Chuyên mục


Hơn 6.200 tỷ đồng làm cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh

17/01/2024 12:06 (GMT +7)

Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh được đầu tư kết nối thông suốt toàn tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Cà Mau, cao tốc Chơn Thành - Rạch Giá (Rạch Sỏi - Kiên Giang), góp phần giảm tải cho quốc lộ 1.

Ban Quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận vừa trình Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1.

Dự án có tổng chiều dài gần 27 km. Điểm đầu kết nối với tuyến N2 tại lý trình Km 96+875 (lý trình N2) gần mố A2 cầu Kênh Giữa 1 của tuyến N2, thuộc thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Điểm cuối tại nút giao An Bình (điểm đầu Dự án cầu Cao Lãnh), thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Dự án đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh được đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng

Dự án đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh được đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng

Giai đoạn 1, Dự án có bề rộng nền đường 17 m, 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h, song sẽ giải phóng mặt bằng để phục vụ mở rộng 6 làn cho sau này.

Giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến cao tốc sẽ được đầu tư đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của đường cao tốc cấp 100, vận tốc thiết kế 100 km/h. Dự án sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh.

Được biết, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 6.200 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ODA từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc 4.462 tỷ đồng (tương đương hơn 188 triệu USD); vốn đối ứng của Việt Nam 1.747 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong 5 năm, khi hiệp định vay có hiệu lực.

Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh được đầu tư kết nối thông suốt toàn tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Cà Mau, cao tốc Chơn Thành - Rạch Giá (Rạch Sỏi - Kiên Giang), góp phần giảm tải cho quốc lộ 1, kết nối giao thông với các trục dọc - ngang, nâng cao hiệu quả đầu tư của các dự án đã và đang triển khai.

Từ đó, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ kết nối giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và các tỉnh Long An, Đồng Tháp nói riêng.

Kim Khánh
Đấu thầu vàng miếng lần 7, lần đầu tiên hạ giá đặt cọc
Phiên đấu thầu vàng miếng thứ 7 trong năm nay sẽ diễn ra vào sáng mai 16/5. Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc là 87,5 triệu đồng/lượng, giảm 500 nghìn đồng so với phiên đấu thầu gần nhất.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại Đại hội, trong đó, lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ quyền hạn của UBCKNN
Tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ Tài chính, thay thế Quyết định số 48/2015/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Giá vàng bật tăng trở lại
Thị trường vàng trong nước chứng kiến một phiên tăng giá mạnh mẽ vào sáng ngày 15/5. Sau 2 ngày giảm liên tiếp, giá vàng SJC đã bật tăng trở lại với mức tăng lên tới 1,3 triệu đồng/lượng.

SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) vừa được vinh danh tại nhiều giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế gồm: Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam (Vietnam Report); Top 50 doanh nghiệp dẫn đầu năm 2024 (The Silicon Review - Mỹ)...

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng miếng SJC
Hạ giá sàn vào phút chót, Ngân hàng Nhà nước đã bán được 8.100/16.800 lượng vàng miếng SJC trong phiên đấu thầu sáng nay. Đây là lượng vàng miếng được đấu thầu thành công cao nhất trong 3 phiên gần đây.

Đến 2030, Việt Nam có tối thiểu 10 doanh nhân là tỷ phú thế giới
Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.