Chuyên mục


Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

16/04/2024 11:07 (GMT +7)

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa làm việc với UBND TP.Hà Nội về chuyên đề giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023".

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, Hà Nội đã nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải tích hợp trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của quy hoạch chung Thủ đô, đồng bộ với quy hoạch Thủ đô; trong đó bổ sung 24 tuyến giao thông kết nối các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô. 

Đối với đường sắt đô thị, ông Tuấn cho biết, thành phố sẽ quy hoạch phát triển 14 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 550 km. Hệ thống đường sắt đô thị này sẽ là "xương sống" của giao thông đô thị, Và với tuyến BRT, theo điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô, thành phố sẽ thay thế tuyến BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Đồng thời, trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung cao độ nguồn lực để hoàn thành 7 dự án đường vành đai, các trục đường hướng tâm, kết nối vùng. Đồng thời, thành phố cũng chuyển đổi các phương tiện xanh, sạch; nâng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 - 2026 lên khoảng 30%.

Theo điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô, thành phố sẽ thay thế tuyến BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô, thành phố sẽ thay thế tuyến BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị

Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở GTVT TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, trên địa bàn hiện có 156 tuyến xe buýt, tiếp cận 30/30 quận, huyện, thị xã, kết nối 6 tỉnh, thành phố lân cận. Đến năm 2023, số điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô giảm xuống còn 33 điểm. Và tiến tới trong năm 2024, ngành giao thông tập trung xử lý 5 điểm đen về tai nạn.

Thảo luận tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát đánh giá TP. Hà Nội đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng, chống ùn tắc giao thông; tình hình tai nạn giao thông giảm dần cả 3 tiêu chí; ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của người dân có bước chuyển biến tích cực hơn.

Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong cho rằng, sức ép với giao thông tại Thủ đô là rất lớn với số lượng phương tiện đông, lưu thông trong giờ cao điểm rất khó khăn; hạ tầng giao thông, quỹ đất cho giao thông còn hạn chế; việc thi công các công trình, dự án trọng điểm về giao thông vẫn bị kéo dài.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Trịnh Xuân An nêu vấn đề, liệu thành phố có thực hiện quy hoạch 8 tuyến BRT còn lại hay không khi có nhiều ý kiến trái chiều? Nếu thực hiện thì cần rút kinh nghiệm điều gì khi hạ tầng BRT ảnh hưởng đến giao thông.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết trong giai đoạn 2009 đến 2023, đặc biệt từ khi mở rộng địa giới hành chính, cả 7/7 tuyến cao tốc hướng tâm (hơn 110 km, 8/8 tuyến quốc lộ hướng tâm với gần 245 km) đã được đầu tư, đưa vào khai thác.

Bảy tuyến đường vành đai đã và đang được đầu tư, trong đó vành đai 4 với vai trò chiến lược đối với toàn bộ vùng Thủ đô đã khởi công vào tháng 6/2023. Bốn trục kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh gồm: Hồ Tây - Ba Vì; Tây Thăng Long; Ngọc Hồi - Phú Xuyên; Hà Đông - Xuân Mai cũng đang được khẩn trương đầu tư.

Việc đầu tư hình thành các tuyến cao tốc trên góp phần kết nối giao thông, phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho các hành lang kinh tế quan trọng khu vực phía Bắc. Đó là Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh; Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội; Hà Nội - Thái Nguyên...

Tuyến BRT số 01 Kim Mã - Yên Nghĩa được Hà Nội đưa vào hoạt động từ tháng 12/2016 với tổng mức đầu tư trên 55 triệu USD (khoảng 1.100 tỷ đồng). Tuyến BRT số 01 có chiều dài hơn 14km, sử dụng 55 xe buýt loại 80 chỗ với giá hơn 5 tỷ đồng/xe.

Dự án được thực hiện bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới với mục tiêu cải thiện tình trạng ùn tắc, ô nhiễm; làm nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng; thúc đẩy người dân chuyển từ xe cá nhân sang phương tiện công cộng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, sau nhiều năm vận hành, tuyến buýt nhanh chưa đáp ứng được kỳ vọng. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, tuyến buýt này đang gây bất cập, lãng phí hạ tầng giao thông khi chuyên chở được ít nhưng chiếm nhiều diện tích đường.

Lưu Trang
Tìm thấy nạn nhân cuối cùng vụ lật thuyền Sông Chanh
Thông tin từ UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, các lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng mắc lại trong bè nuôi hàu của người dân, ở khu vực gầm cầu cao tốc Sông Chanh 2, cách vị trí thuyền đắm khoảng 2km.

Thủ tướng Chỉnh phủ yêu cầu tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền ở Quảng Ninh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Nỗ lực ứng cứu nạn nhân vụ lật thuyền nan ở Quảng Ninh
UBND phường Hà An (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30 sáng 25/4, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan.

Nhà cao tầng 'mọc' bên sông Cầu
Việc người dân tự ý xây nhà trên mái đê dọc tuyến sông Cầu thuộc địa phận xã Tam Đa (Yên Phong, Bắc Ninh) đã gây ảnh hưởng rất lớn tới hành lang thoát lũ.

Máy xúc tấp nập khai thác tài nguyên trái phép ở huyện Mai Sơn
Chủ tịch xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết, do mới về làm chủ tịch được mấy tháng nên chưa nắm rõ tình hình nhưng cũng đang nghi đây là đất rừng...

Đóng cửa 2 nút giao cao tốc Mai Sơn – QL. 45
Hai nút giao Thiệu Giang và Đồng Thắng thuộc cao tốc Mai Sơn – QL. 45 tạm dừng hoạt động chỉ sau hai ngày đấu nối đưa vào sử dụng, dự kiến sẽ mở lại vào dịp lễ 1/5.

Xe chở thải từ Dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long gây ô nhiễm
Công ty Cổ phần đầu tư Bất động sản Hạ Long đang xin gia hạn dự án này, nhưng hàng ngày vẫn có hàng loạt xe tải cỡ lớn chở đất rơi vãi, bụi bẩn suốt tuyến đường... khiến người dân vô cùng bức xúc.