Chuyên mục


Hà Tĩnh "chạy nước rút" bàn giao mặt bằng cho cao tốc Bắc - Nam

02/02/2024 12:39 (GMT +7)

Theo đánh giá của Bộ GTVT, Hà Tĩnh luôn nằm trong “top đầu” về bàn giao mặt bằng trong 12 địa phương có các dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đi qua địa bàn.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 qua địa bàn Hà Tĩnh có chiều dài 102,38km với 3 dự án thành phần Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Vũng Áng - Bùng và 3 tuyến đường kết nối dài 12,18km.

Tính đến thời điểm này, tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn tất công tác kiểm đếm, phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc-Nam đoạn qua địa bàn đạt 100%; áp giá, phê duyệt phương án bồi thường đạt 99,52%; bàn giao mặt bằng sạch cho các đơn vị thi công đạt 98,33%, giải ngân nguồn vốn GPMB 2.351,72/2.791,54 tỷ đồng đạt 84,24%; 20/30 hạ tầng khu tái định cư đã xây dựng hoàn thành.

Hầm Đèo Bụt dài gần 1 km nối Hà Tĩnh và Quảng Bình là hầm xuyên núi đường bộ duy nhất trên dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.

Hầm Đèo Bụt dài gần 1 km nối Hà Tĩnh và Quảng Bình là hầm xuyên núi đường bộ duy nhất trên dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.

Xác định công tác GPMB là việc làm khó, phức tạp khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân, cùng với việc huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, Hà Tĩnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, chủ đầu tư trong quá trình triển khai việc kiểm đếm, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án cao tốc Bắc – Nam.

Cẩm Xuyên là địa phương có khối lượng GPMB lớn nhất tỉnh

Huyện Cẩm Xuyên có 2.318 hộ dân bị ảnh hưởng, phải giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án; trong đó, có 340 hộ ảnh hưởng đất ở; 1.560 hộ ảnh hưởng đất nông nghiệp; số còn lại là có tài sản bị ảnh hưởng phải di dời, giải phóng mặt bằng; có 352 ngôi mộ, 4 nhà thờ họ phải di dời; toàn huyện phải xây dựng 8 khu tái định cư để bố trí cho gần 150 hộ dân phải tái định cư.

Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Phạm Hoàng Anh cho biết, Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn đi qua địa bàn có tổng chiều dài là 30,5km; trong đó, tuyến chính dài 27,03km, đi qua địa bàn 8 xã (Cẩm Thạch, Cẩm Duệ, Cẩm Quan, Cẩm Hưng, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc, Cẩm Minh) và đường kết nối từ cao tốc đến Quốc lộ 1A đi qua địa bàn xã Cẩm Quan và thị trấn Cẩm Xuyên có chiều dài 3,2km.

Chiều dài tuyến cao tốc Bắc - Nam đi qua địa bàn Cẩm Xuyên chiếm gần 30% tổng chiều dài toàn tuyến trên địa phận tỉnh Hà Tĩnh, là huyện có số hộ dân bị ảnh hưởng bởi cao tốc lớn nhất tỉnh, là địa phương có 4 mỏ vật liệu nên khối lượng, nhiệm vụ giải phóng mặt bằng khá nặng nề. Cùng với khó khăn về nhân lực, quản lý, số hóa đất đai chưa được thực hiện đồng bộ cũng gây khó cho việc tiếp cận hồ sơ, hiện trường.

Là một trong những hộ dân đầu tiên nhận đất xây nhà mới ở khu tái định cư thôn Thống Nhất, ông Bùi Văn Anh (xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên) chia sẻ, sau nhiều lần được cán bộ tuyên truyền, giải thích, việc di dời đến khu tái định cư được các hộ dân đồng thuận cao. Nơi ở mới có vị trí, hạ tầng thuận lợi, đảm bảo cuộc sống cho các hộ dân.

Các nhà thầu đang huy động tối đa nhân lực, máy móc, thiết bị, chia làm nhiều mũi thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Các nhà thầu đang huy động tối đa nhân lực, máy móc, thiết bị, chia làm nhiều mũi thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

“Để hóa giải khó khăn, Ban chỉ đạo Dự án đường cao tốc Bắc – Nam huyện Cẩm Xuyên do Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban đã ban hành kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, chi tiết. Cả hệ thống chính trị nhập cuộc, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về mục tiêu đầu tư dự án, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để người dân hiểu rõ và nhận thức đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ.

Các thành viên Ban chỉ đạo cũng đã trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khó, nhất là việc cùng chịu trách nhiệm với hội đồng giải phóng mặt bằng về những nội dung khó, chưa có tiền lệ thực hiện”, Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Phạm Hoàng Anh thông tin thêm. Không riêng huyện Cẩm Xuyên, quá trình giải phóng mặt bằng Dự án đường cao tốc Bắc – Nam đã được các địa phương ở Hà Tĩnh thực hiện quyết liệt với nhiều cách làm sáng tạo.

Đến nay, công tác kiểm đếm, GPMB đạt 100%; áp giá, phê duyệt phương án bồi thường đạt 99,52%; bàn giao mặt bằng sạch cho các đơn vị thi công đạt 98,33%, giải ngân nguồn vốn GPMB 2.351,72/2.791,54 tỷ đồng đạt 84,24%; 20/30 hạ tầng khu tái định cư đã xây dựng hoàn thành.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, Hà Tĩnh luôn nằm trong “top đầu” về bàn giao mặt bằng trong 12 địa phương có các dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đi qua địa bàn. Tỉnh cũng rất quyết liệt trong tháo gỡ các vướng mắc liên quan tới công tác GPMB, nguồn VLXD thi công dự án.

Để đảm bảo tiến độ dự án không bị ảnh hưởng về vấn đề mặt bằng, Hà Tĩnh đang chỉ đạo các ban, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp để tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” trong công tác GPMB gắn với mốc thời gian cụ thể hoàn thành từng phần việc. Khẳng định cao tốc Bắc - Nam là dự án trọng điểm quốc gia, lãnh đạo tỉnh yêu cầu các địa phương cần quyết liệt, tập trung cao hơn nữa cho công tác GPMB để sớm bàn giao 100% mặt bằng sạch cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công dự án.

Hoàng Yến - Diệp Bình
Xe máy phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới
Bắt đầu từ năm 2026, xe mô tô hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ tiêu chuẩn khí thải (TCKT) Mức 4 thay vì Mức 3 như hiện tại. Trong khi đó, xe gắn máy hai bánh sẽ phải đáp ứng TCKT Mức 4 từ ngày 1/7/2027, thay vì Mức 2 như hiện nay.

Bảo đảm công suất khai thác mỏ cát san lấp theo kịp tiến độ dự án cao tốc
Tại cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị thi công có phương án điều phối lực lượng thi công các cầu trên cao tốc trong khi chưa có đủ cát san lấp.

Hà Nội sắp xây ba cầu lớn vượt sông Hồng
UBND TP Hà Nội vừa thống nhất chủ trương xây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi trong giai đoạn 2025-2030 bằng vốn đầu tư công.

Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.