Chuyên mục


Hà Tĩnh chủ động phòng, chữa cháy rừng

26/02/2024 18:53 (GMT +7)

Trong điều kiện thời tiết chuẩn bị bước vào những ngày nắng nóng gay gắt kéo dài và khắc nghiệt làm cho nguy cơ cháy rừng tăng cao do vậy công tác phòng cháy, chữa cháy rừng luôn là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị và mỗi người dân trên địa bàn Hà Tĩnh.

Toàn tỉnh hiện có 364.483 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng là 314.754 ha, bao gồm: 220.642 ha rừng tự nhiên, chiếm 70,1% tổng diện tích đất có rừng và 94.112 ha rừng trồng, chiếm 29,9%. Đây được xác định là nguồn tài nguyên quý giá, một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, diện tích rừng lớn địa hình phức tạp, hiểm trở trong khi lực lượng kiểm lâm mỏng, thiết bị phương tiện chữa cháy thiếu thốn khiến việc kiểm soát, phát hiện và xử lý các nguy cơ cháy rừng gặp nhiều khó khăn.

Cháy rừng ở huyện Nghi Xuân năm 2019

Cháy rừng ở huyện Nghi Xuân năm 2019

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng gây thiệt hại nghiêm trọng, trong đó có những vụ cháy để lại thiệt hại đến 50-60 ha rừng.  Các lực lượng chức năng đã phối hợp với chính quyền địa phương và người dân đã kịp thời tiếp cận và khống chế ngọn lửa, giảm thiểu tối đa lâm sản bị thiệt hại.

Theo đánh giá của lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH, nguyên nhân xảy ra cháy gồm cả khách quan và chủ quan. Bên cạnh nguyên nhân khách quan do thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, hanh khô, làm cho mùa hè khắc nghiệt hơn; hệ thống cảnh báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm điểm nghi cháy rừng chưa hoàn thiện nâng cấp, xây dựng nên đã ảnh hưởng đến việc phát hiện và cảnh báo sớm nguy cơ cháy rừng.

Thực tế các vụ cháy rừng cho thấy, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cháy rừng vẫn là do ý thức chủ quan, sự bất cẩn của người dân trong việc sử dụng lửa gần rừng, ven rừng, trong rừng, đốt thực bì chưa đúng quy định và hướng dẫn. Không ít người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa chưa nhận thức hết tác hại và hậu quả của việc sử dụng lửa gần rừng, trong rừng, ven rừng và chưa chấp hành nghiêm các quy định về đốt thực bì.

Trước thực trạng trên, để bảo đảm an toàn PCCCR, người dân cần nâng cao ý thức phòng ngừa, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn cháy, nổ. Lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH khuyến cáo đến người dân một số nội dung sau:

Khi đốt thực bì cần chú ý không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 09 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều; trước khi đốt phải thông báo với trưởng thôn, bản, tổ đội PCCCR. Trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng, sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa; không đốt rác tại các vị trí tiếp giáp ven rừng, khu vực có khả năng cháy lan vào rừng.

Diễn tập phương án chữa cháy rừng

Diễn tập phương án chữa cháy rừng

Bên cạnh đó, phải bảo đảm an toàn về PCCCR khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng; ngăn chặn và báo kịp thời khi phát hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy rừng và hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện cháy và chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy rừng.

Đồng thời, thu dọn, xử lý các lớp thực bì để giảm thiểu chất dễ cháy. Tu sửa, xây dựng mới các công trình PCCC rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất của từng loại rừng, nhất là các đường băng cản lửa, biển cảnh báo cấp độ cháy rừng, các biển báo, biển cấm lửa.

Công tác PCCC rừng là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức và cá nhân, do đó cần có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chỉnh quyền và toàn thể Nhân dân trong công tác PCCC đối với rừng; để hạn chế, loại trừ các nguyên nhân dẫn đến cháy rừng và đồng thời chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án để kịp thời tổ chức chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại, không để cháy lan, cháy lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, góp phần đảm bảo cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho Nhân dân.

Xuân Hiếu
Sơn La: 6 người chết và mất tích do sạt lở đất
Sáng sớm nay (24/7), mưa lớn và liên tục tại huyện Mai Sơn (Sơn La) đã khiến đất đá sạt lở vào 5 ngôi nhà tại xã Chiềng Nơi, Phiêng Pằn làm 6 người chết và mất tích.

Giám đốc BQL dự án giao thông TT.Huế vướng 'phốt' môi trường
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ cơ sở trang trại ở tiểu khu 113, thuộc tổ dân phố Chầm, phường Hương Hồ, TP.Huế về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Nguy cơ sạt lở dọc đường sắt Bắc - Nam
Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, trên toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam có 132 vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở, ngập úng trong mùa mưa bão, cần được kiên cố hóa.

Sơn La chiều 23/7: Nhiều tuyến đường bị sạt lở, ách tắc
Thông tin từ Sở giao thông Sơn La, nhiều nơi hiện vẫn đang bị chia cắt các phương tiện giao thông chưa thể lưu thông.

CSGT hỗ trợ phương tiện, đảm bảo giao thông sau bão số 2
Các chiến sĩ CSGT đã có mặt kịp thời, phân luồng, hỗ trợ các phương tiện lưu thông qua nhiều tuyến đường xảy ra sạt lở, ngập úng do ảnh hưởng của bão số 2.

NÓNG: Sạt lở trên QL.6, giao thông ùn tắc cục bộ
Mưa lớn khiến đất đá bên ta luy dương sạt lở xuống đường. Giao thông trên QL6 đoạn qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đang bị ùn tắc kéo dài.

Cập nhật tình hình Hải Phòng - Quảng Ninh sau bão số 2
Khi tiến vào đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng, bão số 2 di chuyển chậm, đã suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới. Dự báo tiếp tục gây mưa lớn kéo dài cho nhiều địa phương của Bắc Bộ hết ngày mai.