn và thất bại.

Việc cải tiến máy móc và thiết bị thông qua tự động hóa được coi là chìa khóa giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng tính công nghệ, hướng tới phát triển sản xuất thông minh.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải dự án tự động hóa nào cũng thành công. Một nghiên cứu ước tính tới 30 – 50% dự án tự động hóa gặp khó khăn. Những vấn đề như hạ tầng kỹ thuật, phần mềm không đáng tin cậy và lãnh đạo không đủ quyết tâm thường dẫn đến sự thất bại của dự án. Việc triển khai tự động hóa cũng đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ và kế hoạch chi tiết, cùng với khả năng thích nghi và tầm nhìn sâu rộng.

Nhân sự chủ chốt của Intech Group sẽ là một trong những đội ngũ chuyên gia nòng cốt ngành tự động hoá

Nhân sự chủ chốt của Intech Group sẽ là một trong những đội ngũ chuyên gia nòng cốt ngành tự động hoá

Kiến nghị cho các nhà máy có thể giảm thiếu bớt những khó khăn hoặc thất bại trong quá trong trình thực hiện dự án tự động hoá - chuyển đối số, Đại diện Intech Group cho rằng cần lựa chọn công nghệ phù hợp và linh hoạt, đảm bảo rằng công nghệ tự động hóa được lựa chọn không chỉ hiện đại mà còn phù hợp với mô hình sản xuất và có khả năng cải tiến trong tương lai.

Doanh nghiệp cần lên kế hoạch và đồng bộ hóa, cần chi tiết ở tất cả các khâu và bộ phận để tránh xảy ra chồng chéo quy trình và tăng hiệu quả hoạt động; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tập trung vào đào tạo và phát triển nhân viên về kiến thức và kỹ năng mới liên quan đến tự động hóa để xây dựng mạng lưới nhân viên phù hợp với tiêu chuẩn tự động hóa.

Thứ nữa, đơn vị muốn đẩy mạnh tự động hoá ở nhà máy cần có kế hoạch tài chính chi tiết, đảm bảo rằng kế hoạch tài chính được thiết lập một cách cẩn thận và phân bổ nguồn lực theo từng giai đoạn và bộ phận, đồng thời có khả năng điều chỉnh theo thời gian. Với các giải pháp này, nhà máy có thể giảm thiểu những khó khăn và tăng cơ hội thành công trong việc thực hiện dự án tự động hóa.

Các chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư, quản lý, kỹ thuật viên nhà máy quan tâm đến tự động hóa và chuyển đổi số tham gia Diễn đàn tự động hóa trong chuỗi sự kiện của Triển lãm tới đây có cơ hội giao lưu, chia sẻ thông tin, kinh nghiêm, gặp gỡ trao đổi với các chuyên gia đầu ngành về tự động hóa của các hãng và trường đại học lớn cũng như chia sẻ kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã thực hiện xây dựng hệ thống tự động hóa cho nhà máy... sẽ bắt tay chuẩn bị hoặc triển khai xây dựng hệ thống dây truyền tự động hóa cho nhà máy của mình, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh. Từ đó, đưa doanh nghiệp của mình đủ nội lực tham gia với những sân chơi quốc tế lớn hơn.

Thảo Vy
Giải pháp số cho doanh nghiệp của SHB nổi bật tại Sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa tham gia Sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng và mang đến những công nghệ đang được triển khai, ứng dụng trong các hoạt động, dịch vụ và giải pháp số tân tiến cung cấp tới khách hàng.

Xử lý hội nhóm báo chốt kiểm tra nồng độ cồn ở Bắc Giang
Công an huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã xử lý vi phạm hành chính một hội nhóm về hành vi báo chốt, địa điểm làm nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông.

Hà Nội: Mở rộng thí điểm thẻ vé điện tử trên xe buýt
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội vừa tiếp tục mở rộng thí điểm hệ thống vé điện tử liên thông đa phương thức trên 10 tuyến buýt do Tổng công ty Vận tải Hà Nội đang khai thác, với 140 phương tiện bao gồm các tuyến: 04, 05, 17, 22 (A, B,C), 23, 33, 50, 90, 105, 106.

TP.HCM tìm giải pháp phát triển kinh tế số
Theo Giám đốc Sở TT-TT, TP.HCM được giao chỉ tiêu năm 2024, kinh tế số sẽ đóng góp 22% vào chỉ số GRDP của thành phố, đến năm 2030 là 40%.

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê
Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm.

Hai cảng hàng không Việt Nam lọt top 100 sân bay tốt nhất thế giới
Tổ chức quốc tế Skytrax vừa công bố kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024, trong đó Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) có 2 đơn vị được vinh danh đó là Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Đà Nẵng.

Ra mắt mô hình Camera đảm bảo an ninh trật tự tại Phù Chẩn, Bắc Ninh
Ngày 19/4, UBND thành phố Từ Sơn tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Camera khép kín địa bàn phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT)” tại phường Phù Chẩn. Đây là đơn vị được thành phố Từ Sơn chọn làm mô hình điểm để nhân rộng ra các phường trên địa bàn thành phố.