Chuyên mục


Hải Dương sẽ có cảng đường thủy nội địa Ninh Giang 1.500 tỷ đồng

23/10/2024 15:49 (GMT +7)

Dự án Cảng thủy nội địa Ninh Giang có quy mô hơn 27ha thuộc địa bàn các xã Hồng Phúc và Kiến Quốc với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Dự án sẽ góp phần tăng tỷ lệ vận tải hàng hóa bằng đưởng thủy nội địa đi và đến các cảng biển Hải Phòng, giảm tải cho đường bộ.

UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định chấp thuận Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là nhà đầu tư Dự án Cảng thủy nội địa Ninh Giang.

Quy mô hoạt động của cảng là 3 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.496 tỷ đồng (trong đó có hơn 448,9 tỷ đồng là vốn tự có của nhà đầu tư và gần 1.048 tỷ đồng vốn vay). Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm, kể từ ngày UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án (tháng 10/2024).

Dự án thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 gồm các hạng mục: công trình thủy công, khu vực hậu cần ngoài đê, khu hạ tầng kỹ thuật, các hạng mục khác; dự kiến xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động khu vực ngoài đê trong quý I/2027.

Giai đoạn 2 gồm các hạng mục: khu kho bãi, văn phòng, hạ tầng kỹ thuật, các hạng mục công trình khác; dự kiến đưa toàn bộ dự án vào hoạt động khu vực trong đê quý IV/2028.

Phối cảnh Dự án Cảng thủy nội địa Ninh Giang.

Phối cảnh Dự án Cảng thủy nội địa Ninh Giang.

Sau khi hoàn thành và đưa vào hoạt động, cảng thủy nội địa Ninh Giang sẽ trở thành đầu mối giao thông, logistics và vận tải đa phương thức nhằm phục vụ nhu cầu vận tải, bốc xếp, lưu giữ, và phân phối hàng hóa trong khu vực. Ngoài ra, Dự án cũng góp phần thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội Ninh Giang nói riêng và Hải Dương nói chung.

Dự án Cảng thủy nội địa Ninh Giang có quy mô hơn 27ha thuộc địa bàn các xã Hồng Phúc và Kiến Quốc. Trong đó có 16,45 ha đất phía trong đê và 10,62 ha đất phía ngoài đê. UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu nhà đầu tư tuân thủ đầy đủ các quy định về đầu tư, đất đai, môi trường, thuế, đê điều, phòng chống thiên tai, giao thông đường thủy, phòng chống cháy nổ và các quy định pháp luật có liên quan trong quá trình triển khai dự án. Nhà đầu tư cũng phải chịu sự kiểm tra, giám sát từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo Quy hoạch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hạ tầng đường thủy nội địa quốc gia sẽ phát triển theo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt có 2 tuyến đường thủy nội địa quốc gia chạy qua địa phận Hải Dương gồm: tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì và tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình.

Đồng thời, các cụm cảng thủy nội địa cũng được phát triển bao gồm: cụm cảng sông Kinh Thầy - Kinh Môn - sông Hàn với 30 cảng, cụm cảng sông Thái Bình với 4 cảng và cụm cảng sông Luộc, trong đó có cảng nội địa Ninh Giang.

Đối với đường thủy nội địa địa phương, 6 tuyến đường thủy do địa phương quản lý sẽ được phát triển.

Ngoài ra, 17 cảng thủy nội địa hiện có sẽ được nâng cấp và đưa vào hệ thống đường thủy nội địa quốc gia, cùng việc phát triển thêm 12 cảng thủy nội địa mới trên các tuyến sông trung ương. Các bến thủy nội địa trên các tuyến sông sẽ được phát triển phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội địa phương.

Tâm Vũ
Hải Dương sẽ có cảng đường thủy nội địa Ninh Giang 1.500 tỷ đồng
Dự án Cảng thủy nội địa Ninh Giang có quy mô hơn 27ha thuộc địa bàn các xã Hồng Phúc và Kiến Quốc với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Dự án sẽ góp phần tăng tỷ lệ vận tải hàng hóa bằng đưởng thủy nội địa đi và đến các cảng biển Hải Phòng, giảm tải cho đường bộ.

Nghệ An đầu tư 2 tuyến đường vốn 570 tỷ đồng
HĐND tỉnh Nghệ An đồng ý chủ trương đầu tư 2 dự án xây dựng đường giao thông tại huyện Nghi Lộc và huyện Nam Đàn với tổng số vốn đầu tư 570 tỷ đồng.

Công ty Ô tô Giải Phóng công bố 'trắng' doanh thu
Quý III/2024, Công ty cổ phần Ô tô Giải Phóng (mã: GGG) báo lỗ hơn 3,9 tỷ đồng. Doanh nghiệp này đã liên tục báo lỗ kể từ năm 2011 cho đến nay.

Giá vàng tăng 'phi mã'
Chiều ngày 21/10, giá vàng trong nước tăng cao, nhiều thương hiệu vàng tăng đến 2 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra.

Hải Dương: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030
Hiện nay, toàn tỉnh Hải Dương đang ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, tạo nền tảng sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII.

Thừa Thiên Huế và WWF - Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác
Sáng ngày 18/10, tại TP Huế diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam).

Nhật Bản ký kết mức vốn ODA kỷ lục cho Việt Nam
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa ký kết các khoản vốn vay với tổng giá trị lên tới hơn 102 tỷ yên (tương đương 678 triệu USD, chưa bao gồm “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân”) - mức cao nhất trong 6 năm qua, với Việt Nam.